Phía Sau Em Là Anh

Chương 3: Phạt lâu vậy sao?



Não nó chứa phân hay sao mà lại đề nghị những điều này, nó khiến tôi sinh ra ảo tưởng bản thân là một người cao cả còn rất có năng lực. Nhưng so với quần áo trên người nó tôi chẳng qua chỉ là một con kiến tùy ý nó giẫm đạp.

Người nhà cả hai nhất định sẽ nghi ngờ, nó không biết chuyện này sao?

Nhưng nhìn nó ra nông nỗi này, là muốn tôi chết thay?

Nó đột nhiên đổi điện thoại giật lấy chìa khóa đâm đầu chạy vào bên trong nhà. Hay thật, người nhốt bên ngoài lại là tôi, nói tôi thân thể không tồi cũng khen nó một câu có bản lĩnh.

Đoàn xe dừng trước con hẻm, toàn những người ăn mặc lịch sự mang theo gương mặt hung tợn đứng đối diện với tôi.

“Cô chủ lão phu nhân gọi về. Lão phu nhân có lệnh, phản kháng có thể đánh, chỉ cần còn thở.”

Ngay cả giới thiệu còn không nghe, bọn họ đây là ngu thật hay ngu giả? Quần áo trên người khác như vậy cũng không quan tâm.

Tôi chuẩn bị đâm đầu vào chỗ chết, thì điện thoại nhận một tin nhắn.

“Tao nhận xong hình phạt rồi, mày chỉ cần về nhà quỳ ba ngày là được. Cầu xin mày đó, chuyện bên này tao sẽ thay mày giải quyết ổn thỏa.”

Không quen không biết, không thân không thích. Nhờ như vậy có phải bất lịch sự lắm không, còn là chịu phạt giúp nó.

Ngoại trừ khóe miệng dính ít máu cũng không thấy vết thương nào khác trên người nó. Nhưng cái cách đứng không vững kia rốt cuộc là nhận hình phạt như thế nào?

Tôi thả lỏng, tiến về phía bọn người kia. Đi ra khỏi con hẻm mà không một lần ngoái đầu nhìn lại, bốn chiếc xe hộ tống xếp thành hàng dài làm cho người đi đường một phen trầm trồ.

Nhìn là đủ biết gia đình nó giàu cỡ nào, tôi đúng là tự chuốc khổ.

Trên xe tin nhắn đến liên tục.

“Tao dùng đồ của mày được không? Mấy cái quần áo lót còn chưa xé mạc là của ai vậy?”

“Đồ lót chưa xé mạc là của tao, áo thun trắng với chân váy. Còn lại là của mọi người.”

“À, tao dùng nhà vệ sinh được không?”

“Được.”

Tôi và nó trao đổi thông tin cho nhau, về mọi người xung quanh. Thường ngày nên làm thế nào nên nói những gì, đối với cuộc sống của tôi nó chỉ cần ngủ thức dậy thì ăn. Nói vài câu coi như xong, bởi vì tôi vốn ít nói sẽ không có quá nhiều sơ hở.

Lịch học lại đơn giản chỉ cần ngồi nghe không cần ghi chép, hay phát biểu gì cả. Ngoại trừ những người ở cùng phòng là chị em họ, ngoài ra không có bạn bè.

Ngược lại cuộc sống của Ngưỡng Mi rắc rối vô cùng. Cuộc sống với gia đình, ba nó ít khi về nhà còn làm cảnh sát trưởng. Mẹ nó ở nhà suốt ngày quản thúc nó sớm ngày có tên trong bản di chúc của bà nội.

Chuyến đi vào nam là do nhận được thông tin có kẻ gài bom trong thành phố, mà nó chính là đứa gỡ quả bom ấy. Tôi muốn tụt huyết áp khi biết tin, tự hỏi nếu như nhận được lệnh thì biết làm sao? Chôn xác cùng quả bom luôn?

Nhưng may mắn nó bị ba mắng cả buổi vì tự tiện hành động. Giấy phép điều bị tịch thu, lui về phía sau đến khi ba nó nguôi giận.

Nó kể sau khi nói với bà nội vài câu, vì mệt mỏi mà ra bên ngoài hút thuốc không may đứng gần cái gia phả được kẻ bằng tay. Khi về phòng thì phát hiện nó cháy trụi, chỉ cháy gia phả không cháy nhà.

Nó đinh ninh bản thân đã dập lửa, còn cho điếu thuốc hút dỡ vào đúng vị trí. Nào ngờ nó trở nên như vậy, tôi nghĩ có kẻ hãm hại nhưng không tiện nói.

Tất cả đã trao đổi xong, tôi xuống máy bay tư nhân. Lần đầu đi máy bay còn không biết nó sang chảnh như thế, còn trong hoàn cảnh khó tin thế này.

Trong lòng có quá nhiều câu hỏi, nếu Ngưỡng Mi là đứa ngậm thìa vàng vì sao lại chọn nhiệm vụ đi gỡ bom trong khi hai đứa bằng tuổi nhau? Còn việc không có tên trong di chúc thì có sao?

Dàn xe tiếp đón khi vừa xuống máy bay chở tôi đến căn biệt thự sang trọng. Tôi đang tìm bóng hình mà Ngưỡng Mi tả, người phụ nữ được nó gọi là “Mụ phù thủy”.

Thay vì một người phụ nữ xinh đẹp sang trọng, thì lại xuất hiện một bà lão ngồi an nhàn ở bộ bàn ghế gỗ, từ tốn uống trà.

Tôi biết người này là ai rồi, là bà nội nó cũng là “Lão phu nhân” mà mấy người hộ tống gọi.

Bà ấy không nhìn đến chỗ tôi, lên tiếng hỏi.

“Hình phạt chưa xong đã muốn chạy? Từ nhỏ sợ bóng tối nên không dám hay là không dám đối mặt với tổ tiên?”

Tôi không sợ bóng tôi, tôi sợ ma nhiều hơn.

Phải nói làm sao đây? Ngưỡng Mi nói tôi thích gì cứ việc nói ra, không phải kiêng dè, làm như thế mọi người sẽ không nghi ngờ. Nói việc bản thân sợ ma có vẻ không được hay, bà già kia cũng đã nhắc đến việc khi nhỏ của Ngưỡng Mi.

Tôi nghĩ ngợi vài giây rốt cuộc cũng lên tiếng, không nên để người già đợi lâu.

“Cả hai.”

Bọn người hộ tống tôi đột nhiên lùi về sau vài bước, bọn họ đột nhiên lại có phản ứng gì vậy?

Bà già kia tức giận ra lệnh.

“Cho nó quỳ ở từ đường, bảy ngày sau mở cửa.”

Từ ba ngày mà Ngưỡng Mi nói tăng lên bảy ngày, hay là từ ban đầu nó đã gạt tôi? Bọn người phía sau đột nhiên nắm lấy bả vai, cái đụng chạm này thật sự khiến tôi khó chịu.