Người Trông Giữ Giấc Mơ

Chương 22: Gà con



Tôi bước nhanh lên trước hai bước, kéo áo Trần tiên sinh, muốn nói chuyện này cho ông ấy nghe, nhưng Trần tiên sinh hình như không hiểu ý, vẫn đi cùng Vương Thanh Tùng đến cửa nhà chính, Vương Thanh Tùng bảo chúng tôi chờ chút, ông ấy vào trong lấy hai cái ghế.

Nhân cơ hội này, tôi nhỏ giọng nói với Trần tiên sinh:

- Trần tiên sinh, con gà con kia hình như không bình thường lắm.

Trần tiên sinh nhìn thoáng qua, hỏi con gà nào?

Tôi đưa mắt nhìn, lại phát hiện đã không thấy con gà con lúc trước đâu, nhất định đã ẩn nấp rồi, tôi còn muốn nói, nhưng Vương Thanh Tùng đã cầm ghế ra ngoài, tôi chỉ đành nuốt lời nói xuống bụng.

Vương Thanh Tùng cười nói với Trần tiên sinh:

- Trần tiên sinh, ông giúp thôn chúng tôi giải quyết phiền toái lớn, ông thấy đấy, vốn dĩ tôi phải tới chỗ ông nói lời cảm ơn, kết quả lại để ông phải đến đây trước, ông có chuyện gì cứ gọi một tiếng, tôi tới tìm ông là được rồi mà!

Trần tiên sinh xua tay nói:

- Không cần lằng nhằng như vậy, hôm nay tôi đến, chỉ muốn hỏi ông một chuyện.

Vương Thanh Tùng nói:

- Chuyện gì? Ông hỏi đi, chỉ cần là chuyện tôi biết, nhất định sẽ nói với ông.

Trần tiên sinh liếc nhìn tôi một cái, sau đó nói với bí thư thôn:

- Chú Vương, tôi muốn hỏi, trong thôn có người gù lưng không?

- Người gù lưng?

Vương Thanh Tùng khẽ lẩm bẩm, bắt đầu nhíu mày suy tư, khoảng nửa phút sau, Vương Thanh Tùng nói:

- Trong ấn tượng của tôi, đúng là không biết có ai gù lưng, cái đó, hỏi cái này có chuyện gì à?

Trong lúc này, tôi vẫn luôn đưa mắt tìm con gà con có ánh mắt dị thường trong đàn gà, nhưng tôi phát hiện, hình như con nào cũng rất bình thường, con gà lúc trước có động tác mổ thóc vô cùng máy móc, không linh động như đàn gà con này.

Nếu bạn có cái nhìn tỉ mỉ với cuộc sống, bạn sẽ phát hiện, cổ của gà vô cùng linh hoạt, đặc biệt là gà trống, lúc đầu chuyển động, sẽ khiến cái mào trên đầu rung lên rất mạnh, nó đang khoe khoang bản thân, nhưng con gà con lúc trước tôi nhìn thấy thì lại khác, động tác mổ thóc máy móc, khiến cho người ta có cảm giác, giống như một con người đang quỳ rạp trên mặt đất, bắt chước gà con mổ thóc --- tuy rằng cũng mổ ‘lên xuống’ nhưng vĩnh viễn không thể có tốc độ linh hoạt giống vậy.

Tôi đi tới đi lui nhìn kĩ đàn gà vài lần, vẫn không nhìn ra cái gì bất thường, nên đành từ bỏ, cứ tiếp tục nhìn, nhất định sẽ bị người khác nhìn ra sơ hở, hơn nữa tôi đoán, con gà dị thường kia hẳn là đã phát hiện tôi phát hiện ra nó, cho nên đã trốn đi rồi.

Trần tiên sinh nói:

- Không có chuyện gì, chỉ hỏi vậy thôi, đột nhiên nhớ ra lúc trước trong thôn có một người như vậy, nhưng đã lâu không liên lạc, không tìm thấy người đó, nên mới đi tìm, xem ra không tìm được tung tích của người này nữa rồi.

Tôi nghe thấy Trần tiên sinh bắt đầu pha trò, biểu cảm trên mặt chưa từng thay đổi, nhìn vô cùng thành thật, nếu không phải bởi vì tôi biết trước nguyên nhân, tôi căn bản không hề biết ông ấy đang nói dối.

Vương Thanh Tùng bỗng nhiên hiểu ra, nói:

- Hóa ra là vậy, vậy ông có biết tên người đó không?

Trần tiên sinh nói:

- Không biết, chỉ quen mà thôi!

Vương Thanh Tùng nói:

- Nếu là bạn cũ của Trần tiên sinh, vậy chúng ta đi hỏi chú Trường Nguyên, ông ấy là người lớn tuổi nhất thôn, có lẽ ông ấy biết.

Trần tiên sinh đáp, được, sau đó Vương Thanh Tùng khóa cửa nhà, dẫn chúng tôi ra ngoài, đóng cửa sân.

Thời điểm Trần tiên sinh đóng cửa sân, tôi vô tình liếc mắt nhìn vào trong một cái, tầm mắt của tôi vừa hay nhìn qua khe hở ở giữa, tôi lại nhìn thấy con gà con dị thường kia, một mình nó đứng trong sân, cái đầu lên xuống một cách máy móc, ánh mắt liếc sang một bên nhìn tôi, thật giống như một người đang quỳ, hai tay chống dưới đất, học cách mổ thóc của gà con, mặc dù cái đầu mổ xuống đất, nhưng tròng mắt lại lệch sang một bên nhìn tôi chằm chằm, tôi nhìn mà toàn thân bỗng rùng mình.

Trần tiên sinh thấy tôi rùng mình, huých tôi một cái, ném cho tôi ánh mắt dò hỏi, tôi lắc đầu, nhìn bí thư thôn đang khóa cửa, tỏ ý hiện tại không tiện nói.

Chúng tôi đi theo Vương Thanh Tùng tới một sân nhà nhìn hết sức cũ kỹ, cách nhà Vương Thanh Tùng không xa, đi bốn năm phút đồng hồ là tới.

Sau khi tới cửa sân, Vương Thanh Tùng kêu chúng tôi đợi một chút, ông ấy đi gọi cửa.

Sở dĩ phải gọi cửa, là bởi vì người già nặng tai, không thể nghe thấy tiếng gõ cửa.

Vương Thanh Tùng cao giọng gọi to, gọi khoảng mười tiếng, bên trong cuối cùng cũng truyền đến tiếng động.

Người già nói với Vương Thanh Tùng, cửa không khóa, tự đẩy cửa vào đi.

Vương Thanh Tùng đẩy cửa ra, ba người chúng tôi đi vào trong sân, tôi thấy người già đang nằm trên ghế dưới mái hiên, một tay cầm một cái mẹt, một tay đang cho đàn gà trước mặt ăn, nhìn rất dương dương tự đắc, tóc người già đã bạc trắng, bộ râu cũng trắng phơ, bộ râu ông già nuôi là kiểu râu dê điểu hình, dày bằng một nắm tay, nếu thời gian quay ngược về khoảng sáu mươi năm trước, có lẽ ông ấy là một vị văn nhân trí thức.

Thấy chúng tôi tiến vào, người già ‘ồ’ một tiếng, có lẽ tôi phải gọi là ông Trường Nguyên, ông ấy hỏi Vương Thanh Tùng, hai người này là ai?

Vương Thanh Tùng nói, vị này là Trần tiên sinh Trần Ân Nghĩa ở trên thị trấn, tới thôn giúp chút chuyện.

Ông Trường Nguyên gật đầu:

- nghe bọn họ nói, anh đã giải quyết xong chuyện của Lạc đại ca rồi? khá lắm!

Nói xong, ông ấy còn dựng ngón tay cái với Trần tiên sinh, Trần tiên sinh cuống quýt khiêm tốn nói, đều là chút tài mọn.

Lúc bọn họ nói chuyện, tôi lại không tự chủ được đưa mắt nhìn đàn gà con ông Trường Nguyên nuôi, hơn nữa, còn tìm ra điều dị thường bên trong đó, tôi cho rằng tôi đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng bị ám ảnh, chính vào lúc đang định chế giễu thần kinh của mình quá căng thẳng, thì tôi lại thật sự nhìn thấy một con gà con giống hệt con gà trong sân nhà Vương Thanh Tùng.

Nó máy móc mổ lên mặt đất, nhưng trên mặt đất cái gì cũng không có! Mà ánh mắt của nó, cũng đang nhìn tôi chằm chằm!

Lúc này, Vương Thanh Tùng bắt đầu giới thiệu tôi, nói tôi là sinh viên đại học duy nhất trong cả thôn, cũng là cháu trai của bác Đình.

Ông Trường Nguyên liếc nhìn tôi một cái, cười đáp:

- giỏi lắm, học hành là chuyện tốt, phải học nhiều vào, học nhiều kiến thức, sau này mới có tiền đồ.

Tôi chỉ đành không tiếp tục đi nhìn con gà con kia nữa, cười nói với ông Trường Nguyên:

- cháu sẽ học hành chăm chỉ ạ!

Sau đó, Vương Thanh Tùng nói:

- chú, hôm nay tới là có chuyện muốn làm phiền chú,vị Trần tiên sinh này đến thôn chúng ta, có một người bạn cũ không biết tên, nhưng hiện tại lại không tìm thấy người đó ở đâu, cho nên muốn hỏi chú, xem chú có biết không?

Ông Trường Nguyên vuốt vuốt bộ râu dê, nói:

- cả thôn, đúng là không có người nào tôi không biết, anh có biết người đó có đặc điểm gì không?

Tôi vừa nghe trong lòng đã thấy mừng rỡ, vội vàng nói:

- người đó bị gù lưng ạ!

Ông Trường Nguyên vuốt vuốt râu dê của mình, đi đi lại lại vài vòng, có lẽ đang lục tìm manh mối về người gù lưng trong trí nhớ.

Thấy ông ấy suy nghĩ thật lâu, tôi lại nói:

- trước kia có lẽ người đó là một thợ giày.

Ông Trường Nguyên gật đầu, tiếp tục vuốt râu, nói:

- rốt cuộc là bạn của thằng bé này, hay là của Trần tiên sinh kia --- ý, cháu lại gần đây cho tôi nhìn chút nào.

Ông Trường Nguyên nói được một nửa, đột nhiên dừng lại, híp mắt bảo tôi đến gần một chút. Tôi tiến lên hai bước, hơi cúi người xuống, để cho ông ấy nhìn rõ hơn, người già khẽ vươn nửa mình, sau đó híp mắt nhìn tôi.

Đột nhiên, ông Trường Nguyên trợn to mắt, cái mẹt trong tay phát ra một tiếng ‘răng rắc’, rơi xuống dưới đất, ông ấy vô cùng hung hăng nói:

- Tôi không biết ở đâu có người gù, trong thôn không có người như vậy, các người đi đi, mau đi đi!

Tôi không hiểu vì sao một người vừa mới nhìn qua còn vô cùng hiền lành như ông Trường Nguyên, lại đột nhiên trở nên nóng nảy như vậy, còn không ngừng đuổi chúng tôi đi, chẳng lẽ chỉ là vì nhìn thấy rõ mặt tôi sao? vậy, ông ấy nhìn thấy gì trên mặt tôi?

Vương Thanh Tùng lập tức trấn an:

- Chú, chú đừng tức giận, chú đừng tức giận, chúng cháu đi ngay ạ!

Nói xong, Vương Thanh Tùng ra hiệu cho chúng tôi, gọi chúng tôi đi mau.

Tuy rằng tôi và Trần tiên sinh đều cảm thấy vô cùng quái lạ, nhưng vẫn quyết định đi trước nói sau, người già lớn tuổi như vậy, chẳng may có làm sao, vậy thì cả đời này lương tâm cắn dứt.

Nhưng chúng tôi chưa đi được mấy bước, trong căn nhà phía sau lại truyền ra tiếng nói của một bà lão:

- Ông già này, chẳng lẽ ông quên rồi, người kia không phải bị gù đó sao?