Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)

Chương 45: Bắc tiến



Công việc chuẩn bị cực kì gấp rút vì thời gian không chờ đợi Nguyên Hãn việc Nam Kinh bị công hãm đến rất gần rồi. Mà con mồi béo nhất ần này của Nguyên Hãn là Kiến Văn Hoàng đế và con trai hắn Hoà Giản Thái tử Chu Văn Khuê. Có được hai kẻ này thì Nguyên Hãn đảm bảo hắn sẽ khuấy được cả Trung quốc thành một nồi lẩu thập cẩm, tha hồ cho hắn đục nước béo cò.

Đến giữa tháng 5 âm lịch năm 1402 thì mọi công tác chuẩn bị đã hoàn thành xong xuôi. Một tin rất đáng mừng đó là các công tượng thợ rèn vậy mà ngày đêm không nghỉ cũng đúc được them 8 khẩu Thần Công kích cỡ đạn 20cm. Không nói nhiều Nguyên Hãn vứt hết chúng lên tầng ba của Tướng Hạm bốn tầng. Vậy là trong đội ngũ bốn thuyền lớn cũng có đến hai thuyền được trang bị pháo mới. Với đội ngũ 227 thợ đóng thuyền Trung quốc và 52 thợ mộc rừng thần cùng 327 thợ mộc do ông cậu Lê Trung Trực hỗ trợ thì việc chế tạo những chiếc thuyền Mông Đồng nhỏ nhắn chỉ dài hơn 7,8 m quá thuận lợi. Mặc dù Nguyên Hãn đưa ra khái niệm mới về thuyền đáy nhọn Long cốt. Nhưng thông qua phác họa sơ qua của hắn vậy mà các công tượng tài ba này có thể đóng ra những chiếc thuyền cực kì chắc chắn.

Nguyên Hãn tử dò hỏi họ về sự so sánh giữa hai loại thuyền đáy vuông và thuyền đáy nhọn Long Cốt thì các công tượng đóng Thuyền trung quốc đưa ra một câu trả lời hết sức thuyết phục. Với kinh nghiệm lâu năm trong việc đóng thuyền thì họ đưa ra những nhận định mang tính chuyên môn cực cao.

Thuyền Long cốt nếu đóng to lớn chỉ có thể đạt đến 70m là tối đa. Vì không thể nào kiếm được một cây gỗ Tùng Sam hay Giẻ Đỏ có chiều dài vượt quá 100m. Thứ hai thuyền loại này hoàn toàn có thể chế tạo để đi trên song nước nếu làm thành dáy tròn hơn, góc nhọn bớt đi, khi đó mức ăn nước sẽ giảm xuống đáng kể. Tiếp đến cấu trúc Long cốt với những dẻ sương sường sẽ dàng đều lực vặn xoắn của sóng lớn, vậy ra thuyền này chịu gió bão mạnh gấp nhiều lần thuyền đáy bằng. Vì ngậm nước sâu nên độ cân bằng của thyền cực tốt do đó có thể làm thành 3 tầng mà không hề ảnh hưởng tới sự cân đối của thuyền. Nói tóm lại thuyền long cốt chỉ có một nhược điểm là kích thước mà thôi.

Nguyên Hãn yêu cầu họ có thể đóng một chiếc Long cốt dài 50m để đi biển không thì tất cả công tượng đều gật đầu có thể. Nhưng họ phản hồi lại rằng sẽ không thể cho ra được một kích thước hoàn toàn hợp lý do họ không hề có kinh nghiệm về mặt này. Tức là tỉ lệ dọc và ngang không thể dùng thuyền đáy vuông để áp dụng do đó rất khó để cho ra một mẫu thuyền có thể chống chọi tốt nhất với gió bão. Nhưng họ lại hoàn toàn tự tin với tay nghề làm mộc điêu luyện của mình có thể làm các khớp nối Long Cốt cực chắc chắn.

Nghe được thong tin này Nguyên Hãn quá là vui mừng hắn liền hì hục vẽ ra một cái thuyền buồm châu âu thế kỉ 15. Nhưng chỉ là bề ngoài mà thôi, kết cấu bên trong hắn không biết một chút nào. Cái hình vẽ này được mang ra mổ xẻ rất kĩ càng bởi ba nhóm công tượng gồm trung quốc thợ đóng thuyền, công tượng rừng thần, và thợ mộc của Lê gia. Về tỉ lệ gài rộng thì họ nhất trí đưa ra một con số tỉ lệ 3/1, Các cấu tạo thân thuyền rất nhanh đã được phác họa ra kế hoạch, Nhưng vấn đề tranh cãi vẫn là những cánh buồm vải chữ nhật gắn đầy ba cột buồm thì họ không thể làm được vì chúng cần một hệ thống dây kéo khác hoàn toàn của Á Đông. Những công tượng này không thể nghĩ ra phương án nào ngoại trừ trực tiếp nhìn thấy tận mắt. Ngoài ra cánh buồm dọc to lớn kéo dài từ trên xuống dưới Cột buồm là vấn đề tranh cãi lớn nhất. Họ không hề hiểu tác dụng của chúng, va không hiểu cách chế tạo loại buồm vải to lớn này. Kết luận cuối cùng là họ sẽ tiến hành đóng thân tàu trước tiên và 3 cột buồm lớn còn tiến hành mắc loại buồm nào lên thì phải tính toán sau.

Ngày 24 tháng 5 âm lịch năm 1402 thì 4 chiến hạm cỡ lớn của quân rừng Thần đã rời bến tiến về phía bắc. Mỗi chiến hạm có tầm 350 người bao gồm cả thủy thủ, trèo thuyền và cả binh lính chiến đấu. Nói đến lần này thì Nguyên Hãn đã tung toàn bộ lực lượng của hắn ra rồi. Căn cứ rừng thần chỉ còn lại hơn 250 lính mới vừa ra nhập vào Nguyên Hãn quân. Các lính mới này cũng là quân hộ thuộc gia binh của họ Trần Nguyên, nhưng vì ở xa, thất lạc v.v... mà mãi sau thương đội của lão tướng Trần Phúc mới tìm thấy mà mang họ về. Đến đây gần như tất cả quân hộ gia binh của cụ Trần Nguyên Đán đều được Nguyên Hãn tìm về hết rồi. Số bị chết thì đương nhiên không thể tập hợp được.

Quân của Nguyên Hãn giờ đây trên các chiến hạm bao gồm có 523 cung thủ kiêm xạ thủ hỏa mai súng lập thành Ưng Doanh. 312 lão binh dùn súng ngắn, Đao thuẫn và trường thương lập thành Hổ Doanh. 232 tên hỗn hợp hải tặc và binh sĩ trung quốc tạo thành Lang binh. 312 tên Nỏ phóng lựu và pháo thủ hợp thành Hỏa Doanh. 320 tên chèo thuyền trong đó có 114 nô lệ là binh lính trung quốc đã mất ý trí chiến đấu, số còn lại là do Lê gia của Lê Trung Trực cung cấp. Điểm đặc biệt đó là trên sàn thuyền mỗi Chiến Hạm to lớn đều có 2 chiến thuyền nhỏ dài 8m rộng 2 m rất đặc biệt, chúng là những chiếc Thuyền Mông Đồng phóng ngư lôi mà gần một ngàn thợ gỗ, thợ đóng thuyền, cùng thợ rèn hì hục chế tạo ra trong vong hơn một tháng qua.

Một tháng này những quân lính của rừng Thần cũng đã được tập trận liên tục với sự chỉ bảo của Lang binh doanh và Cầm Bành. Họ giờ đây tuy không thể nào thành tinh anh tủy quân nhưng cũng không đến nỗi không biết gì. Ít nhất họ có dáng dấp cư thủy quân lục chiến thời hiện đại. Lên bờ cũng có thể đánh nhau, dưới nước cũng thông thạo một hai.

Trong hơn một tháng tập trận liên tục không thể nói các con em quân hộ với tố chất cực cao như vậy không tiến bộ. Họ tiến bộ quá nhiều, đến cả Lang binh cũng trợn mắt há mồm với tốc độ học tập của họ. Nhất là những cung tiễn thủ LongBow giờ đây đã có thể đứng trên sang thuyền nhấp nhô theo sóng và xạ kích xa 250m khá chuẩn xác.

Thời điểm này là rối ren nhất của Trung Quốc trong vài năm trở lại đây, việc Kiến Văn và Chu Đệ dánh nhau túi bụi đã hút hết binh lực của cả đất nước khổng lồ này về vùng lưỡng hoài. Nó tạo ra hiện tượng chân không phòng ngự ở rất nhiều vùng miền. Đặc biệt là những vùng có binh lực không mấy là rồi rào như Quảng Đông. Phải rồi, chiến thuyền của Nguyên Hãn không lập tức bổ nhào đến Phúc Kiến mà lượn một đường sát biển Quảng Đông.

Nguyên Hãn và Cầm Bành có chủ ý lượt một vòng bờ biển Quảng Đông là có hai mục đích. Thứ nhất đó là luyện binh, thứ hai là cướp. Phải nói hơn một tháng qua các quân sĩ rừng Thần luyện tập rất tốt, nhưng luyện tập thì vẫn là lý thuyết mà thôi. Phải thực chiến đao máu dính thịt thì mới có tiến bộ thực sự. Mà thủy quân Quảng Đông chính là quả hồng mềm để bóp, là đá mài dao tốt nhất cho thủy quân chim non của Nguyên Hãn. Bên cạnh đó Quảng Đông có một tài nguyên mà Nguyên Hãn đang rất cần đó chính là gỗ Giẻ đỏ chất lượng cao để đóng thuyền. Cái món này bị quân quan quản lý chặt nên Lê gia có tiền cũng mua được rất ít, căn bản không đủ để dùng. Giẻ đỏ thì Đại việt không phải không có nhưng giờ mà vào rừng khai thác thì quá vất vả, cướp vẫn là tốt nhất.

Quảng Đông thời này rất kém phát triển, nó thuộc vào dạng vùng sâu vùng xa của nhà Minh. Nơi này còn không bằng Vân Nam vì Vân Nam dù sao cũng có Gia tộc Họ Mộc làm chủ mà phát triển. Quảng Đông lúc này đến 80% dân số là Mân Việt tộc cực kì bưu hãn và hung hăng. Người Hán mang tiếng là thổ quan tại đây chỉ chiếm Chưa đến 10% số còn lại là các tộc nhỏ khác như Miêu tộc, Thái tộc v.v..

Do tình hình như vậy nên quân đội nhà Minh tại đây thành lập phần lớn là thổ binh, nhưng vì là thổ binh nên triều đình không dám cung cấp vũ khí tốt. Nhỡ may các thổ binh này có vũ khí tốt chiến thuyền tốt họ lên cơn thần kinh tạo phản thì phiền hà. Mà trong quá khứ không thiếu bộ lạc Mân Việt nổi loạn giết thổ quan, bài học viết bằng máu ấy khiến triều đình trung ương nhà Minh luôn phải khống chế chặt sự phát triển quân sự nơi này.

Trên tướng Hạm Cầm Bành đang ở một bên cúi đầu cung kính mà chắp tay với một vị giáp bạc tướng quân trẻ tuổi anh tuấn phi phàm.

- Bẩm tướng quân, chúng ta đã sắp tiếp cận Giang Môn quân cảng lúc này đây có lẽ thả thuyền Mông Đồng là được rồi.Thuyền của Quảng Đông nhỏ nhưng vì đóng bằng gỗ tốt nên cực chắc chắn, nếu để họ va chạm thì chiến hạm của chúng ta chịu không nổi.

- Hạ lệnh thả Mông Đồng thuyền, bổ xung mỗi thuyền 2 quả ngư lôi, ta sợ thân thuyền họ quá chắc, ít ngư lôi đánh không thủng.

Vị tướng quân giáp bạc anh tuấn này rõ ràng là Nguyên Hãn rồi. Một tháng qua hắn cũng học tập rất nhiều kiến thức quân sự về thủy chiến từ Cầm Bành. Cộng thêm vào hiểu biết từ lịch sử các chiến thuật hải quân thì Nguyên Hãn đang từ từ xây dựng cho mình một phương hệ thống hải chiến của riêng quân sĩ rừng Thần.