Nhu Giá

Chương 10



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Lại là một giấc mơ.

Cảnh xuân tươi đẹp, cỏ cao chim bay.

Một cô bé áo hồng đang thả diều, cô bé búi hai búi tóc, ngửa đầu nhỏ, đôi mắt như quả nho nhìn con diều trên trời không chớp cả mắt.

“Ca ca, diều của muội bay cao quá!”

Cậu bé áo lam nhìn cô bé một cái, nhắc nhở: “Cầm chặt một chút, cẩn thận kẻo diều bay đi mất.”

Cô bé chẳng hề để tâm, không ngờ lại có một trận gió thổi tới, diều trong tay cô bé lắc lư, trục dây quay nhanh.

Suýt chút nữa là cô bé đã cầm không được, hoảng hốt và lo lắng: “Ca ca, sắp bay mất rồi, huynh cầm giúp muội đi.”

“Không giúp muội, ai bảo muội cho diều bay cao như vậy làm gì.”

Cô bé đó cực kỳ tức giận, một cậu bé áo đỏ khác nhìn không vừa mắt, nắm lấy tay nhỏ của cô bé, giúp cô bé ổn định lại dây diều.

Chỉ là, bây giờ tâm tư của cô bé con đã không còn nằm trên con diều đang bay nữa, người cô bé lùn lùn thấp thấp, như một đống tròn vo mềm núc ních leo lên người cậu bé, quả thật là không còn cách nào khác, cậu bé kia chỉ đành dùng một tay ôm cô bé, một tay nắm lấy diều.

Cô bé con ôm lấy cổ cậu bé ấy, cuối cùng cũng gm góp đủ độ cao để cô bé duỗi tay ra túm lấy hai cái bím tóc nho nhỏ trên đỉnh đầu cậu bé kia.

Nào có chuyện cậu bé áo lam kia để yên cho cô bé thực hiện được điều đó, thế là cậu bé bèn đưa tay muốn kéo dây cột tóc hồng nhạt trên đầu cô bé.

Cậu bé còn lại cũng không để cho cậu bé kia được toại ý, ôm cục tròn trong lòng mà xoay vòng vòng, né khỏi tay giặc, nhét con diều vào tay cô bé.

Mà hai búi tóc trên đầu cậu lại bị kéo cho lệch ra.

Cậu bé khó thở, buông tiểu cô nương trong lòng mình ra rồi nhanh chóng đuổi theo cậu bé áo lam.

Hai đứa đuổi bắt để đánh nhau như hợp thành một thể.

Cô bé con liếc nhìn bọn nó một cái, ngoan ngoãn đứng tại chỗ thả diều của mình.

“Mấy cậu nhóc này nghịch ngợm thật đấy.”

Dưới mái hiên, vừa hay có hai người phụ nữ sóng vai nhau đi tới, họ trông thấy một màn này thì chỉ đành bất đắc dĩ lắc đầu.

Cô bé con thấy hai người họ thì ngay cả diều cũng không cần nữa, vui vui vẻ vẻ mà chạy tới.

Người phụ nữ mặc váy trắng ôm cô bé con vào lòng, người váy vàng nhạt bên cạnh lại nhéo khuôn mặt nhỏ của cô bé, rút một dải lụa choàng từ trong tay áo ra để bọc lấy người cô bé.

Người phụ nữ áo trắng ho khan vài tiếng, mặt nàng ấy tái nhợt, sau khi ho thì đôi môi lại đỏ thẫm như máu, dù đã mặc xiêm y trang nhã nhưng cũng không sao che lấp được sự diễm lệ xinh đẹp của nàng.

Người phụ nữ áo vàng nhận lấy cô bé con, gọi người cầm tỳ bà tới, đích thân dạy cho cô bé con trong lồng ngực mình gảy đàn tỳ bà.

Cô bé con ấy còn chưa cao bằng cây đàn tỳ bà, lúc ấy chỉ cảm thấy dây tỳ bà giống như dây diều.

Hình ảnh chợt biến đổi.

Cuối năm trời giá rét, ngạo tuyết lăng sương [*].

[*] Một câu thành ngữ ý chỉ thời tiết khắc nghiệt.

“Phu nhân có thể chống chọi được tới ngày hôm nay cũng không dễ dàng gì, lẽ ra nên ở trong phòng nghỉ ngơi cho thật tốt.”

“Đêm qua tuyết rơi, ta muốn dắt Tiểu Thất ra ngoài đi dạo một chút.”

Người phụ nữ khoác áo lông chồn dẫn theo cô bé con ở trong đình ngắm tuyết, tuyết mịn trước mắt đang bay tán loạn, hoa đẹp trúc xanh, rất lâu sau đó, nàng ấy khẽ nói: “Đời người trong trời đất, chợt như khách lữ hành.”

“Mấy người A Tuyên đã đi mấy ngày rồi, cũng sắp trở về rồi nhỉ.”

“Ta sẽ chờ nàng ấy trở lại, đích thân nói lời tạm biệt nàng ấy.”

Cô bé con bên chân nàng lại ngửa đầu lên, nói: “Nương, lúc trước cha dạy con đọc một bài thơ, tên là “Tiễn đưa” đó ạ.”

Người phụ nữ mỉm cười, ôm cô bé vào lòng, hỏi: “Con cũng biết “Tiễn đưa” à?”

“Đọc cho nương nghe một chút đi nhé.”

“Trên non tiễn bạn xong, chiều xuống cửa cài song, sau xuân cỏ xanh mướt, vương tôn… liệu có về?”

Ý cười trên gương mặt người phụ nữ càng đậm.

“Đọc tốt lắm.”

“Có còn nhớ Nhung ca ca không?”

“Tiểu Thất của chúng ta vẫn còn nhỏ tuổi, e là bây giờ đã quên mất rồi.”

Nói tới đây, không biết nàng đã nghĩ tới điều gì mà lại cười một tiếng: “Cũng tốt.”

“Quên rồi thì tốt.”

“Nương thổi sáo cho con nghe.”

Tiếng sáo ngọc vang lên, du dương véo von, giờ đây, trời đang giá rét se lạnh, tiếng sáo của nàng lại mang theo cơn mưa bụi Giang Nam.

Thổi được một nửa, tiếng sáo chợt ngưng, nàng bỗng ho khan vài tiếng, bấy giờ mới nhớ ra rằng, đã lâu rồi mình chưa thổi được một khúc hoàn chỉnh nào.

“Phu nhân, biên quan truyền đến tin cấp báo, công chúa Hoa Dương… hy sinh vì nước.”

“Bịch!”

Sáo ngọc rơi xuống, trên tua rua sáo đỏ tươi lại có thêm một nắm đỏ mới.

“Phu nhân! Phu nhân!! Người đâu, mau tới đây!!”

Trong lúc hỗn loạn, cô bé con nhặt cây sáo ngọc mẫu thân trân quý nhất lên, trong tay cô bé chỉ toàn là màu đỏ.

Tiền giấy bay tán loạn cứ như tuyết rơi đầy trời, cũng là một thứ màu trắng khác biệt.

Thấy người về, cô bé nói:

“Nhung ca ca…”

“Nương của muội đâu rồi? Muội tìm nhiều nơi rồi nhưng muội vẫn không thấy nương ở đâu.”



Trần Nhu mở to hai mắt, trước mắt nàng là màn che bằng lụa mỏng, bình phong khắc hoa, là chốn khuê phòng mà nàng quen thuộc nhất.

“Thất cô nương tỉnh rồi! Thất cô nương tỉnh rồi! Mau đi báo cho lão gia và Đại công tử!”

Lúc nàng tỉnh lại đã là ngày hôm sau, đêm qua nàng té xỉu, trong viên nhốn nháo hỗn loạn, Trần Hiến tìm đại phu tới khám, nói là ban ngày Thất cô nương đã bị kích thích, sức khỏe không đáng lo ngại, chỉ cần dưỡng sức cho tốt là được.

Vì để cho cha và huynh trưởng nhà mình thấy là sức khỏe của mình không có gì đáng quan ngại, Trần Nhu cố gắng uống một mạch hết hai chén cháo lớn, còn ăn không ít thức ăn.

Ai ngờ đâu, Trần Trưng ngồi bên nhìn thấy và chỉ nói:

“Ăn ít vậy, như mèo con ấy, ăn được có ba miếng.”

Trần Nhu lườm huynh ấy: “Không ít đâu nhê, hai chén cháo rồi đó.”

“Còn chưa đủ nhét kẽ răng.”

Trần Nhu “hừ” một tiếng trong lòng, không thèm để ý đến loại người này nữa, trong mắt huynh ấy, sự cố gắng của nàng không đáng để nhắc tới.

“Mấy ngày tới đây đừng ra ngoài, chăm sóc sức khỏe cho tốt đi.”

“Nghe phụ thân nói muội muốn quản lý cửa hàng, mấy việc này thì chờ thêm mấy ngày nữa rồi lại nói.”

Trần Nhu nói: “Muội muốn xem sổ sách trong phòng.”

“Muội đó, cũng biết tìm việc cho bản thân mình quá nhỉ.” Trần Trưng cưng chiều mà cười cười, dặn dò: “Đừng hao tổn tinh thần quá.”

“Từ nhỏ tới lớn muội đều ở trong viên, trừ dưỡng bệnh ra thì chỉ có dưỡng bệnh, không thú vị gì cả.”

“Ca, những ngày tháng như thế, muội dám đảm bảo là huynh không bao giờ muốn trải qua, dù chỉ là một ngày.”

“Hôm qua chỉ là chuyện ngoài ý muốn thôi, bây giờ sức khỏe của muội rất tốt, có thể làm được những việc khác.”

“Được được được.” Trần Trưng bất đắc dĩ, giơ tay xoa đầu muội muội: “Hay là muội ra khỏi viên, đi dạo trong phủ một chút nhé? Trò chuyện với các cô nương khác trong phủ ấy.”

Trần Nhu gật đầu cho có lệ.

Thấy nàng như thế, Trần Trưng vừa bất đắc dĩ vừa đau lòng, dịu dàng hỏi: “Muội còn muốn gì nữa?”

Trần Nhu như tùy tiện mà nhắc huynh ấy: “Ca, huynh đánh cược với tiểu Hầu gia đúng không nhỉ?”

“Muội nói tới chuyện đó ấy à, vừa hay mấy hôm nay ca ca được hưu mộc [*] nghỉ trực, ngày mai gọi Thích Nhung đến nhà chơi nhé, được không? Đến viên của muội luôn, để muội được tận mắt nhìn thấy ca ca đại sát tứ phương trên bàn cờ một lần.”

[*] Ngày nghỉ của quan lại thời xưa, giống như chủ nhật bây giờ.

Trần Trưng thuộc Thiên Ngưu vệ, là cận vệ bên cạnh Hoàng đế, lấy chu kỳ mười hai ngày để thay ca trực.

“Được, muội chờ xem ca ca đại sát tứ phương.”

Nhận được kết quả mà mình muốn, Trần Nhu mỹ mãn tiễn Trần Trưng đi.

Nàng nằm trên giường tỉ mỉ suy ngẫm về hai giấc mơ đêm qua, một cái là quá khứ, một cái là tương lai như đã biết trước, mà nàng lại muốn sống ở hiện tại thật tốt.

Nàng có ba việc phải làm:

Thứ nhất, xác nhận tâm ý của mình và Thích Nhung.

Thứ hai, chăm sóc cơ thể cho khỏe.

Thứ ba, kiếm tiền, tổ chức thế lực mạng lưới của bản thân.

“Nhạn Thư, em lấy sọt thêu của ta tới đây đi.”

Trần Nhu gọi người mang kim chỉ tới, nói muốn thêu thùa giải buồn, nàng là một tiểu thư thế gia quý tộc, bình thường chỉ toàn ở trong phòng, trừ đọc sách, thêu thùa ra thì cũng không có quá nhiều chuyện để làm, tất nhiên là trình độ thêu cũng đạt đến mức tuyệt diệu.

Rất nhanh sau đó, hoa văn thêu xinh đẹp đã thành hình dưới tay nàng.

Nàng nhẹ nhàng vuốt vẽ chữ “Nhu” be bé kia, bỏ chiếc khăn tay đã thêu xong xuống, khoác áo bước ra khỏi giường.

Trần Nhu lấy hộp nữ trang làm bằng gỗ tử đàn, mở khóa, kéo ngăn kéo, lấy một tờ giấy đã cuốn lại.

Nàng cúi đầu liếc nhìn chữ bên trên, sau đó cười nhạo một câu: “Thật trẻ con.”

… Lau sạch cái mặt như mèo mướp đó đi.

Bảy chữ này thuộc kiểu chữ hành thư [*], rồng bay phượng múa, vô cùng mạnh mẽ, trông khá điêu luyện.

[*] Lối viết hành thư được định nghĩa là kiểu chữ cẩu thả, đi nhanh hơn lối thư pháp thường, nhưng lại chưa viết láu đến mức như lối chữ thảo.

Xưa nay Thích tiểu Hầu gia thích thư pháp, sưu tầm rất nhiều bảng chữ mẫu của nhiều danh gia, mười mấy năm chăm học khổ luyện, ngón chữ ấy đã sớm hình thành nên ý chí và tinh thần thuộc về riêng chàng.

Chẳng qua, Trần Nhu đã từng thấy chữ của Định Bắc Vương Thích Nhung, rồi khi thất ngòi bút sắc sảo của chàng thiếu niên này, chung quy là trông vẫn hơi non nớt một chút.

Nàng đã từng vẽ lại chữ của chàng trong mơ.

Trần Nhu hứng lên, tự mài mực, chấp bút viết:

Nước Tiêu Tương ngừng, núi Uyển Ủy sụp. Châu chìm khúc cong, ngọc vỡ cùng thành. [1]

Vừa nhìn tùng giả, lặng nghe phần mộ. Nghìn năm vạn tuổi, vang tiếng tiêu hoa [2]

[1] Uyển Uỷ: Tương truyền Hạ Vũ leo lên núi Uyển Ủy nhặt được sách quý, sau này dùng để ẩn dụ cho việc sách quý giá và hiếm có. Châu chìm khúc cong: Thi tử có câu phàm là nước, châu chìm khúc cong, ngọc chìm khúc vuông, khúc cong khúc vuông ý nói khúc ngoặt của dòng nước. Cây tùng và cây giả là hai loài cây được trồng trong nghĩa trang, ở đây hoán dụ nói nghĩa trang.

[2] Tiêu hoa: chỉ người phụ nữ có tài văn chương. Các câu thơ trên nằm trên văn bia ai đó gửi tặng cho Thượng Quan Uyển Nhi, tác giả chưa được biết tới, có lời đồn là do Thái Bình công chúa tặng, mang ý nghĩa thương tiếc cho tài năng của một người phụ nữ (Thượng Quan Uyển Nhi) đã chết.

Viết xong thì dừng bút, nàng đặt hai tờ giấy trên tay mà ngắm nhìn thật kỹ, phát hiện chữ mình viết còn không bằng chữ của chàng thiếu niên kia nữa, rồi nàng lại nhìn thêm mấy lần, càng nhìn càng thấy thua kém rất xa, khuôn mặt xinh đẹp bất giác đỏ ửng lên.

Lấy sở đoản của mình ra để so với sở trường của người ta, đây không phải việc làm của người thông minh.

Đợi cho nét mực khô hẳn đi, Trần Nhu cuộn hai tờ giấy lại, nhét ngược vào hộp trang sức, khi nàng nhìn ra ngoài cửa sổ, nàng như trông thấy hai người phụ nữ đang cười với nàng ở dưới hàng hiên.

Ngày hôm sau, Trần Nhu dậy sớm luyện múa trong viên.

Khi đi, Tôn thần y từng nói, sức khỏe của nàng thì như vậy, tuy nói là phải tĩnh dưỡng, nhưng cứ ở mãi trong phòng cũng không ổn, phải hoạt động chân tay thì mới có thể khỏe mạnh hơn.

Lúc ca ca ruột Trần Trưng của nàng còn bé thì sức khỏe cũng không tốt, sau đó đi theo Thích tướng quân học võ, hiện giờ thì lại như rồng như hổ, võ thuật hơn người.

Đến cả Thích Nhung, theo như lời của ca ca nàng là, từ nhỏ cơ thể đã khỏe mạnh, sức lức lớn bẩm sinh…

Bởi vậy nên huynh ấy mới không thể đánh lại chàng ấy thôi.

Đại khái là như thế đó.

Sau giờ Ngọ [*], huynh trưởng Trần Trưng dẫn khách tới cửa.

[*] Giờ Ngọ tương ứng với khung giờ 11h00 đến 13h00.

Trần Nhu đã sai người bày bàn cờ ở đình nhỏ bên cạnh ao từ trước, hai người họ ngồi đối diện nhau, Thích Nhung quân đen, Trần Trưng quân trắng, Trần Nhu ngồi bên cạnh châm trà cho hai người họ, nàng mang mấy món điểm tâm lên.

Thích Nhung mặc áo cổ chéo màu đỏ, áo khoác dài màu đen, chỉ thấy chỗ cổ tay và cổ áo lộ ra chút màu đỏ thẫm, tóc chàng được cột cao lên, khuôn mặt tuấn tú lộ ra trọn vẹn, toàn thân vẫn luôn đường hoàng và sắc bén như thế.

Đối diện là Trần Trưng mặc áo lam và khoác áo khoác dài trắng, vì huynh ấy đang ở trong nhà nên chỉ túm tóc lại cho đơn giản bằng sợi dây màu nguyệt bạch, bên hông là điệp tiệp [*], treo một con dao găm nhỏ bằng ngọc trắng.

[*] Điệp tiệp là loại dây đai lưng phổ biến thời nhà Đường.

Hai người dùng trà, lấy bánh ngọt cùng một lúc.

Trần Trưng cũng không quan tâm tới thứ mình lấy là món gì, toàn bộ sự chú ý đều dồn hết lên bàn cờ.

Thích Nhung liếc mắt nhìn bánh ngọt trong tay mình, chàng cắn một miếng nhỏ.

Mắt Trần Nhu trông thấy món mà chàng lấy là một miếng bánh xốp hải đường, nàng thầm nghĩ, quả nhiên tên này thích mấy thứ sặc sỡ, lòe loẹt.

Trần Trưng đặt một quân xuống, ngước mắt lên nhìn chàng.

Thích Nhung nhíu mày: “Miếng bánh này nhạt như nước ốc vậy, vẻ ngoài cũng không đẹp cho lắm, nên thay nữ đầu bếp làm điểm tâm trong viên của muội muội huynh rồi.”

Trần Nhu còn chưa kịp nói gì thì Trần Trưng đã mở miệng trước: “Ngươi…”

“Bánh hải đường và bánh đậu đỏ này do đích thân muội muội ta làm, ca ca rất thích.”

“Tiểu Thất, đừng quan tâm đến nó, hay kén ăn quá.”

“Ngươi ăn cái bánh hoa quế bên cạnh đi, cả cái này nữa.”

Thích Nhung sửng sốt: “Thật à?”

Thật lòng chàng không ngờ là Trần Nhu sẽ xuống bếp làm điểm tâm.

Tùy tiện đặt một quân xuống, Thích Nhung quay đầu nhìn thấy búi tóc đọa mã nàng búi hôm nay, tất cả trâm vàng hoa ngọc đều có đủ, vì thiếu nữ chưa ra khỏi phòng nên tóc vẫn chưa búi lên hoàn toàn, một lọn thả từ trước ngực dài đến tận sườn eo, tất nhiên là kiều dung ngọc diện.

“Hôm nay trang điểm như con bướm hoa vậy.”

Lúc trước Trần Nhu thường hay đau bệnh trên giường, rất ít khi ăn diện lộng lẫy, trang sức trên tóc thì còn đơn giản và nhã nhặn hơn, nghe xong câu này của Thích Nhung thì nàng giận sôi máu, thầm nghĩ, ta là con bướm hoa đấy, không biết cánh bướm này từ đâu chui ra đây?

“Ca.” Nàng gọi Trần Trưng một tiếng.

Trần Trưng đáp: “Sao thế?”

“Huynh xem cây trâm trên đầu muội xem, trông có đẹp không?”

“Khá đẹp, trước kia chưa từng thấy muội cài.”

Trần Nhu tỏ vẻ nghi hoặc: “Không phải cái này huynh tặng cho muội à?”

“A? Phải không? À, đúng là có chuyện như vậy.” Trần Trưng bừng tỉnh mà gật đầu.

Thích Nhung ngồi một bên lại tỉnh queo, im lặng ăn hai miếng bánh hải đường.

“Tiểu Thất nhà chúng ta là một đại cô nương rồi, ca ca vẫn thích muội lúc muội búi hai búi tóc hơn, trông ngoan ngoãn biết bao.”

Thích Nhung tiếp lời: “Đúng là như thế.”

Trần Nhu: “…”

Hai cái kẻ lốt người dạ chó này, lại ngồi đây nói này nói kia nữa à.

Ta đây cũng thích nhìn hai người búi hai búi tóc lắm.

Rõ ràng lúc nhỏ ai cũng búi hai cục tròn như nhau thôi, có ai chưa từng nhìn thấy ai đâu.

—–————

Tác giả có lời muốn nói:

“Sơn trung tương tống bãi/ Nhật mộ yểm sài phi/ Xuân thảo minh niên lục/ Vương tôn quy bất quy?” trích từ “Tống biệt” của Vương Duy

“Tiêu Tương thủy đoạn, uyển ủy sơn khuynh

Châu trầm viên chiết, ngọc toái liên thành

Phủ thiêm tùng giả, tịnh thính phần doanh.

Thiên niên vạn tuế, tiêu hoa tụng thanh.”

Trích từ “Đại Đường cố chiêu dung Thượng Quan thị khắc”.

——————

Chú thích bằng hình ảnh:

[*] Điệp tiệp

undefined [*] Bánh xốp hải đường

undefined [*] Đọa mã kế

undefined