Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 146: Đến Vạn Ninh



Bố Chính thành.

Ngô Khảo Ký ôm ấp Lý Từ Huy trong lòng hắn đang nhíu mày tự hỏi, Ảnh đã quá lâu rồi không xuất hiện. Hắn rất yêu Tù Huy, nhưng hắn cũng nhớ tính cách kia của cô. Ảnh có một sự hấp dẫn ma mị vô cùng.

Nhưng Ngô Khảo Ký không biết rằng, để “nuôi sống” ảnh cần cảm xúc mặt trái của Lý Từ Huy, nhưng lúc này Ngô Khảo Ký giải khai nỗi lo lắng trong lòng của Lý Từ Huy. Thêm vào đó cả hai bên mặn nồng tình dục bằng cách đó. Ngô Khảo Ký vẫn thỏa mãn, Lý Từ Huy thì tràn đầy hạnh phúc do đó khả năng Ảnh tỉnh lại sẽ còn lâu và rất lâu sau đó.

“ Anh phải bắc thượng thật sao? Chỉ cần kiếm cớ ở lại Bố Chính là được mà..”

Lý Từ Huy là nói thật với địa vị của Ngô Khảo Ký lúc này hắn nếu tìm cách chối bỏ trách nhiệm thì có không ít 1000 lý do để ở lại Bố Chính. Nhưng hắn có thể làm như vậy sao?

“ E rằng không được, lần này bắc thượng trong lịch sử người Việt tử thương thảm trọng, mười đi về chẳng được 4-5. Là thân nam nhi Việt tộc lại có năng lực giúp đỡ dân tộc. Anh buông bỏ không được… Tân Bình Lộ chỉ có thể dựa vào em. Nhớ không được tự ý làm càn như việc thành lập Đông Xưởng Cẩm Y Vệ. Có chuyện dân chính thì bàn cùng Lê Văn Toản Vũ Tường Yên. Chuyện quân sự thì bàn cùng Đỗ Liễm, Đinh Quý. Ngô Văn Võ…” Ngô Khảo Ký càm ràm, hắn phải xa Bố Chính lúc này thật không nỡ nhưng không thể không đi.

“ Người ta biết rồi, nói đến lần thứ mấy tỷ rồi đó… Chuyện Đông Xưởng là lúc ta cao hứng chút chút…..” Lý Từ Huy bĩu môi.

“ Chuyện này cực kỳ hệ trọng. Đông Xưởng, Cẩm Y Vệ, Lục Phiến Môn đã thành lập rồi cho nên tạm thời để đó cùng phát triển, nhưng đám người này sự trung thành vẫn là dấu hỏi to lớn. Thực tế trong tay Anh có một lực lượng đó chính là Hắc Y Vệ đã thành lập từ lâu đám người này chỉ có 150 người cùng gia đình quyến thuộc là những người đã theo anh từ lúc đầu khởi nghiệp về lòng trung thành thì không cần nói nhiều… Anh giao cả cho em..”

“ Nhiệm vụ của đám này là trồng cây Anh Túc và sản xuất thuốc phiện thứ này anh đã quy hoạch tại một thung lũng khá bí ẩn ở thượng nguồn sông Cẩm. Lần này công phá người Anak Đê em cho 500 tên khỏe mạnh lên đó làm lao dịch… xây dựng đồn điền với hàng rào cao lớn và quyết không để một tia hạt giống Anh Túc lọt ra ngoài… em có hiểu ý anh không?” Ngô Khảo Ký rất cẩn thận trong vấn đề quản lý cây Anh Túc và gần như cả Bố Chính không thể một người phát hiện ra vị trí trồng Anh Túc. Chỉ cần ai hỏi nhiều về vấn đề này tất nhiên sẽ bốc hoi không cần phải ý kiến thêm một hai.

“ Em hiểu rồi… chuyện này anh yên tâm” Lý Từ Huy rất đau đầu, khoảng thời gian bên nhau không có bao lâu nữa mà Ngô Khảo Ký luôn càm ràm công việc và công việc.

“ Còn nữa…. ai a…. từ từ nói chuyện chính sự… đừng loạn… ai ai ai..” Ngô Khảo Ký thất thanh thở dốc Lý Từ Huy muốn ngăn cái miệng công việc của hắn lại chỉ có cách kia. Ngậm lấy thứ đó.

Ngày 23 tháng 9 bỏ lại sau lưng bao nhiêu bộn bề của Tân Bình Lộ, Ngô Khảo Ký lên rồi đội chiến hạm có một không hai ở Đại Việt ngược Bắc mà tiến.

Đây là lần đầu tiên linh hồn này của Ngô Khảo Ký thực hiện một chuyến hải trình xa như vậy. Hơn 500 km từ Bố Chính tới Vĩnh An. Và Ngô Khảo Ký không có ý đồ ghé qua Thăng Long một chút nào.

Đội chiến hạm của Bố Chính rất khác biệt so với các chiến hạm khác ở Đại Việt vì bọn này trực tiếp đều là Chiến hạm của người Mã Lai, đặc điểm thô to và cừng cáp, nhưng ít đi sự dẻo dai và linh động.

Ngô Khảo Ký lần này nhận được rất nhiều bổ túc kiến thức hàng hải từ Lý Từ Huy. Hắn cầm theo hai đại sát khí trong tay đó là bản đồ hàng hải cùng khinh lục phân mà Lý Từ Huy chuẩn bị cho hắn.

Đầu tiên bản đồ hàng hải là Lý Từ Huy vẽ ra theo trí nhớ, tuy không quá chính xác đến từng chi tiết nhưng đại khái các vùng miền tỉ lệ không quá xê dịch nhiều. Đặc biệt bản đồ có phân chia kinh độ vĩ độ rõ ràng. Cũng như đã nói ở trên, đây chỉ là bản đồ mang tính ước lệ do một sinh viên hàng hải vẽ lại. Nhưng nó lại là đại sát khí trong thời đại này và được giữ bí mật như bảo bối. Thứ này mà rơi vào tay quân địch thì đảm bảo Đại Việt nếm đủ.

Đại sát khí thứ hai đó chính là kính lục phân sextant, thứ này đối với hàng hải người chẳng có gì lạ cho dù thế giới hiện đại có GPRS thì trong các bộ môn học vẫn có hướng dẫn cặn kẽ về sextant, thứ này chỉ có xác định được vĩ độ, nhưng kết hợp cùng map fake của Lý Từ Huy cùng la bàn thì Ngô Khảo Ký muốn lạc cũng khó.

Về nguyên lý cấu tạo thì Ngô Khảo Ký không cần biết hắn chỉ cần học cách sử dụng để tính toán vị trí bản thân trên biển mà thôi.

Có hai đại sát khí này có thể nói vùng biển Đông Nam Á và Đông Á nếu không có bão Ngô Khảo Ký dám đi ngang. Dĩ nhiên đó là về mặt lý thuyết, trên thực tế Ngô Khảo Ký đang ngày ngày học hỏi từng chút một từ cuốn sổ tay tri thức hàng hải mà Lý Từ Huy đưa cho.

Cái này gọi là lâm trận mới mài đao. Và Ngô Khảo Ký đang mài không biết mỏi mệt.

Cách bờ biển Đại Việt tàm 50km là một dòng hải lưu có chiều bắc nam, cái này Lý Từ Huy đã vẽ rõ trên bản đồ, do vậy đi ngược Bắc chỉ có thể bám sát bờ biển.

Cấu trúc buồm của người Mã Lai nói chung cũng như người Châu Á nói riêng lúc này vẫn chưa đủ để có thể sử dụng nguyên sức gió để di chuyển với các thuyền cỡ lớn.

Vì là thuyền Chiến cho nên với chiều dài đến 45 m nhưng chỗ rộng nhất cũng chỉ 7m kết cấu này đảm bảo tốc độ linh hoạt nhưng lại khó có được độ ổn định. Nói chung không thể có gì là tuyệt đối hoàn hảo. Cấu trúc thuôn dài của chiến hạm cũng giảm đi trọng tải của nó.

Cỡ như cùng cỡ dài 45 m thuyền lớn này thì thuyền buôn có thể trọng tải lên đến 350 tấn nhưng, trọng tải của đạn hạm lúc này cũng chỉ đạt 200 tấn. Nhưng kể cả như vậy thì diện tích buồm của 3 cột cũng không đủ để cho chiến hạm này có được vận tốc tốt trên biển.

Tiêu chuẩn cho một chiếc chiến hạm thuyền buồm lờ đờ là chỉ cần 0,65m2 cho một tấn giãn nước. Nhưng chiến hạm của người Mã đạt tới 3 cột buồm hai cột chính đã có tới 500m2 tổng buồm, tức là trung bình 2,5m2 cho một tấn giãn nước nếu thuyền này trở đầy hàng. Do đó tốc độ thuyền chiến Mã Lai trên biển khá là nhanh đạt tới 5 hải lý/ giờ khi trời lặng gió. Đây chính là điểm đặc biệt của chiến Hạm Mã Lai đáng cần học hỏi. ( hai cột buồm chính cao 25m và rộng tàm 10m).

Chiến hạm cỡ lớn này có 350 nhân viên bao gồm 80 tay chèo và 270 chiến sĩ.

Trung hạm của người Mã còn chạy nhanh hơn nữa vì tải trọng chỉ có 90-100 tấn nhưng buồm lại khá nhiều, số lượng có 40-50 tay trèo và 100 chiến sĩ. Lần này Ngô Khảo Ký mang đi phía Bắc 25 đại Hạm, 22 trung hạm và 10 thuyền buôn trở trang thiết bị lương thực cùng vật liệu chiến tranh. Nhân viên thì có 5000 Mã Lai binh nô lệ đã định cư tại Bố Chính, 5000 binh sĩ Mã Lai Ngô Khảo Ký mượn của Medang trên danh nghĩa là thuê mướn. Số còn lại Ngô Khảo Ký đuổi hết về cho tên nghĩa đệ nuôi nấng. Bố Chính đã không còn nhiều lương thực nữa rồi. Đó là về thủy thủ hải chiến, gĩ nhiên Ngô Khảo Ký mang theo 100 cận vệ quân cùng 1900 tên Châu Âu Binh to lớn.

Vì có đoàn thuyền vận tải chạy chậm cho nên duc xuôi gió thì cả hạm đội cũng chỉ có thể đi 5 hải lý/ giờ. Nhưng ít nhất một ngày cũng đi được 50 hải lý tức là cả 100km.

Hai ngày Ngô Khảo Ký bò được đến Diễn Châu. Nhưng lúc này lại gặp khối gió Đông Bắc trong vịnh bắc Bộ. Vật cả cả đoàn chiến hạm chỉ có thể lượn theo đường zich zắc cùng trèo thuyền để tiến lên. Một ngày bò không nổi 20 hải lý.

Thời gian này cũng là thời gian học hỏi kinh nghiệm đi biển rất nhiều.

Tháng 9 đã bước vào mùa mưa bão, chuyến hành trình này gian nan vô cùng. Chỉ cần trời hơi mưa hơi nổi giói thì Ngô Khảo Ký cũng phải tìm cảng ẩn núp, cái thời này làm gì có dự báo thời tiết, nếu liều mình mà đi nhỡ may giữa khơi gặp Bão lớn thì chết cả đám.

Vậy là hạm đội luôn phải ghé thăm các cảng biển lớn nhỏ dọc theo ven biển. Trong mắt các thế lực thì Ngô Khảo Ký đang thị uy sức mạnh, Vì hạm đội của hắn khá khủng khiếp nếu so sánh với bất kỳ thế lực đơn lẻ nào ngoài triều đình.

Bò như sên, vừa đi vừa nghỉ tránh mưa gió giông tố. 21 ngày Ngô Khảo Ký mới phong trần tới được Vĩnh An, hoàn thành chặng đường 500km. Tức là mỗi ngãy Ngô Khảo Ký tính trung bình chỉ bò được 23 km trên biển mà thôi. Một con số không lấy gì làm tự hào cho lắm. Nhưng đó là tất cả những gì hạm đội Bố Chính có thể làm trong thời điểm này.

Ngày 11 tháng 10 năm Thái Ninh Thứ 5.

Quân cảng Vĩnh An ( biển Hải Phòng ngày nay) nhốn nháo một phen kinh ngạc.

Không kinh ngạc sao cho được khi lực lượng của một Lộ lại có thể có được hạm đội quá hoành tráng cho được. Rất nhiều người rỉ tai nhau đó là hạm đội của Tam Phật Tề do Trấn Thủ Tân Bình Lộ mượn về. Nhưng kể cả “mượn” thì cũng khiến cho quân sĩ Đại Việt ở nơi này khá kính nể.

Đừng nhìn đội chiến hạm của Bố Chính chỉ có hơn 50 chiếc, còn chiến hạm Đại Việt tổng cộng cả 500 chiếc. Nhưng thuyền chiến của Đại Việt nơi này lẫn lộn cả thuyền buôn và thuyền cá bị chưng dụng. Thực tế chiến hạm của quân chính quy Đại Việt chỉ có 250 chiếc lớn nhỏ không đều, Trong đó nếu để so sánh cùng đám chiến hạm của Bố Chính thì chỉ có hơn trăm chiếc mà thôi.

Tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng khi mà quân Đại Việt đầu tư chính là thủy binh đánh trên sông nước, thuyền không cần quá to nhưng linh hoạt cùng tốc độ cao, buồm nhỏ nhiều trèo. Còn Mã Lai là đất nước xung quanh biển cả phát triển hàng hải buô bán cùng hải chiến cho nên sự sai biệt về mục đích quân sự là khác rõ.

Nhưng trong một cuộc đột kích viễn chinh đường Biển này thì rõ ràng các chiến hạm Mã Lai sẽ là tốt hơn về mặt công năng so với chiến ham Đại Việt ở thời hiện tại.

Được tin báo hạm đội Tân Bình Lộ cập bờ, ngay cả Lý Kế Nguyên Thân Vương Thủy Sư Đô Đốc Đông Hải Lộ Hải Đông cũng tự thân mình ra đón.

Có thể nói Ỷ Lan Thái Hậu có vẻ không quá xem trọng Ngô Khảo Ký. Nhưng Lý Kế Nguyên thân là binh gia người làm sao có thể không nhìn ra khúc mắc thâm sâu trong chuyện này. Ông không tin Ngô Khảo Ký chỉ là hữu danh vô thực dựa vào may mắng. Nếu Ngô Khảo Ký chỉ có tiền và ngọc lộ tửu thì chưa đáng để Vua Medang từ ngàn dặm gửi hạm đội đến hỗ trợ.

Chứng kiến rồi hạm đội Tân Bình Lộ thì Lý Kế Nguyên mới thực sự cảm thấy rung động, ông chưa hiểu cách chiến đấu của người Mã Lai nhưng ông có thể nhìn ra một hai những chiến hạm này thức sự rất mạnh nếu giao chiến trên biển.

“ Ha ha Tân Bình Hầu đường xa vất vả, Doanh trại cho quân của ngươi bản vương đã chuẩn bị…. Đi theo ta tới quân trướng… tiệc rượu đã bày sẵn tảy trần cho ngươi.” Lý Kế Nguyên không tỏ ra vẻ bề trên mà cầm tay Ngô Khảo Ký kéo vào doanh trại.

Quân Tân Bình Lộ sẽ đến thì Lý Kế Nguyên đã nhận được thông tin từ lâu, khoái thuyền Bố Chính đã đến và thông báo sẵn trước đây vài ba ngày, quân số, thuyền bè thông tin đều đủ. Dĩ nhiên Lý Kế Nguyên đã chuẩn bị đủ cho Ngô Khảo Ký rồi.

“ Mạt tướng đa tạ Vương gia hậu ái.” Ngô Khảo Ký cũng không làm kiêu hắn lấy lễ vãn bối mà đối đáp Lý Kế Nguyên.

Lý Thường Kiệt đã dặn rồi hoàng gia có mấy nhân vật tính cách thẳng thắng đáng giao lưu đứng đầu là vị này Lý Kế Nguyên, tiếp theo Là Lý Hoàng Chiêu và Lý Chiêu Văn.

“ Ngô Văn Sơn ngươi theo chỉ đẫn của thiên tử binh để sắp xếp người ổn thỏa, một cấm gây chuyện, hai cấm uống rượu, Ai vi phạm quân pháp nghiêm trị…” Ngô Khảo Ký nghiêm mặt ra lệnh cho thân tín sau đó vội vã đi theo Lý Kế Nguyên.

Lý Kế Nguyên một người đàn ông trung niên tầm thước cỡ gần 40 tuổi, râu để dài ngương mặt chứ quốc mắt mũi sáng da hơi ngăm đen. Lúc này ông ta đang vui vẻ kéo theo Ngô Khảo Ký và giới thiệu cùng đám quân tướng trong lều trại.

“ Vị này là Trấn thủ Lộ Hải Đông Phạm Văn Toàn, Vị này là Trấn Thủ Lộ Khoái Đặng Tường Văn, Vị này Châu Mục Vĩnh An Ngô Thường Võ, Vị này Thứ Sử Lộ Hồng Đỗ Vân Siêu…..” Lý Kế Nguyên không nhanh không chậm giới thiệu từng người một cả thảy có hơn 14 người đều là các đại nhân vật một phương ở phía Bắc hoặc Đông Bắc.

“ Mạt tướng Ngô Khảo Ký trấn thủ tiểu lộ Tân Bình kính chào các vị đại nhân” Ngô Khảo Ký tư thế rất thấp tự xưng mình là tiểu lộ trấn thủ.

Nói thật chức quan của hắn ở đây chẳng thua kém ai cũng đều là trấn thủ một phương. Nhưng Ngô Khảo Ký biết mình trẻ tuổi là điểm thứ nhất, lạ mặt là điểm thứ hai. Tân Bình là lộ mới nhỏ bé là điểm thứ ba, do đó hắn cố tình điệu thấp và khiêm tốn.

Ở đời có câu không ai đánh mặt cười, Ngô Khảo Ký thành thâm thành ý lấy lễ vãn bối đối vớt đám người này. Ngay cả có những Châu Mục chức quan còn bé hơn hắn. Cho nên đám người này không có lý do gì để làm khó Ngô Khảo Ký cả. Tất nhiên ở đây có họ Dương người sẽ không ưa gì Ngô Khảo Ký nhưng trước số đông người thái độ tên này sẽ phải nhịn đi.

“ Ồ Ký Trấn thủ tuổi trẻ tài cao, mới lập công lớn cho triều đình nhưng không kiêu căng a… tuổi trẻ mà vậy thật quý..” Trấn thủ Lộ Hải Đông Phạm Văn Toàn cười cười vỗ vỗ vào cánh tay Ngô Khảo Ký khá thân mật.

“ Hiếm có hiếm có… tại hạ Thứ Sử Lộ Hồng Đỗ Vân Siêu.. có dịp mời Ký Trấn thủ đến doanh trại của ta thưởng lãm..”

“ Ha ha… khiêm tốn là tốt… nhưng tuổi trẻ cần huyết tính, có công lao thì nên kiêu căng một chút..” Đặng Tường Văn một người đàn ông cao lớn khá thô kệch với chòm râu quai nón lởm chởm vỗ vào lưng Ngô Khảo Ký mà nói… Lão này có phần là thật lòng nhất ở đây a.

“ Khảo Ký hiền điệt có tiền đồ…” Ngô Thường Võ lại gần Ngô Khảo Ký mà chào hỏi, người này chính là tam thúc của Ngô Khảo Ký em trai thứ 4 trong gia đình họ Ngô.