Sau Khi Pháo Hôi Ác Độc Trọng Sinh

Chương 198



Edit + beta: Iris

Nhờ năng lực tuyên truyền mạnh mẽ của web Phi Tấn và web bullet screen cũng như gần 200 triệu người xem, hơn nữa còn có cốt truyện kinh điển của chính bộ phim, sau khi trailer 《 Huyết nhục trường thành 》 được đăng lên, internet lập tức xôn xao.

Người phản ứng lại đầu tiên vẫn là fan của Đào Mộ. Trong khi những người qua đường và người xem khác vẫn đang chìm đắm trong cốt truyện, nhóm Gốm Sứ nhan khống và kỹ năng diễn xuất khống đã bắt đầu hưng phấn quảng bá kỹ năng diễn xuất và giá trị nhan sắc của Đào Mộ khắp nơi. Giống như dòng nước máy bất tận, từ ngữ khen ngợi lập tức lan tràn khắp web Phi Tấn và các nền tảng xã hội giải trí khác.

Nhóm Gốm Sứ khoe khoang cũng thu hút vài cư dân mạng bất mãn nào đó. Người đứng mũi chịu sào chính là fan Thẩm Dục.

“Ha ha, cắt trailer thôi là có thể nhìn ra kỹ năng diễn xuất? Filter này có phải ảo quá rồi không?”

“Tôi xem sơ qua cũng không thấy có gì hay ho, chỉ thấy các cảnh sau xấu tệ hại, căn bản kém tạo hình kinh điển của tiểu vương tử trong 《 Tử Tiêu 》 và 《 Giang hồ 》. Nhan sắc chỉ có vậy mà cũng dám thổi phồng 360 độ không góc chết? Fan Đào Mộ là do quá ít kiến thức hay nhắm mắt thổi phồng?”

“Diễn xuất lạm dụng thuốc phiện rất chân thật, chẳng lẽ đã tự trải nghiệm rồi? Nhớ là lúc trước có người tung tin hot Đào Mộ nghiện thuốc, tôi còn không tin lắm. Bây giờ xem biểu hiện của Đào Mộ trong cốt truyện…”

Fan Đào Mộ đang cuồng hoan quỳ lạy. Nghe thấy mấy tin đồn nhảm nhí thì lập tức ngừng mọi hoạt động.

Đúng như dự đoán, fan hai nhà lại cấu véo nhau.

“Đều đã thành chuột chạy qua đường mọi người đòi đánh rồi, fan của đồ giả còn có thời gian rảnh rỗi chú ý tới Mộ của tôi? Có bệnh à? Vấn đề học tịch của tiểu vương tử đồ giả mấy người đã giải quyết sao rồi?”

“Mùi chua của fan Thẩm Dục bay đến tận trời, còn dám thổi 《 Tử Tiêu 》 và 《 Giang hồ 》? Tiểu vương tử đồ giả của mấy người sắp biến hai bộ phim đó thành PPT rồi kìa, đọc đánh giá của các nhà phê bình điện ảnh chuyên nghiệp rồi tỉnh táo lại chút đi được không?”

“Đi xem doanh thu phòng vé thời gian thực của 《 Giang hồ 》 rồi tỉnh táo lại đi. Do gièm pha của tiểu vương tử đồ giả nhà mấy người mà bộ phim điện ảnh đã bị các cư dân mạng nữ và các nhà nữ quyền tẩy chay, doanh thu phòng vé tụt dốc, nhà đầu tư và nhà làm phim khóc không ra nước mắt. Có lẽ sau này không có ai dám mời tiểu vương tử đồ giả nhà mấy người quay điện ảnh nữa đâu. Đương nhiên, trừ khi tập đoàn Thẩm thị bỏ vốn nâng người.”

“Nói đến chuyện này, tôi lại nhớ tới tiểu vương tử đồ giả ngoài mặt thì ngây thơ mềm yếu, nhưng thật ra bản chất lại máu lạnh. Cầm tiền của Thẩm gia, hưởng thụ tài nguyên của Thẩm gia, lại có thể giả bộ như không có chuyện gì để người Thẩm gia gánh trách nhiệm giúp cậu ta. Quả nhiên là tiểu vương tử cao cao tại thượng, không có chút mùi người nào…”

Kết quả là, những tin tức tiêu cực được Thẩm gia vất vả đè xuống, lại lần nữa được Gốm Sứ lan truyền.

Fan mắng chiến của Đào Mộ trước giờ luôn nổi tiếng với sức chiến đấu bùng nổ, đây cũng là lý do chính khiến các fan nhà khác không muốn nhắm vào Đào Mộ. Không chỉ vì Đào Mộ sở hữu web Phi Tấn, mà quan trọng hơn là ngoại trừ làm diễn viên, Đào Mộ còn thích làm nhà đầu tư. Hơn nữa Đào Mộ rất ít khi nhận đại ngôn và thông cáo, gần như không có xung đột với các nhà khác về mặt tài nguyên, vì vậy fan các nhà cũng lười vô duyên vô cớ đắc tội một đại lão như vậy.

Đương nhiên. Fan nhà Thẩm Dục gia luôn luôn là một ngoại lệ.

Trong khi fan nhà mình và fan Thẩm Dục đang tham gia vào một trận mắng chiến mới, Đào Mộ cũng cùng các thành viên của đội sản xuất 《 Huyết nhục trường thành 》 và các diễn viên khác đi khắp nơi để phỏng vấn những cựu chiến binh vẫn còn sống sót sau kháng chiến.

“… Để giết được một tên R, chúng ta phải hy sinh bốn chiến sĩ. Trang bị rất kém cỏi, chỉ dựa vào mạng để gánh… Không có đạn dược cũng phải cắn răng lao lên. Ôm chặt tên R… Đồng quy vu tận…”

“Lúc ông tòng quân chỉ mới 16 tuổi, không hiểu gì, cũng không đọc được một chữ. Chỉ biết chúng ta đã bị người R ức hiếp đến không có đường sống. Đánh giặc cũng chết, không đánh giặc cũng chết… Lúc ấy, Tổng tư lệnh quân đội Xuyên Thục* đã nói ‘Chúng ta kháng chiến đến cùng, không lay chuyển, quân địch còn một ngày không lui khỏi đất nước, quân đội Xuyên Thục cũng một ngày không trở về quê hương’… Thôn ông có tổng cộng năm người cùng tòng quân. Sau một trận chiến, chết hết bốn cái… Ông không dám nghĩ ngày mai có thể sống sót hay không. Trên chiến trường, căn bản không nhìn thấy kẻ địch, rất có thể sẽ bị đánh trúng…”

*Xuyên Thục là Tứ Xuyên nha.

“Chết quá nhiều người. Một chiến hữu ban ngày còn hút thuốc sau chiến hào, có khả năng đến tối sẽ không thấy tăm hơi…”

“Đối mặt với mấy vạn quân R, quân đội ta đánh ba ngày ba đêm, đánh đến cuối cùng không còn một ai, không ai đầu hàng, không ai rút lui. Ngay cả sư đoàn trưởng cũng hy sinh cho tổ quốc. Sau đó, ông được quân đội đi ngang qua vớt ra từ trong đống thi thể…”

Khi nhìn vào những dữ liệu lịch sử liên quan đến quân sự, người ta luôn có câu “vô xuyên không thành quân”*. Kỳ thật, câu nói này xuất phát từ thời kỳ kháng chiến, sau sự kiện cầu Lư Câu, quân đội Xuyên Thục vốn luôn đứng ngoài chiến tranh đã chủ động kháng chiến, quân đội Xuyên Thục tổng cộng hơn 40 vạn người đã ra tiền tuyến kháng chiến đánh những trận chiến đẫm máu. Kể từ đó, hàng năm có rất nhiều thanh niên được cử ra mặt trận. Cuộc kháng chiến kéo dài 8 năm, số lính tổng cộng hơn 300 vạn người. Chiếm hơn ⅕ tổng nguồn lực quân sự của đất nước.

*Vô xuyên không thành quân (无川不成军): Trong cuộc kháng chiến chống Nhật, quân đội Tứ Xuyên đứng đầu cả nước về số lượng người tham gia và những hy sinh bi thảm. Trong quân đội chống Nhật của Trung Quốc cứ năm hoặc sáu người thì có một người đến từ Tứ Xuyên, nên có câu nói “không có quân đội nào có thể thành lập nếu không có Tứ Xuyên”.

Nói cách khác, trong số quân đội tham gia kháng chiến lúc bấy giờ, gần như cứ năm người thì có một người Xuyên Thục. Bởi vậy mới có câu “Vô xuyên không thành quân”. Hơn nữa, điều đáng nhắc tới nhất là sau khi kháng chiến bùng nổ, lúc quân đội Xuyên Thục chủ động đưa quân đội tham chiến, thì quân đội chính thức Đảng Quốc Dân đã coi thường đơn vị này. Cho rằng quân đội Xuyên Thục là quân đội địa phương tệ hại nhất, trang bị thấp kém, kỷ luật quân sự kém, chất lượng tướng sĩ kém. Lúc ấy, tổng tư lệnh ở chiến trường đầu tiên thậm chí còn nói thẳng “Tôi không cần một đội quân tệ hại như vậy”.

Tuy nhiên, trong toàn bộ cuộc kháng chiến, quân đội địa phương vốn có chất lượng kém nhất trong mắt quân đội cùng thời này đã chiến đấu đến chết cũng không hối tiếc, không đầu hàng.

Trong trận Tùng Hỗ, sư đoàn 26 quân Xuyên Thục có hơn 4000 người, nhưng khi rút khỏi chiến trường chỉ còn chưa đến 600, với hơn 85% thương vong; trong trận bảo vệ Nam Kinh, sư đoàn 21 và 145 quân Xuyên Thục hết đạn dược lương thực, sư đoàn trưởng hy sinh để báo đáp đất nước; trong chiến dịch huyện Đằng trận Đài Nhi Trang, quân đội Xuyên Thục thủ thành gần như toàn bộ đều thiệt mạng, không một ai bị bắt…

Mà bối cảnh lịch sử của bộ phim truyền hình 《 Huyết nhục trường thành 》 là trận Tùng Hỗ, thân phận của nam chính là một sĩ quan Xuyên Thục tốt nghiệp học viện quân sự Hoàng Phố. Vì vậy, Đào Mộ đã dẫn các thành viên đội ngũ sản xuất 《 Huyết nhục trường thành 》 đến phỏng vấn các cựu chiến binh làm điểm dừng chân đầu tiên ở vùng Xuyên Thục.

Những cựu chiến binh sống sót sau cuộc kháng chiến cơ bản đều đã ở độ tuổi 90. Tóc bạc da mồi, đầu bù răng thưa, trên mặt và tay đầy đốm đồi mồi, thậm chí không thể nói chuyện rõ ràng.

Nhưng khi bọn họ nói về kháng chiến trong quá khứ, nói về những chiến hữu đã hy sinh trên chiến trường, những sự kiện đẫm máu và chém giết lại như hiện rõ trước mắt. Thậm chí còn có một cựu chiến binh khóc nói rằng mình vẫn nhớ nơi chôn cất từng chiến hữu.

Có người cho Đào Mộ và đội ngũ sản xuất xem những bức ảnh cũ được chụp vào thời điểm đó và các huân chương được trao trong thời kỳ chiến tranh.

Những bức ảnh đen trắng cũ đã hơi ố vàng theo thời gian, các góc bị mòn và cong. Trong ảnh có tổng cộng 5 thiếu niên. Đều ở độ tuổi khoảng 15 - 16, nếu là ở thời hiện tại, cũng chỉ mới vào cấp ba, ngày nào cũng phải làm bài tập về nhà, học không xong, học không kịp, trốn học đi tiệm net, yêu sớm, bị gọi phụ huynh, gây gổ với fan của đối thủ trên mạng vì những chuyện vặt vãnh. Nhưng ở vài thập niên trước, khi đất nước bị xâm lược, bọn họ phải mặc những trang bị kém cỏi lao ra chiến trường chống giặc ngoại xâm.

Ông lão nói: “Đây là bức ảnh 5 người của thôn ông đi tòng quân, người trong làng đã chụp cho các ông.” Nhưng sau khi kháng chiến kết thúc, ông là người duy nhất còn sống sót trở về quê hương. Nhưng ông lão cũng không trở về với cơ thể nguyên vẹn, một cánh tay của ông đã bị mất trong chiến tranh.

“Khi ông bình phục, cấp trên nói sẽ phân công ông đến đồn công an. Ông không đồng ý. Ông nói ông không còn cánh tay, sao có thể giúp dân bắt kẻ xấu. Nếu ông không bắt được kẻ xấu thì làm cảnh sát làm gì.”

“Ông có thể sống sót, về quê đoàn tụ với người nhà, đã may mắn hơn những chiến hữu chết trong chiến tranh lắm rối. Ông không muốn trở thành gánh nặng cho đất nước. Đất nước chúng ta vẫn chưa trở nên mạnh mẽ hơn, cần có người khỏe mạnh đảm nhận những vị trí quan trọng hơn.”

“Đất nước, còn cần phải mạnh mẽ hơn. Chỉ khi mạnh mẽ rồi, mới không bị các nước khác ức hiếp.” Vậy thì những chiến hữu đó mới không chết một cách vô ích.

《 Huyết nhục trường thành 》 là một bộ phim kháng chiến điển hình, nói cách khác chính là bộ phim dành cho nam giới. Suất diễn của các nhân vật nữ không nhiều lắm, ngay cả nữ chính và nữ hai cộng lại không được thêm bao nhiêu suất diễn.

Vì vậy hầu hết những người đến phỏng vấn cựu chiến binh cùng Đào Mộ đều là đàn ông. Ví dụ như nam chính Chiến Bân gần 40 tuổi, và một vài diễn viên gạo cội cũng 30 40 tuổi.

Tuy nhiên, ngay cả những người đàn ông có tinh thần sắt thép cũng không khỏi bật khóc khi nghe các cựu chiến binh kể lại những trải nghiệm đó. Càng khỏi phải nói tới phía phụ nữ, khóc tốn hai ba bịt khăn giấy.

Ngoài Xuyên Thục, Đào Mộ còn đến tỉnh Tương, tỉnh Điền, tỉnh Quế để phỏng vấn các sĩ quan của quân đội Tương, quân đội Điền và quân đội Quế sau kháng chiến.

*Tỉnh Tương là tỉnh Hồ Nam, tỉnh Điền là Vân Nam, tỉnh Quế là Quảng Tây.

Bọn họ phỏng vấn rất nhiều cựu chiến binh trong kháng chiến, chụp rất nhiều bức ảnh cũ quý giá, và cả những huy chương mặc dù đã lâu nhưng lại được lau chùi đến sáng bóng. Bọn họ cũng đến bảo tàng kháng chiến ở địa phương và nghĩa trang liệt sĩ. Cuối cùng khi trở lại Yến Kinh, mắt đạo diễn Chu Hồng đỏ bừng nói với Đào Mộ: “Tôi thật sự rất may mắn vì đã toàn tâm toàn ý quay một bộ phim truyền hình như vậy. Chúng ta đã dùng trạng thái tốt nhất, thái độ nghiêm túc nhất, kỹ năng diễn xuất của các diễn viên đều trên mức trung bình để hoàn thành một tác phẩm như vậy. Tôi hy vọng nỗ lực của chúng ta không khiến bọn họ xấu hổ.”

“Tôi hy vọng những cố gắng của chúng ta không phụ lòng đoạn lịch sử đó.”

Không có cốt truyện kịch tính, không có hi hi ha ha nói xấu hay làm kẻ xâm lược yếu thế, không có cái băn khoăn mang tên nhu cầu thị trường và thị hiếu khán giả, mà là thái độ dẫn chứng, cố gắng khôi phục lại lịch sử mưa bom bão đạn.

Để nhiều người hiểu rằng mỗi một tấc núi sông là một tấc máu, cuộc kháng chiến không hề dễ dàng trừ khi các cựu chiến binh bất tử.