Những Nhà Nơi Hẻm Nhỏ

Chương 18: Tủ lạnh sữa bò và chí nguyện



Hẻm nhỏ ở Giang Nam.

Trong lúc không để ý bốn thứ hàng hóa có giá trị lặng lẽ chuyển từ “Đồng hồ, xe đạp, máy may và đài” sang “TV, máy ghi âm, máy giặt và tủ lạnh”.

Nhu cầu tủ lạnh tăng khiến nhu cầu về máy nén làm lạnh cũng tăng.

Nhưng thân là kỹ sư làm máy nén Lâm Võ Phong lại chẳng cảm nhận được chút biến hóa nào trong đơn vị.

Xưởng máy nén ở Tô Châu nơi Lâm Võ Phong làm việc là xí nghiệp quốc doanh lâu đời.

Bọn họ bị quản lý theo kế hoạch của nhà nước nên việc mua nguyên vật liệu làm máy nén, định giá sản phẩm và việc tiêu thụ sản phảm đều có hoạch định, không thể tự chủ.

Trong xưởng vẫn theo chỉ tiêu mà mua sắm, sản xuất và tiêu thụ.

Quốc gia cung ứng nguyên vật liệu, lại bán sản phẩm làm ra cho xí nghiệp được chỉ định với giá cả cũng được chỉ định từ trước.

Đơn vị gần như không có chút thay đổi nào, nhưng Lâm Võ Phong lại cảm nhận được nhu cầu bức thiết đối với máy nén từ những xí nghiệp tư nhân quanh Tô Châu —— đơn giản mà nói thì không chỉ có một nhà lén gặp anh dùng lương cao để dụ anh tới làm chỉ đạo về kỹ thuật.

Xí nghiệp tư nhân không có sinh viên.

Bộ giáo dục đã có văn bản quy định rõ ràng không cho phép sinh viên được phân tới xí nghiệp tư.

Bọn họ cũng không có công nhân có kiến thức khoa học kỹ thuật.

Vì thế bọn họ cực kỳ cần nhân viên nghiên cứu giúp giải quyết hàng loạt vấn đề kỹ thuật liên quan tới sản suất, tiêu thụ và bán hàng.

Lâm Võ Phong là kỹ sư có thâm niên vì thế đương nhiên trở thành nhân tài bọn họ cần.

Giống như người bán rong đẩy xe rao bán chậu rửa mặt dưới ánh nắng chói chang mà Hoàng Linh từng gặp.

Cũng giống người từng cõng sọt ‘đánh du kích’ với quản lý trật tự như Lý Nhất Minh.

Xưởng trưởng của một xưởng tư nhân cũng có sự cố chấp và bền bỉ đó.

Ông ấy không dám tới xưởng tìm Lâm Võ Phong nhưng lại bằng nhiều cách biết được địa chỉ nhà anh và ngồi canh ở cửa căn nhà nhỏ.

Trước cửa nhà có một người đàn ông ngồi xổm khiến mọi người bị quấy nhiễu đồng thời khiến đám phụ nữ trong nhà ra vào cũng ngại, ảnh hưởng không tốt.

Cuối cùng Lâm Võ Phong không thể không mời đối phương vào phòng nói chuyện với nhau.

Sau khi nói chuyện Lâm Võ Phong trở thành “kỹ sư Chủ Nhật”.

Từ thứ hai tới thứ bẩy anh vẫn đi làm như bình thường, tới chủ nhật anh tới xưởng tư nhân làm chỉ đạo kỹ thuật.

Lâm Võ Phong làm việc ở xưởng quốc doanh hơn 20 ngày mỗi tháng và nhận về 60 tệ.

Còn ở xưởng tư nhân anh chỉ làm có 4-5 ngày một tháng nhưng tiền lương mỗi ngày lại lên tới 100 tệ.

Nếu anh có thể giải quyết được vấn đề kỹ thuật lớn thì sẽ có thêm tiền thưởng nữa.

Tống Hướng Dương làm công nhân lâm thời ở xưởng của Lâm Võ Phong ba năm, nghĩ mọi cách cũng không thể chuyển lên chính thức.

Cá nhân cậu hoài nghi chuyện “khiêng hàng đầu cơ trục lợi ở ga tàu” ảnh hưởng tới việc này.

Lương của cậu ở xưởng chỉ có 34 tệ nhưng xưởng tư nhân lại cho cậu một vị trí chính thức với lương tháng 150 tệ.

Hai công việc đều không có biên chế, không có phúc lợi, nhưng chỗ sau tiền lương cao hơn chỗ trước những hơn 4 lần.

Tống Hướng Dương là do Lâm Võ Phong một tay giúp đỡ vì thế cậu xách hai bình rượu tới nhà nhỏ tìm Lâm Võ Phong.

Anh không đợi cậu mở miệng đã nói thẳng, “Tới xưởng tư nhân làm đi, nhân lúc còn trẻ kiếm chút tiền.”



Lâm Võ Phong làm hai việc một lúc cũng giống Hoàng Linh và Tống Oánh lợi dụng thời gian rảnh đan áo len kiếm thêm thu nhập hoặc giống Ngô Kiến Quốc nuôi gà vịt trong nhà, nhưng cũng có chỗ khác biệt.

Giống là vì hai bên đều lợi dụng thời gian rảnh và kỹ thuật của mình để kiếm tiền, nhưng khác vì hiện tượng ‘kỹ sư Chủ Nhật’ đang là đề tài nhận được tranh luận cực lớn trong xã hội.

Hiện tượng này khá phổ biến, nhân viên kỹ thuật của các xưởng quốc doanh dùng thời gian rảnh tới xưởng tư nhân làm thêm đã là việc mọi người đều biết nhưng không nói ra.

Bọn họ nửa công khai nửa bí mật vì thế trong xã hội và trên báo chí ùn ùn xuất hiện các ý kiến tranh luận về việc “Kỹ thuật đầu cơ trục lợi”.《 Nhật báo quang minh 》 chuyên môn thu thập thư của bạn đọc về hiện tượng này rồi mang ra công khai thảo luận.

Người trong giới luật pháp, lãnh đạo xí nghiệp quốc doanh, phần tử trí thức, nhân viên khoa học kỹ thuật đều sôi nổi nói thỏa thích và phát biểu ý kiến của mình.

Trong tiếng thảo luận sôi nổi và hỗn loạn đó con số trên sổ tiết kiệm của nhà họ Lâm tăng nhanh không tưởng.



Lâm Đống Triết quá nghịch, quần áo cậu mặc thường sẽ bẩn tới độ không nhìn ra màu sắc ban đầu.

Lâm Võ Phong đau lòng Tống Oánh phải giặt tay nên vốn định mua cái máy giặt nhưng trong sân nhỏ không tiện dẫn nước, trong WC lại không có chỗ nên chỉ đành từ bỏ.

Lâm Đống Triết và Tống Oánh tỏ vẻ tủ lạnh càng tốt hơn.

Vì thế trước khi Trang Đồ Nam thi đại học nhà họ Lâm thêm một cái tủ lạnh.

Tống Oánh thường xuyên mua kem cây từ chỗ bán sỉ trong xưởng bỏ vào, còn Hoàng Linh nấu chè đậu xanh mỗi ngày.

Trang Đồ Nam đổ mồ hôi chuẩn bị cuộc chiến thi đại học còn hai bà mẹ thì lo hậu cần, cung cấp đủ đồ uống lạnh một cách kịp thời



Trạm sữa có nhận đặt hàng sữa tươi, mỗi sáng sẽ có nhân viên đưa sữa tới tận nhà.

Bọn họ sẽ đóng một hộp gỗ nhỏ trước cửa nhà khách hàng, mỗi sáng sớm nhân viên sẽ đạp xe ba bánh đi khắp hang cùng ngõ hẻm mở khóa đổi bình không bằng bình sữa đầy.

Hoàng Linh đã sớm muốn đặt sữa bò cho Trang Đồ Nam nhưng cậu phải dậy sớm tới lớp tự học vì thế mỗi sáng cậu rời nhà sớm hơn cả thời gian nhân viên đưa sữa tới.

Sữa tươi mà để tới tối sẽ hỏng vì thế cô đành từ bỏ.

Nay nhà họ Lâm mua tủ lạnh thế là Hoàng Linh được hưởng lộc và đặt một bình sữa bò cho hai đứa con nhà mình như ý muốn.

Tống Oánh nghe Hoàng Linh nói hoạt động trí não cần nhiều protein thế là lập tức cũng đặt cho Lâm Đống Triết một bình sữa bò.

Trước cửa nhà họ cứ thế thêm một thùng gỗ nhỏ.

Tống Oánh nhanh chóng quyết định mua tủ lạnh khiến Hoàng Linh cực kỳ cảm ơn, “Cô đúng là giúp nhà chị một việc lớn.

Mùa hè nóng thế, vốn Đồ Nam cũng không có khẩu vị, mà ăn không ngon sẽ không có sức học bài.

Từ sau khi có tủ lạnh, thêm sữa bò, kem cây, chè đậu xanh mát lạnh thế là thằng bé ăn uống tốt hơn nhiều.”

Hoàng Linh thấp giọng nói, “Chị biết kỹ sư Lâm…… biết nhà cô hiện tại không thiếu tiền nhưng chị vẫn muốn chia một nửa tiền điện cho tủ lạnh.”

Tống Oánh nghĩ nghĩ và nói, “Nếu là trước kia em quả thật sẽ đau lòng tiền điện cho tủ lạnh nhưng hiện tại em cũng nói thật là em không quá để ý.

Hơn nữa chị cũng bỏ có hai bình sữa bò, dùng ít đá, chút điện ấy tính thế nào, thôi không cần tính đâu.”

Tống Oánh nhìn Lâm Đống Triết đang ngồi dưới mái hiên ăn kem quả quýt và nói, “Đừng nói chị, em và Võ Phong cũng ngóng trông Đồ Nam thi đỗ đại học tốt.

Có thằng bé làm gương còn tốt hơn người lớn chúng ta lải nhải rất nhiều.”

Cô nói, “Ngày đó em thấy Tiểu Mẫn và một đứa con trai đi dạo phố, có phải con bé có bạn trai không?”

Hoàng Linh gật gật đầu, “Trung cấp có thể chuyển hộ khẩu vì thế đứa nhỏ nhà nông có thể chuyển sang phi nông nghiệp.

Trong lớp có không ít con cái nhà nông nhưng A Muội nói cô ấy phản đối con gái quen với mấy đứa ấy, còn nếu là con cháu thành phố thì cô ấy mặc kệ.”

Hoàng Linh nghe Trang Siêu Anh nói không ít về những khác biệt trong hệ thống giáo dục ở các nơi, “Trẻ con nhà nông thậm chí còn được cha mẹ cổ vũ yêu đương, tốt nhất là tìm một gia đình thành thị.

Nếu không có thể tìm đồng hương, cùng quê, cùng đi học, tương lai lại cùng làm việc, vừa ổn định đáng tin cậy lại an tâm.”

Tống Oánh lập tức thấy hứng thú, “Còn San San thì sao?”

Hoàng Linh nói, “Hẳn là không yêu đương.

Con bé vẫn thích xem sách giải trí, nếu có thời gian rảnh sẽ nhận ít đơn áo len kiếm tiền tiêu vặt.

Hôm qua con bé còn tới nhờ chị dạy cho ít kiểu dáng, cực kỳ cần mẫn lại hiểu chuyện.”

Tống Oánh nhìn quanh, thấy Lâm Đống Triết không nghe được bọn họ nói chuyện mới thấp giọng hỏi, “Chị có biết vì sao San San không tới ký túc xá của trường mà một hai phải về nhà ở không?”

Hoàng Linh lắc đầu.

Tống Oánh nói, “Lão Ngô cũng dùng tấm ván gỗ ngăn phòng ngủ thành hai.

Tiểu Mẫn và Tiểu Quân mỗi người một bên.

Có hôm đang ăn cơm Tiểu Mẫn nói khi nào mới có thể hủy ván gỗ kia đi.

Không lâu sau San San đã dọn từ ký túc xá về, phòng ngủ vẫn ngăn đôi, San San và Tiểu Mẫn đứa ngủ trên giường, đứa ngủ dưới đất, còn Tiểu Quân thì ngủ bên kia.”

Hoàng Linh sửng sốt trong chốc lát mới suy nghĩ cẩn thận những cong vòng trong đó, “Ý em là San San đang giúp em trai tranh phòng ở với Trương Mẫn sao? Đây là nhà của xưởng dệt, Tiểu Quân là con đẻ, lại là con trai, sao phải tranh?”

Sau đó cô lại thở dài, “San San cũng là đứa thâm sâu.”

Nói xong câu đó cô mới nhớ tới phong ba vào mùa hè.

Sau đó Trang Đồ Nam và Trang Tiêu Đình cũng trưởng thành hơn nhiều vì thế cô lặng yên không lên tiếng nữa.

Tống Oánh nói, “Ngõ nhỏ của chúng ta vì chuyện thanh niên trí thức về thành phố và con cái của họ mà xảy ra bao nhiêu vấn đề tranh chấp nhà ở.

Dù San San không ăn thịt heo thì cũng thấy nhiều heo chạy như thế……”

Tống Oánh còn chưa dứt lời đã nhớ tới mâu thuẫn của nhà họ Trang năm trước thế là vội im miệng và ngượng ngùng cười.

Hoàng Linh biết Tống Oánh vô tâm nên không để bụng nói, “Đúng vậy, gà bay chó sủa, cả nhà không yên.”

Tống Oánh muốn nói lại thôi.

Hoàng Linh lại tiếp tục, “Chị biết em muốn hỏi gì.

Em muốn hỏi sau khi Đồ Nam vào đại học liệu chị có chịu để Hướng Bằng Phi tới Tô Châu đọc sách hay không chứ gì?”

Cô phe phẩy cái quạt và nhìn rau dưa trong sân rồi thất thần một lát, “Chị cũng chẳng biết nữa.”

Lâm Đống Triết ở trong phòng gọi với ra ngoài, “Anh Đồ Nam, có muốn một bát chè đậu xanh với đá không? Em múc cho anh.”

Trang Đồ Nam đáp lại, “Thêm đường, thêm đá.”

Lâm Đống Triết đáp như nước chảy mây trôi, “Có ngay, quý khách chờ một lát.”

Hoàng Linh than, “Có khi chị cảm thấy chăm sóc Bằng Phi mấy năm cũng giống như chăm sóc Đống Triết thôi, là một nửa đứa con trai, cũng không có gì tệ.

Chị cũng thông cảm với thằng bé, nhưng chị nhịn nhà đó đủ rồi, đời này chẳng bao giờ muốn nhịn nữa.”

Cô cảm khái, “Tống Oánh, vẫn là em có phúc khí, nhà chồng cách khá xa nên chưa từng phải chịu o ép của cha mẹ chồng.”

Cô căm giận, “Chị vừa nhớ tới mẹ chồng đối xử với mình lúc trước thế nào rồi nghĩ tới chuyện bọn họ muốn chị phải chăm sóc Bằng Phi và hai đứa nhỏ nhà chú út là chị đã hận.

Sau khi đại náo một trận mà chị lại đồng ý chăm sóc Bằng Phi thì cảm thấy giống như ăn phân, là bị người ta bắt ăn ấy.”

Lâm Đống Triết bưng một bát chè đậu xanh đi qua thế là bị Tống Oánh vươn tay cướp, “Đi múc bát khác đi.”

Tống Oánh nhét cái bát vào tay Hoàng Linh, “Chị Linh, uống chè đậu xanh đi cho mát.”

Hoàng Linh đón lấy bát chè và cảm ơn Tống Oánh.

Sau đó cô lại nói, “Trước khi Đồ Nam thi đại học Siêu Anh sẽ không nói tới chuyện này.

Mà anh ấy không nhắc thì chị sẽ càng không nhắc tới.”

Cô nhẹ nhàng quấy chè đậu xanh, cái thìa sứ nhỏ nhẹ chạm vào khối băng phát ra tiếng vang thanh thúy.

Hoàng Linh chậm rãi nói, “Hôn nhân ấy mà, nếu có lý do để người ta buộc phải nhẫn nhịn thì người ta nhất định sẽ nhẫn nhịn.

Còn nếu đã không có vậy khẳng định là chẳng ai chịu nhịn.

Hiện tại chị chẳng có lý do nào để nhẫn nhịn cả, cũng chẳng cần phải nhịn.

Bằng Phi tới cũng tốt, không tới cũng tốt, đó đều là việc của nhà họ Trang, chị lười chẳng muốn quản, bọn họ thích làm gì thì làm.”



Trên bảng thông tin của khối cuối cấp không có tin tức gì mà chỉ có hai hàng chữ to: “Đời này có mấy lần có thể liều tất cả, cách ngày thi đại học còn XX ngày.”

Con số trên bảng đen đếm ngược từng ngày.

Mỗi đêm trước khi ngủ đều có sữa bò hâm nóng, thậm chí mẹ vì cậu mà cự tuyệt không cho em họ Bằng Phi tới ở nhờ.

Tất cả những điều này khiến áp lực tâm lý của Trang Đồ Nam lớn kinh khủng.

Nhất Trung là trường cấp ba trọng điểm của tỉnh vì thế bộ phận chiêu sinh của các trường đại học sớm đã tới trường phân phát tóm tắt chiêu sinh đồng thời giới thiệu về các chuyên ngành.

Bọn họ cũng tiến hành phỏng vấn một ít nhân tài trọng điểm.

Gần như toàn bộ thí sinh đều hướng tới Bắc Kinh hoặc Thượng Hải, Trang Đồ Nam cũng không ngoại lệ.

Cậu muốn ghi danh học ở trường trọng điểm tại Thượng Hải.

Sau khi biết chí hướng ấy chủ nhiệm lớp đề cử cậu với giáo viên chiêu sinh của Phúc Đán và Đồng Tế.

Giáo viên chiêu sinh của Phúc Đán rất thích cách nói năng của Trang Đồ Nam.

Ngoài việc học ở cấp ba ông ấy còn nói chuyện với cậu về lịch sử và văn học trong một lát.

Ông ấy hứa hẹn nếu Trang Đồ Nam chọn Phúc Đán thì chỉ cần thành tích qua chuẩn là ông ấy sẽ bảo đảm nhất định chọn cậu.

Giáo viên của Đồng Tế nghe nói Trang Đồ Nam muốn thi vào khoa kiến trúc thì tiếc nuối vì sao cậu không thi vào khoa văn.

Nhưng ông ấy xem thành tích thi toán và vật lý của cậu rồi thì trầm ngâm thật lâu và hứa hẹn nếu cậu đạt điểm chuẩn hai môn này của Đồng Tế trong kỳ thi đại học ông ấy sẽ hỗ trợ cậu sắp xếp.

Mang theo áp lực và khát vọng thật lớn, Trang Đồ Nam thấp thỏm vào trường thi.

Ánh mặt trời nghiêng nghiêng chiếu qua cửa sổ kính vào phòng học.

Ánh sáng chiếu tới bảng đen mang theo dịu dàng không hề chói mắt nhưng không hiểu sao Trang Đồ Nam lại cảm thấy ánh sáng ấy thật là khó chịu.

Cậu nắm chặt tay rồi lại duỗi ra và mở bài thi mới được phát cho mình, cố nén khẩn trương và nghiêm túc đọc đề bài.



Ba ngày thi sáu môn, sau đó thí sinh nhanh chóng biết đáp án.

Sau khi tự mình đánh giá số điểm, bọn họ căn cứ vào đó mà điền chí nguyện.

Chí nguyện đại khái có ba lựa chọn, trường trọng điểm cả nước, trường trọng điểm của tỉnh và trường đại học địa phương.

Nếu không đỗ trường trọng điểm cả nước thì khả năng sẽ ảnh hưởng tới việc trúng tuyển trường trọng điểm của tỉnh và trường địa phương.

Bởi khi ấy điều kiện trúng tuyển của các trường kia sẽ thay đổi theo.

Thế nên chí nguyện đầu tiên là quan trọng nhất.

Trang Đồ Nam muốn tới Phúc Đán bởi vì đó là nơi được mệnh danh là “Giang Nam đệ nhất học phủ”, ngang hàng với Thanh Hoa và Bắc đại.

Trang Đồ Nam đánh giá điểm thi của mình chỉ cao hơn điểm chuẩn năm trước của Phúc Đán một chút, chưa chắc đã đủ điểm vào trường năm nay.

Hơn nữa dù có đỗ thì cũng không có khả năng vào mấy khoa đứng đầu như kinh tế hoặc quản lý gì đó mà chỉ có thể học triết, lịch sử và những khoa thuần xã hội khác.

Đa phần phụ huynh đều không có nhiều nhận thức về việc thi đại học và chọn chuyên ngành nhưng Trang Siêu Anh là một con rồng trong việc chấm bài thi, giám thị và điền chí nguyện vì thế dưới sự kiến nghị của anh Trang Đồ Nam không cần phải học mấy ngành như văn học, triết học gì đó.

Lâm Võ Phong cũng phát biểu cái nhìn của mình, “Quốc gia kêu gọi chấn hưng khoa học kỹ thuật vì thế tài liệu, dụng cụ, kiến thức khoa học thực dụng đều sẽ có phát triển lớn.”

Sau nhiều cân nhắc cuối cùng chí nguyện đầu tiên của Trang Đồ Nam là khoa kiến trúc đại học Đồng Tế.

- -----oOo------