Mộng Hoàng Đế

Chương 11



Dọc đường trở về, lão Hoàng trò chuyện với Đức Hạo rất vui vẻ, hoàn toàn xoá bỏ đi những nghi ngờ trước đó.

- Hoàng lão tướng không vì ta tuổi trẻ, lại chưa từng dẫn quân thân chinh mà phối hợp hành động, xin nhận một lạy của vãn bối Đức Hạo.

Kiến Đạt đỡ tay Đức Hạo:

- Hoàng tử thân phận cao quý, kẻ thất phu này sao dám nhận đại lễ của người. Đổi lại, ta cũng thấy thật may mắn khi được dưới trướng ngài, lối đánh này, trận chiến này, quả thật đã để lại cho Đạt ta nhiều kinh nghiệm.

- Hoàng lão tướng không cần khách khí. Có được ta ngày hôm nay cũng không thể bỏ qua công dạy dỗ của Đào sư phụ.

Hoàng gật đầu:

- Lão Đào thật có diễm phúc mới có người học trò toàn tài như hoàng tử.

Đức Hạo gãi đầu:

- Hoàng lão tướng quá khen.

Đó là hôm qua. Còn hôm nay, Hạo mặt mày xám xịt hệt như bầu trời đông. Lão Hoàng nhìn chàng trai hôm qua còn cười cười nói nói, hôm nay đã héo khô, khẽ hỏi:

- Hoàng tử trong người không khoẻ ư?

Hạo lắc đầu:

- Không, ta vẫn khoẻ, bộ ông thấy ta giống người ốm lắm sao?

- Vậy sao thần sắc người trông tệ vậy?

Đạt nhảy lên xe lương để nhìn cho rõ kẻ mạnh miệng trên chiến trường hôm trước lúc này đang co rúm ở một góc.

"Mặt đờ đẫn, sợ sệt, hoảng loạn, ngồi thu mình, chẳng lẽ nào là... "

Nghĩ đến đây, lão già bỗng cười lớn:

- Hoàng tử cứ nói, có phải là người bị ám ảnh bởi việc hạ thủ kẻ địch hôm trước không?

Hạo như bị người ta tìm ra điểm yếu, khẽ gật đầu, ngửa bàn tay trắng trẻo của mình, thập tứ nhỏ giọng hỏi:

- Ông có ghét ta không?

Đạt lắc đầu trả lời:

- Trên chiến trường, giết địch trả nợ nước là điều đương nhiên - ông ta chìa bàn tay chai sạn, gân guốc của mình ra - Nếu chỉ vì bàn tay đã nhuốm máu kẻ thù mà có thể quyết định vấn đề ghét bỏ hay không ghét, vậy thì người có ghét một lão đồ tể là ta không?

"Đồ tể vốn là từ dùng để chỉ người chuyên thịt gia súc, lão Hoàng lại tự nhận mình là đồ tể, chẳng lẽ đã xuống tay giết rất nhiều người ư? Lại còn nói ra một cách rất nhẹ nhàng nữa chứ, thiệt là đúng với bản tính máu lạnh của kẻ võ biền". Truyện Trọng Sinh

Thấy Hạo đưa ánh mắt sợ sệt nhìn mình, lão Hoàng tiếp tục trấn an:

- Người sợ ta, ta hiểu. Cũng không thể trách người được, một Phật tử như người vốn đã quen với việc không sát sinh, tự dưng giờ lại tự tay giết địch, đúng là làm khó người rồi.

"Ở thời đại của mình, tội của mình là tội giết người, đủ để lĩnh mấy án tử hình rồi. Còn ở thời đại này, một hoàng tử bị ruồng bỏ khỏi hoàng cung, sống như một cư sĩ, thì việc này đã coi như là phạm giới rồi"

Hạo nhìn ra ngoài đường cái quan, mông lung nghĩ, bất chợt thở dài hỏi:

- Thái úy đại nhân, ông nói ta nghe coi, trận chiến này là thắng hay thua?

Nghe cách xưng hô của Hạo, Đạt có chút khó hiểu nghĩ thầm "Hoàng tử sao đột nhiên thay đổi cách xưng hô vậy ta?". Lão Hoàng trở nên dè dặt hơn trong câu trả lời:

- Lão phu ta nghĩ là thắng. Là đại thắng!

Nói đến hai chữ 'đại thắng', Đạt không được mà hét lớn, Hạo quay vào lạnh lùng nhìn lão hỏi lại:

- Ồ, có vẻ như Thái úy đại nhân rất chắc chắn trận chiến này là đại thắng?

Lão Hoàng như bị dội gáo nước lạnh, giọng trở nên gấp gáp:

- Không... không, đây... đây chỉ là suy nghĩ của ta.

Bụng lão lúc này đã kích động vô cùng "Rốt cuộc là ta đã nói sai cái gì?", nhìn ánh mắt băng giá kia, lão thực chỉ muốn khóc mà thôi.

Hạo nén cười, đưa tay che miệng vờ ho vài cái mới từ tốn nói:

- Thái úy không cần phải căng thẳng vậy đâu. Ta cũng đâu có bảo là ngài nói sai đâu. Nhưng nếu như nói đây là đại thắng thì quả thật là thổi phồng quá rồi!

- Thổi phồng ư?

- Đúng vậy! Tổn thất một phó tướng, hơn ba ngàn binh lính chỉ để đổi lấy một chiến thắng, đó không thể coi là đại thắng được! Ông hiểu ý ta chứ, Thái úy đại nhân?

- Cách nghĩ của ngài, thật khác biệt so với lối nghĩ thông thường của mạt tướng ta. Nhưng người chắc hẳn cũng đã nghe qua câu "Chiến trường tàn khốc, đao thương không mắt, cái chết là điều bình thường"

- Hay cho câu "Cái chết là điều bình thường" - Hạo cười khẩy - Vậy ông nghĩ sao về những cô nhi, quả phụ ngoài kia? Ông nghĩ sao về những người bố, người mẹ tiễn con đi, đón bài vị con về? Là một người bố, ông có gia đình của riêng mình, ông ắt hẳn hiểu điều ta muốn nói chứ, ngài Thái úy?

- Ta hiểu ý ngài, hoàng tử! Là ta đã quá vô tình với những người lính này rồi, ta sẽ dặn đám thuộc hạ chú ý nhiều hơn tới điểm này!

Hạo nhớ tới ông nội mình, ông, cụ của những người bạn, những con người đã dành trọn tuổi xuân bồng súng, không nén được xúc động mà tiếp tục:

- Chiến tranh vệ quốc mới là chiến tranh chính nghĩa. Cuộc chiến ấy, dù có kéo dài bao nhiêu năm đi nữa, có bao nhiêu người ngã xuống đi nữa, thì chiến thắng cuối cùng vẫn là đại thắng. Còn trận chiến này, Thái úy liệu có cho rằng đây là chiến tranh vệ quốc không?

Đạt vô cùng ngạc nhiên trước lối suy nghĩ khác thường của Hạo, một lối suy nghĩ sâu sắc, toàn vẹn. Tất cả đều là những thứ mới mẻ trước đây chưa có ai nghĩ tới, nói tới, bàn tới. Mà điều này lại là được thốt ra từ miệng của một người tuổi chỉ mới tròn hai giáp.

- Hay cho khái niệm chiến tranh vệ quốc, chiến tranh chính nghĩa. Xem ra lão thất phu này không nhìn lầm người, cây tùng, cây bách của quốc gia.

Đạt cúi người, kính lễ nói. Đạt lại đưa tay vuốt mấy sợi tóc mai trắng rủ xuống nói:

- Mạt tướng ta già thật rồi! Tương lai của đất nước xem ra đều trông cậy hết vào thế hệ hoàng tử rồi!

Có tiếng ngựa hí. Lại có tiếng người quát lớn:

- Bảo tên phản quốc đó lăn ra đây!