Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 190: Hố siêu to khổng lồ CHO NGÔ KHẢO TƯỚC



Tiễn đưa rồi Trịnh Cao lên đường làm nhiệm vụ thì Ngô Khảo Ký cũng xả một bài lên đầu Ngô Khảo Tước về tội ăn nói bố láo mãi không sửa.

Vốn dĩ Ngô Khảo Ký muốn tụ tập chúng tướng để bàn chuyện tiến hay thủ Ải Côn Lôn thì một đám khách nhân bí ẩn xuất hiện khiến cho Ngô Khảo Ký phải dừng lại công việc để “đón tiếp”.

À ừ đám khách nhân này quá quan trọng cho nên Ngô Khảo Ký không thể không dành thời gian. Không ai khác đây chinh là Vương thị tại Quận Phúc Kiến.

Vương Thị lúc này rút kinh nghiệm, cử đến một tộc lão hom hem gần đất xa trời, nói chung là gió lay có thể tử bất kỳ lúc nào. Lão giả này có tên Vương Kế Tổ. Nói thế nào nhỉ, Vương kế tổ chính là thập cổ la hy lão giả trong hàng ngũ Vương thị từ đời Mân quốc còn sót lại, hắn chính là cùng thế hệ với cả Mân Khang Tông Vương Kế Bằng.

Có người nói Mân Khang Tông Vương Kế Bằng chết từ trăm năm trước thì làm sao Vương Kế Tổ có thể là cùng thế hệ với hắn được. Việc chung thế hệ ở đây là chung bối phận, tức là cùng tên lót chữ Kế, nhưng thực tế trong những đại gia tộc này bàng chi rất nhiều, số lương con cháu khổng lồ cho nên việc một người hơn kém nhau vài chục tuổi chung bối phận là chuyện bình thường lắm. Cho nên Vương Kế Bằng chết ở tuổi 18 cả trăm năm mà đến nay vẫn còn bối phận chữ Kế sống sót vẫn là chuyện thường.

Cử Vương Kế Tổ đi đàm phán cùng Ngô Khảo Ký là Vương thị sợ rồi cách làm việc con mẹ nó quá sức bá đạo của người Đại Việt. Không hợp là bắt cóc tống tiền, cho nên lần này bọn họ cử đến Vương Kế Tổ, gần đất xa trời. Có giỏi thì Ngô Khảo Ký bắt cóc luôn Vương Kế Tổ chẳng được ba ngày Vương Kế Tổ nằm ra đó dãy chết thì cùng hết tác dụng.

Được thôi, lần này Ngô Khảo Ký cũng không cường ngạnh, nói chung là cũng lên kinh lão một chút đắc thọ, vả lại nhân vật bàng chi như Vương Kế Tổ không đủ trọng lượng để Ngô Khảo Ký ra tay.

“ Bốn vạn thớt vải thô, thợ thủ công may vá 300 người...” Vương Kế Tổ cau mày hỏi lại Ngô Khảo Ký về ưu sách thả Vương Đạo Hàn cùng việc giải cứu Tống Kiệt.

Vương Kế Tổ thực sự hết sức bất ngờ về yêu cầu này của Ngô Khảo Ký không phải vì nó quá đắt đỏ mà nó quá đơn giản. Điều này khiến lão cáo già thành tinh như Vương Kế Tổ cũng không thể hiểu nổi lý do quanh quấn trong đó.

Bốn vạn thớt vải bông tính ra chỉ có tầm hơn một vạn lượng bạc, đối với Vương thị gia tài tính bằng triệu triệu thì đó chỉ mà một sợi lông trâu. Nhưng nếu chỉ vì vạn lượng bạc tại sao vị này tướng quân có vẻ am hiểu hòa nhã “kính già yêu trẻ này” lại có hành động dã man bắt cóc Vương Đạo Hàn?

Vương Kế Tổ không biết được rằng đối với Ngô Khảo Ký thì tiền chỉ là con số, còn hàng hóa vật tư đối với Ngô Khảo Ký mới là quan trọng. Đối với Vương Thị thì 4 vạn thớt vai bông tính ra chỉ tầm 1.5 vạn lượng bạc, nhưng đối với Ngô Khảo Ký lúc này số lượng đó vải bông chính là vô giá.

Quân của Ngô Khảo Ký còn đánh nhau ở phương bắc rất lâu, và vấn đề quần áo ấm luôn luôn là vấn đề cấp thiết của quân Đại Việt nói chung và quân Bố Chính nói riêng.

Nói thực Ngô Khảo Ký đã có chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng cho lần chiến tranh này ở phương Bắc. Nhưng kiến thức lịch sử đã hại chết Ngô Khảo Ký. Hắn trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến chuyện Lý Thường Kiệt sẽ như trong lịch sử, đánh xong Ung Châu rút quân về xây đựng phòng tuyến sông Như Nguyệt.

Nhưng lúc này việc đánh đấm của quân Đại Việt hình như đã vượt qua quá nhiều giới hạn, và Ngô Khảo Ký chưa nhìn thấy bất kì dấu hiệu nào hạ nhiệt rút quân cả. Thậm chí vệc Thân Cảnh Phúc đẩy mạnh ở cánh phía Tây khiến cho Ngô Khảo Ký mường tượng đến việc hắn sẽ bị kẹt ở phương bắc cực lâu.

Bố Chính cái gì cũng phát triển riêng ngành công nghiệp dệt may là không phát triển, hay nói đúng hơn là chưa phát triển.

Không nói riêng gì Bố Chính mà mấy quốc gia phương nam ( trừ Đại Việt) không có nhiều quốc gia chú trọng đến phát triển dệt may. Ở cai nơi mà chỉ có nóng và nóng thì việc phát triển may mặc dĩ nhiên chỉ dừng lại ở mức đủ phục vụ cho hoàng thân quý tộc trong nước mà thôi. Nếu thiếu quá thì nhập khẩu một ít từ Đại Việt hoặc Đại Tống. Cho nên Ngô Khảo Ký đúng là thiếu thốn về mặt này, do đó hắn đòi 4 vạn thớt vải bông là có lý do cả.

“ Đại tướng quân, Lão hủ thay mặt cho Vương Thị đồng ý yêu cầu này của tướng quân, nhưng bố vạn thớt vải là một khối lượng khổng lồ, lúc này ra biển tạm thời không được vì thời chiến tranh quan gia cấm biển ngặt ngèo…” Vương Kế Tổ ra vẻ khó sử móm mém nói chuyện.

Ngô Khảo Ký cười nhạt. Con mẹ nó Vương thị còn muốn phản Tống há sợ ba cái cấm biến này nọ của đám thủy binh Chiết Giang. Mà không chừng thủy binh Chiết Giang đã bị nhà này thẩm thấu rồi. Chẳng qua đám này Vương Thị sợ vận chuyển một đống hàng hóa lớn giao tế cùng quân Đại Việt sẽ bị phát hiện rồi lòi dấu chân ngựa thôi. Cũng chính vì lý do này mà Vương Thị không cung cấp đủ nổi lương thực cho Lưu Kỷ mặc dù Lưu Kỷ đã trả giá cao thu mua lương thực.

“ Vương lão, người mắt sáng không cần vòng vo, cái khó của các vị bổn tướng hiểu. Thế này đi, các vị cho tập kết hàng ở Kim Môn, bản quan tự mình qua lấy, chỉ cần diễn như một cuộc đánh phá bờ biển cướp hàng là được….” Ngô Khảo Ký không vòng vo tốn thời gian với tên này. Nếu bọn họ không dám đưa đến thì Ngô Khảo Ký xua quân đến lấy là được.

“ Ý của đại tướng quân là” Vương Kế Tổ vẫn còn hơi không theo kịp suy nghĩ hơi nhảy của Ngô Khảo Ký.

“ Các vị chẳng qua sợ hãi nếu trắng trợn giao dịch cùng quân Đại Việt thì có người trong triều Tống mắm được thóp mà thôi. Đơn giản các vị cứ tập trung hàng ở cảng Kinh Môn. Tại hạ đem quân đến đánh một hồi ‘cướp hàng’ của Vương thị là được, lý do này hẳn là không ai có thể đổ tội lên đầu Vương Thị chứ?” Ngô Khảo Ký cười cười mà hỏi.

Nói thật Ngô Khảo Ký lúc này hải quân binh hùng tướng mạnh, nhất là sau khi nghe tin Lý Từ Huy vì lo lắng an toàn của Ngô Khảo Ký cho nên điều thêm 3 ngàn tân binh hải quân với trang bị hùng hậu đang tiến về Bạch Hải quân cảng. Có thêm lực lượng này Ngô Khảo Ký về mặt hải chiến dám cân cả Đại Tống. Cho nên việc đánh phá bờ biển Đại Việt vốn dĩ manh nha kế hoạch lúc này càng khiền Ngô Khảo Ký muốn thực hiện.

Thật đúng là hiền thê giữ nhà, trượng phu đi đánh trận cũng cảm thấy an toàn.

Thư báo đã đến tay Ngô Khảo Ký mấy ngày trước, quân Anak Đê của Gaurendraksmi không những đánh chiếm mấy Châu phía bắc của Chiêm thành mà còn đánh xuyên qua cả đèo Vân Hải nối liền với vùng đất Tây Nguyên tạo thành một dải thống nhất và tự lập quốc. Lúc này đau đầu lại là người Chiêm.

Quân Anak Đê sợ hãi Đại Việt thành bóng ma trong lòng cho nên với Đại Việt ngoan như chó cún. Gaurendraksmi sau khi đánh thông một dải với Tây Nguyên thì đã tự mình biết dâng tấu lên Ỷ Lan Thái Hậu xin làm chư hầu với việc cống nạp hàng năm. Dĩ nhiên chẳng có lý do gì Đại Việt từ chối Gaurendraksmi cả cho nên cũng “ ban” vùng đất hai châu Ô Lý cho Đê Man quốc.

Sự việc này dẫn đến phản đối dữ rội của Chiêm Thành vì Ô-Lý vốn thuộc Chiêm thành cho nên Đại Việt không có lý do gì để “ ban” cho người Anak Đê cả. Nhưng Đại Việt thâm độc phớt ngoài tai chuyện này, kệ cho Chiêm thành kêu gào vì họ biết lúc này Chiêm thành muốn gây sự với Đại Việt cũng không được. Thứ nhất Bố Chính thủ rất vững vùng phía Nam thứ hai tân quốc Đê Man đang gây chiến với Chiêm, từ đó người Chiêm thân mình còn lo không nổi thì trong thời gian ngắn đừng mong tạo nên sóng gió gì.

Sự hiểm độc của Đại Việt vương triều ở chỗ khi Đại Việt “ban “ cho Đê Man quốc hai Châu Ô -Lý có nghĩa là họ đã khẳng định chủ quyền của mình ở hai Châu này. Nếu muốn họ có thể “thu hồi” lại bất kì lúc nào ( khi mà Đại Việt không còn chiến tranh phía Bắc”.

Vùng Ô Lý giờ trở thành vùng đệm giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Đại Việt có thể e ngại Chiêm Thành quấy phá vì nước này có cả thủy bộ binh kết hợp. Nhưng Đại Việt lại coi khinh Đê Man vì cái tiểu quốc mới lập này chỉ có Bộ binh. Mà chỉ có bộ binh muốn gây hấn với Đại Việt là cực kỳ khó khăn. Địa hình toàn sông ngòi cắt ngang thế này không có thủy binh thì đừng mong đem quân gây sự nước khác.

Chính vì vậy Đại Việt một tay muốn dựng lên Đê Man để đối kháng Chiêm Thành khiến cho phương Nam yên ổn tạm thời để họ có để tập chung đánh phương Bắc.

Cũng vì có người Anak Đê làm loạn cho nên Lý Từ Huy dám gửi thêm 3 ngàn hải quân hỗ trợ cho Ngô Khảo Ký, chuyện này dĩ nhiên có cái bóng của hai tên quân sư quạt mo Lê Văn Toản và Vũ Tường Yên.

Không cần nghĩ nhiều cũng hiểu Đê Man quốc sở dĩ có thể vật tay đôi cùng quân Chiêm thành hoàn toàn là do Bố Chính buff đồ chiến đấu. Một loạt vũ khí sắt thép “chất lượng tồi” của Bố Chính được nhập khẩu không ngưng nghỉ vào Đê Man, đổi lại đó là đồng của người Anak Đê.

Người Anak Đê có đồng, có rất nhiều đồng, nhưng không có sắt, cho đến nay người Bố Chính dùng một cân sắt đổi hai cân đồng vời người Anak Đê.

Nữ vương Gaurendraksmi rất thỏa mãn, lần đầu tiên bọn họ có thể có một… vùng biển riêng của mình, có thể canh tác ở đồng bằng phì nhiêu không thiếu nước. Có thể thỏa thích tắm rửa mà không cần phải đắn đo tiết kiệm ngước để uống.

Có thể nói người Anak Đê không quen sinh hoạt ở đồng bằng, nhưng không có nghĩa họ hông biết đồng bằng tốt hơn cao nguyên. Chí ít lúc này người Anak Đê tự mình nấu muối mà không bị Chiêm Thành dùng muối khống chế. Thậm chỉ muốn người Anak Đê có thể tắm trong muối cũng được. Chính vì lý do này dù có chết thì Gaurendraksmi cũng cắn chặt Ô -Lý hai châu không bỏ.

Tác chiến với người Anak Đê thì quân Chiêm thành bó tay bó chân vô cùng, vì lực lương thủy binh hùng hậu của họ không thể leo núi chiến đấu. Đây là một cuộc chiến Đông _ Tây mà không phải là cuộc chiến Nam _ Bắc. Cho nên thủy binh, hải quân vô dụng. Trong khi đó lực lượng bộ binh tinh nhuệ nhất của Chiêm Thành đã bị Đại Việt đánh tàn. Số lương tân binh mới tuyển không đủ để thực hiện một trận chiến quy mô. Người Chiêm 3 triệu người Anak Đê gần 2 triệu tính ra nếu huy động toàn quân chênh nhau không nhiều.

Trước kia vì người Chiêm nắm giữ muối cùng vũ khí bằng sắt thép nên đè ép người Anak Đê, nhưng lúc này người Anak Đê cũng chẳng thiếu vũ khí sắt thép chất lượng tương đương người Chiêm Thành. Cho nên hai bên đánh nhau là cân sức cân tài, không ai làm gì được ai.

Thông tin này Ngô Khảo Ký cũng mới biết, và rất bất ngờ trước cách đưa đẩy xử lý chính sự của Lý Từ Huy. Vẫn biết bên cạnh Lý Từ Huy cõ Lê Văn Toản và Vũ Tường Yên hỗ trợ nhưng nếu người đứng đầu không quyết đoán cùng sang suốt thì thủ hạ có giỏi cũng vô dụng.

Nhưng có một chuyện mà Ngô Khảo Ký đang dấu diếm không dám nói ra. Ngô Khảo Tước lại bị hố thêm một lần. Lần đầu là Ngô Khảo Ký hố hắn cưới con gái của Trịnh Cao. Lần này vì tạo mối quan hệ tốt với Đê Man mà Lý Từ Huy hứa gả Ngô Khảo Tước cho Gaurendraksmi.

Phải không sai là gả Ngô Khảo Tước cho Gaurendraksmi chứ không phải là cưới vợ cho tên này. Tức là Ngô Khảo Tước lần này nếu về Bố Chính sẽ đi Ô _Lý ở rể. Nếu cái hố của Ngô Khảo Ký là sâu một trăm trượng thìlth đã đào một cái hố siêu to khổng lồ vài ngàn trượng rồi đá văng Ngô Khảo Tước vòa đó.

Thật ra sự việc này Ngô Khảo Ký cũng nhẩm đồng ý, Ngô Khảo Tước đi làm Thân Vương vủa Đê Man rất có lợi cho cả Bố Chính lẫn Đại Việt cho nên thôi thì đành ủy khuất thằng em đẹp trai này. Số phận quá hẩm hiu.

Quay lại với cuộc bàn bạc của Vương Kế Tổ và Ngô Khảo Ký rất nhanh đã cho ra kết quả, trong vòng 2 tuần người Vương Thị sẽ tập kết hàng ở Kim Môn. Đồng thời cũng vận động để quân Ngô Khảo Ký có thể dễ dàng tấn công nơi này và lấy đi hàng hóa. Yêu cầu là Ngô Khảo Ký một tay giao tiền một tay trả hàng, đưa Vương Đạo Hàn nguyên vẹn trở về.

Việc Tống Kiệt thì cũng được bàn bạc cẩn thận. Tô Giám có ý giết Tống Kiệt khi thành Ung Châu thất thủ điều này cả Ngô Khảo Ký và Vương thị đều biết chỉ là cả hai bên đều không nói. Vương thị đã lên kế hoạch tấn công phủ nha Ung Châu cứu ra Tống Kiệt trong thời khắc quyết định, họ đã an bài kĩ càng. Nhưng cứu được Tống Kiệt khỏi phủ nha sau đó thoát khỏi Ung Châu là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Trong thiên quân vạn mã của người Việt thì việc Vương Thị muốn đưa Tống Kiệt thoát đi là không thể, cho nên mới cần một người như Ngô Khảo Ký để móc nối gặp mặt tại địa điểm thích hợp trong thành sau đó yểm hộ người Vương thị cùng Tống Kiệt thoát ra ngoài.

Ngô Khảo Ký gật gù, hay cho Vương Thị kế hoạch hoàn hảo một giọt nước không lọt khe, nếu họ không tìm Ngô Khảo Ký mà tìm một kẻ khác trong Đại Việt tướng lãnh rồi dùng trọng kim mà mua bán có khi đã thành công rồi.

Chuyện này Ngô Khảo Ký vờ đáp ứng xuống còn việc giao ra Tống Kiệt cho Vương thị không? dĩ nhiên câu trả lời ai cũng hiểu.