[Oneshot Series] Ngư Thúc Quái Đàm

Chương 62: Vay nợ âm



Hôm nay tôi sẽ kể một câu chuyện khá huyền bí.

Liên quan đến ông trùm đỉnh danh bến Thượng Hải Hoàng Kim Vinh, chuyện năm nọ ông đến núi Thượng Phương, Tô Châu vay nợ âm.

Người Tô Châu xưa có câu: “Nợ âm núi Thượng Phương, trả cả đời không hết.”

Về chuyện nợ âm núi Thượng Phương, trước kia tôi đã từng kể, đại khái là trên núi Thượng Phương cung phụng năm yêu vật, rất nhiều dân cờ bạc thường tới, nhiều đến nỗi đổ cả cửa, thua không còn gì, liền lên đây “vay nợ âm”.

Đã vay người âm tương đương với việc bạn đang nợ chúng nó, mỗi năm đều phải lên núi Thượng Phương cúng tế (trả nợ), hơn nữa khoản nợ này là vĩnh viễn không trả hết được, cha chết con trả, đời đời truyền xuống, cho đến khi không còn hậu đại, cả nhà tuyệt tử mới thôi.

Câu chuyện hôm nay là do một ông lão người Tô Châu kể.

Mấy hôm trước tôi đi sưu tầm chuyện về dân tộc Tô Châu bản địa, có một người bạn giới thiệu với tôi ông lão này. Ông lão họ Ngô, là con cháu thuộc một chi của Ngô gia trong bát đại gia tộc ở Tô Châu.

Ông đến bến Thượng Hải từ rất sớm, từng gia nhập Thanh bang chân chính, khi ấy còn là thời Dân quốc, chuyện tam giáo cửu lưu khắp bến Thượng Hải, không gì ông không biết, hiển nhiên là một cuốn từ điển sống về lưu manh bến Thượng Hải.

Tôi vừa nghe đã cảm thấy đây chắc chắn là một kho báu, vội vàng nhờ cậu ta dẫn đi, mấy hôm trước đến tận nơi bái phỏng.

Ông lão sống trên đường Bình Giang, khu thành cổ Tô Châu, trong một ngôi nhà nhỏ sát bên sông, "Người đến Cô Tô rồi sẽ thấy, Nhà sàn dọc khắp gối bờ sông".

(Trích bài thơ Tống Nhân Du Ngô, bản dịch tham khảo tại thivien.net)

Kiểu nhà này họa sĩ rất thích. Tường vôi ngói mực, hiên vút góc bay, như một bức tranh thủy mặc, rất có phong vị Giang Nam. Ví dụ như Ngô Quán Trung tiên sinh, ông đã vẽ rất nhiều bức tranh về chủ đề này.

Thực ra tường vôi trắng ở đây không chỉ để cho đẹp, ban đầu nó là để chống ẩm, Tô Châu mưa nhiều, hơn nữa người dân Tô Châu cũng đều sống gần bờ sông, vì vậy chống ẩm là ưu tiên hàng đầu.

Cho nên những căn nhà cổ như thế này nhìn đẹp thật, nhưng thực tế thì rất ẩm ướt, đặc biệt là những căn nhà cũ được xây thấp, u ám ẩm thấp, sống trong đây cũng không được thoải mái lắm đâu.

Nơi ông lão này ở chính là một căn nhà như thế, tồi tàn tăm tối.

Ông sống một mình, thuê một người giúp việc từ quê lên chăm sóc.

Những người thuộc diện “Thanh bang di lão” như ông, nhà nước khẳng định không cho phụ cấp, có điều trước kia ông đã chôn trong nhà cũ (cũng chính là ngôi nhà hiện tại) mấy thùng đồng bạc được bọc da ở ngoài, chính là đồng Viên đại đầu, mỗi năm lại bán đi một ít là đủ sống qua ngày.

(Di lão: người trung thành với triều đại trước)

Chính ông từng kể, đây là học từ người Do Thái. Thượng Hải năm ấy có không ít người Do Thái trốn từ Đức qua, người Do Thái trước khi đến Thượng Hải đã đổi cả thùng đồng hồ Thụy Sĩ, mỗi năm bán đi một hai chiếc là đã có tiền để sống rồi.

Cuộc sống của ông rất đơn giản, không có yêu cầu cao về phương diện ăn ở, duy chỉ có về mặt thức uống là rất để ý. Ông chỉ uống trà Bích Loa Xuân thượng hạng, còn phải dùng nước chuyên dụng để pha, có một chiếc ấm tử sa tuổi đã hơn trăm năm, ngày ngày nằm trong viện nhàn nhã uống trà, tắm nắng.

Trước khi đến tôi đã nhờ một người bạn ở Đông Sơn mua mấy lạng Bích Loa Xuân thượng hạng để tặng ông. (trà Bích Loa Xuân có nguồn gốc từ đảo Đông Sơn, Tô Châu)

Ông vui lắm, bảo bà giúp việc mau đi chuẩn bị ấm trà, hôm nay phải ngồi uống với thằng bé (chính là tôi) mấy chén!

Người giúp việc chép miệng, nhỏ giọng nói với tôi, lão già này khó hầu hạ lắm, cái gì cũng phải tỉ mỉ, phô trương, mấu chốt là không dính dáng gì đến mấy đồng tiền bẩn!

Tôi há mồm cười, trong đầu nghĩ đây mới là di lão chân chính chứ!

Nhà văn Uông Tằng Kỳ từng viết một câu truyện ngắn, có một vị Bối lặc, danh xưng Kim tứ gia, sau Giải phóng đã trở thành dân thường, nhưng lại vẫn còn mấy phần thói quen của quý tộc.

Ông kiên nhẫn xắt rau muối đến độ mỏng nhất có thể, kiên nhẫn không ở nhà “tường vôi mái ngói, sàn lát gạch hoa, trần nhà dán giấy, bốn bề sơn trắng như tuyết”.

Nhà văn ngày xưa ấy mà, đều rất chú trọng những chi tiết như vậy, những chi tiết này khiến người ta cảm động, bùi ngùi tiếc nuối; các tác giả hiện nay lại không thế, mà nhà văn ngẫu hứng như tôi lại khá để ý, ngẫm ra cũng thấy thần kỳ lắm đấy.

Ông lão tự tay pha trà, nói với tôi, Bích Loa Xuân là phải pha bằng ấm thuỷ tinh, nhìn những lá trà chậm rãi chìm xuống, chìm đến đáy rồi lại từ từ nổi lên, rồi mùi hương bắt đầu lan toả, cái này được ví như mây trắng cuồn cuộn, hương trà chú nhập, có chút gì đó như mùi vị cuộc đời.

Tôi híp mắt nhấp một ngụm trà, chung quy là tôi chẳng hiểu gì về trà đạo cả, nghe ông nói: “Mọi người đều bảo trà trước Thanh Minh ngon, thực ra Bích Loa Xuân tuyệt nhất là vào sau Thanh Minh, mùi vị càng thêm nồng đậm.”

Tôi làm gì hiểu mấy cái này, chỉ biết luôn mồm khen ông hiểu trà, hiểu văn hoá.

Ông bật cười, bảo: “Tao cũng có hiểu cái mẹ gì đâu, này là nghe được hồi còn chạy theo xách túi cho mấy vị đại ca, bọn họ nói đấy.”

Tôi thấy ông nói thế, vội hỏi thử xem thế nào: “Nghe nói trước kia bác là tử đệ Thanh bang ạ?”

Ông khoát khoát tay, đạo: “Không tính, không tính, tao chỉ theo bọn thủ hạ của Vinh gia kiếm miếng cơm ăn thôi, không tính là tử đệ Thanh bang được.”

Tôi lại hỏi: “Vị Vinh gia này là…”

Ông gật gật đầu: “Chính là Hoàng Kim Vinh đấy.”

Tôi hơi giật mình, không hiểu cho lắm: “Hoàng Kim Vinh chẳng phải là lão đại của Thanh bang sao?”

Ông lão xua tay, nói "Bây giờ người ta hay kể bến Thượng Hải có ba Đại đình: Hoàng Kim Vinh, Đỗ Nguyệt Sanh, Trương Hiểu Lâm, đều là người Thanh bang.

Đây toàn là người ngoài nghề nói linh tinh, thật ra địa vị của ba người này trong Thanh bang hoàn toàn không giống nhau.

Vào thời ấy, bối phận trong Thanh bang được sắp xếp theo thứ tự “Đại, Thông, Ngộ Học”.

Trong ba người này, căn chính miêu hồng nhất là Trương Hiểu Lâm, ban đầu ông ta theo Phàn Cẩn Thừa, Phàn Cẩn Thừa chính là người thuộc “Đại” tự bối của Thanh bang, vì thế Trương Hiểu Lâm thuộc “Thông” tự bối.

Đỗ Nguyệt Sanh dưới trướng Trần Thế Xương, Trần Thế Xương thuộc “Thông” tự bối, nên ông ta là “Ngộ” tự bối.

Còn Vinh gia, ông ấy xưa nay chưa bao giờ là tử đệ Thanh bang.

Bấy giờ, ông là tham trưởng khu Tô giới Pháp, có tiền có thế, muốn có một thân phận giang hồ, thế là liền tìm Trương Nhân Khuê, cũng tính là đã nhập Thanh bang.

Trương Nhân Khuê mang danh đại ca cuối cùng của Thanh bang, thuộc “Đại” tự bối, thế nên Vinh gia sẽ là “Thông” tự bối, nhưng ông lại không đồng ý, cảm thấy “Đại” tự bối cũng không sánh nổi với mình, nên đã tạo riêng cho mình một cái gọi là “Thiên” tự bối.

Thế nên kì thực ông ấy cũng không phải tử đệ Thanh bang, giống với Hồ Tuyết Nham, được gọi là “không tử”.

Hồi đấy ta theo Vinh gia kiếm cơm, tự nhiên cũng là không tử."

Tôi hỏi tiếp: “Thế trong tam Đại đình thì ai là lợi hại nhất?”

Ông đáp: “Đương nhiên là Vinh gia rồi. Đỗ Nguyệt Sanh trước kia là tiểu đệ của Vinh gia, hắn khá có đầu óc, đánh đấm cũng giỏi, còn biết động não, sau tự lập môn hộ. Trương Hiểu Lâm thì đúng là một thằng giẻ rách, làm Hán gian theo bọn Nhật, cuối cùng ăn mấy viên kẹo đồng đi đời rồi.

Haizzz, người trong giang hồ ghét nhất bọn bán nước, ăn cháo đá bát, không bằng súc vật, cứ gặp chuyện như vầy là phải cho nó ba dao sáu lỗ, thế cho sạch đất!”

Tôi vội khen ông có nghĩa khí, không hổ là tử đệ giang hồ, sau đó còn xin ông kể chuyện về Hoàng Kim Vinh, tốt nhất là kiểu hơi linh dị thần kì một chút ấy.

Ông lại khoát khoát tay, nói “Mày thực sự là coi trọng bác quá. Tao ngày xưa cũng chỉ là chân chạy vặt, nào biết được nhiều đến thế!”

Có điều ông hơi hơi nheo mắt, ngồi nghĩ một hồi, cuối cùng cũng mở miệng kể.

“Vinh gia là người gốc Tô Châu, cách nhà ta không xa. Nhà ta cũng gọi là quyền quý đấy, thuộc Ngô gia trong bát đại gia tộc Tô Châu.

Nhưng cũng không phải phát đạt lắm, chỉ có thể coi là bàng chi, cha ta qua đời sớm, do nghiện thuốc phiện, cả nhà đã sớm suy tàn, về sau dựa vào mẹ ta đi may vá thuê, sống qua ngày.

Mẫu thân của ta rất có chí tiến thủ, xin người trong họ để ta vào lớp tư thục của Ngô gia, nhưng trong ấy… đều là các thiếu gia, ta chỉ là con của một người thợ may, kiểu gì cũng bị kỳ thị, cho nên đi học vài năm sau rồi cũng bỏ.

Khi đó, con nhà nghèo như ta, nếu muốn kiếm ăn chỉ có thể đến Thượng Hải, xông xáo bến Thượng Hải một lần.

Cũng may khi cha ta còn tại thế, gia cảnh cũng không tệ lắm, trước kia từng tiếp tế Hoàng gia, chính là nhà Vinh gia, cho nên nghe nói ông ở Thượng Hải rất khá, là một ông trùm hô mưa gọi gió, mẫu thân của ta liền tìm người viết hộ một phong thư, lại tìm một người lớn tuổi nhờ trông nom, để cho ta đi tìm ông ấy.

Ông lúc ấy thanh thế rất lớn, trong ngôi nhà rộng vàng son lộng lẫy, ngồi trên ghế thái sư, hỏi ta mấy câu. Ta nơm nớp lo sợ đáp, càng nói càng hoảng, cuối cùng quỳ sụp xuống, dập đầu lạy ông ba cái.

Vinh gia tự mình đi xuống nâng ta dậy, nói với ta: Thiếu niên không sợ nghèo, ba mươi năm Hà Tây, ba mươi năm Hà Đông, chú phải cố gắng, sớm muộn gì cũng có ngày được như anh!

Vinh gia là người trọng tình trọng nghĩa, nghĩa khí với huynh đệ, yêu thương vợ con, ở thời ấy cũng được tính là một người không tồi rồi.

Chuyện của Vinh gia ở chỗ chúng ta lưu truyền rất rộng, đặc biệt là quá trình phất lên thần kì của ông.

Ông sinh ra trong gia đình nghèo khó, vô cùng nghèo, sau đó cuộc sống ở Thượng Hải cũng chẳng đến đâu, lấy vợ ở rể cho nhà người ta, thê thảm ghê gớm.

Bước đầu tiên ông bắt đầu sự nghiệp là vì vợ ông. Vợ ông là bà Lâm Quế Sinh, mở một kỹ viện ở phố Nhất Chi Xuân khu Nam thị, chính là kỹ viện, động đốt tiền nổi danh "Yên Hoa Gian". Lúc ấy tất cả kỹ viện trên phố Nhất Chi Xuân đều được bà bảo kê, trên giang hồ cũng gọi bà một tiếng "A Quế tỷ".

Về sau ông đến Tô giới Pháp làm đầu mục bắt người, thu một chút phí bảo hộ, tiểu đả tiểu nháo, cũng không bao nhiêu tiền lợi nhuận.

Ông chính thức phất lên, là vì cứu được một cha sứ người Pháp.

Cha sứ người Pháp kia rất lợi hại, quan hệ với đại nhân vật ở Tô giới Pháp rất tốt, về sau bị bắt ở Sơn Đông, tùy thời sẽ giết con tin.

Sơn Đông từ xưa vốn được mệnh danh là "thế giới thổ phỉ", nếu không may, dù có cho tiền, bọn họ cũng giết con tin!

Về sau Tô giới Pháp treo giải thưởng, mời người đi cứu vị cha sứ này. Sau đó Vinh gia liền dẫn theo mười huynh đệ, đi đến Sơn Đông, âm thầm tìm được người giam giữ cha sứ, cho hắn mấy trăm đồng Đại Dương liền cứu được người.

Cậu thấy đấy, ông ấy suy nghĩ rất linh hoạt, cho nên được người Pháp tín nhiệm, lên chức trưởng đốc. Ông ấy làm trưởng đốc 20 năm, hắc bạch hai bên ăn sạch, năm đó J tiên sinh cũng từng phải dập đầu với ông, đưa qua thiếp mời, làm lễ bái sư.

Vinh gia liền nói với hắn, giành thiên hạ không phải dựa vào nhiệt huyết, mà là dựa vào tiền, không có tiền thì đánh thiên hạ thế nào.

Đầu tiên là phải có tiền, súng rồi pháo đều phải dùng tiền mua mà!

Cho nên J tiên sinh liền chuyển biến mạch suy nghĩ, quay ra tích tiền, về sau hắn phát tích, là vì được đỉnh cấp đại tộc ở Giang Nam ủng hộ.

Hắn là người Chiết Giang, nguyên quán kỳ thật tại Nghi Hưng.

Nghi Hưng là tổ địa của các thế gia đại tộc, có Cố Lục Chu Trương, Thẩm Ngô Chu Từ, Kim Tiền Thi Tưởng, mười hai đại gia tộc đỉnh cấp.

Về sau Vinh gia chỉ điểm hắn, bảo hắn đi tổ địa tế tổ, về sau tìm tộc trưởng ở địa phương, tộc trưởng dẫn hắn đi quanh tổ địa một vòng, sau đó những đỉnh cấp đại tộc này đều ủng hộ hắn ta hết thảy, trong vòng một ngày, góp cho hắn đủ mấy xe ngựa chở vàng, cho nên về sau mới được xưng là dùng hoàng kim mua Thanh bang.

Giang Nam đại tộc đầu tư cho hắn, tất nhiên phải có lời rồi..., cho nên sau đó ở Nam Kinh từ trên xuống dưới đều là đệ tử Giang Nam, hắn không quản được, cũng không thể quản, đều là chủ nợ a…

Vì thế về sau trả không được, bị đánh đến nỗi phải chuồn đi!

Tất cả tính toán sổ sách sau đều dựa hết vào khoản nợ này đấy!”

Tôi cười ha hả, thuyết pháp như vậy vẫn là lần đầu tiên nghe nói, bất kể thật giả đúng sai, tóm lại là rất mới lạ thú vị.

Tôi lại hỏi ông: “Vậy Vinh gia có liên quan đến chuyện thần bí nào không? Ví dụ như ông ấy có đặc biệt thờ phụng ai không, vân vân?”

Ông lão nói: “Ông ấy tin Phật. Cái miếu Thành hoàng ở Thượng Hải mà bị cháy ấy, chính là do ông trùng tu. Đúng là ông keo kiệt thật, nhưng nếu có hòa thượng, đạo sĩ đến thăm, nói chuẩn bị xây chùa miếu, mặc kệ thật giả, ông ấy đều quyên tiền. Không chỉ riêng ông quyên, còn tìm bạn bè quyên góp, chính là đám người Đỗ Nguyệt Sanh, còn từng bị bọn họ chê cười!”

Tôi vội hỏi tiếp: “À à, tin Phật cũng khá bình thường, có cái gì thần bí hơn không? Ví dụ như đụng quỷ tin quỷ ấy?”

Ông lão hỏi tôi: “Vay nợ âm có tính không?”

Tôi vỗ đùi: “Đương nhiên là có rồi! Cháu cũng định hỏi cái này!

Nghe nói Hoàng Kim Vinh năm đó phát tích là nhờ vay nợ âm trên núi nào đó ở Tô Châu, có phải thật vậy hay không?”

Ông đáp: “Thật đúng là có chuyện này.”

Sau đó ông ngồi kể qua cho tôi nghe.

“Vinh gia đi cả hai đường hắc bạch, uy phong lắm, lấy ba người vợ, có một người còn là diễn viên nổi tiếng bến Thượng Hải Lộ Lan Xuân, duy chỉ có một điều tiếc nuối là ông là không có con trai.

Cho nên về sau ông nhận nuôi một đứa con, tên là Hoàng Quân Bồi.

Vinh gia rất yêu thương cậu ta, còn đổi hết tên sản nghiệp ở Tô giới Pháp thành tên cậu ta, gọi là Quân Bồi, Quân Phúc, ý là về sau sản nghiệp nhà họ Hoàng đều do cậu ta kế thừa.

Ta lúc ấy tuổi quá nhỏ, cũng làm không được cái gì, chẳng qua chỉ là đồng hương, cho nên ông khá tín nhiệm ta, để cho ta đi theo Hoàng công tử, chính là Hoàng Quân Bồi.

Ta đi theo Hoàng công tử, trong tâm vui sướng lắm, nghĩ nếu mà ở thời cổ đại, chính là thư đồng của Thái tử, về sau Thái tử đăng cơ, ta đây cũng thành đại thần.

Về sau ta liền phát hiện không đúng lắm, bởi vì Hoàng công tử này có chút ngốc, đầu óc cũng không phải linh hoạt lắm.

Ta lúc ấy cũng thấy rất kỳ quái, vì con nuôi là a Quế tỉ nhận.

A Quế tỉ là người sắc xảo, mắt không để lọt hạt cát.

Ban đầu là bà cho Vinh gia 5 vạn đồng Đại Dương, để Vinh gia đi gây dựng sự nghiệp, khi ông muốn nạp thiếp, bà không cho phép, nói trừ phi hai người ly hôn.

Về sau Vinh gia cũng là bị con hát kia mê hoặc, thực ly hôn với bà.

Vinh gia cũng biết mình đuối lý, nói: 'Thiên hạ này của tôi là bà đánh xuống, như vậy đi, gia sản tôi phân cho bà một nửa.'

Kết quả A Quế tỉ cái gì cũng không lấy, chỉ cần 5 vạn đồng Đại Dương năm đó bà cho Vinh gia.

Về sau Hoàng gia rất hối hận a..., những nữ nhân kia không có thiệt tình sống cùng ông, đều bỏ chạy, ông muốn phục hôn với a Quế tỉ, a Quế tỉ không đồng ý. Cuối cùng, ông tự tay trồng mấy trăm gốc quế ở Hoàng công quán (hiện tại là công viên Quế Hoa), cũng là bởi vì hoài niệm bà.

Lẽ ra người phụ nữ giỏi giang như vậy không có khả năng nhận nuôi một kẻ đần đúng hay không?

Huống hồ có nhận nuôi một đứa nhỏ ngốc thật, cũng không có khả năng để hết gia sản cho cậu ta, bởi vì cậu ta cũng không hiểu a...!

Cho nên lúc ấy ta đã cảm thấy, trong này khẳng định có vấn đề!

Hoàng Quân Bồi, người có chút ngốc, rất nhiều người vụng trộm khi dễ cậu, ta liền đối xử với cậu vô cùng tốt, để cậu ta tin tưởng mình.

Về sau hai người bọn ta trở thành bạn tốt không có gì giấu nhau, hảo huynh đệ có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chịu!

Có điều ta cũng rất lo lắng, cảm thấy chỉ sợ ta hưởng không đến phúc của cậu ấy!"

Tôi liền hỏi ông sao lại vậy, ông không nói.

"Về sau có một năm, ta nhớ là sau Trung thu, cậu sắc mặt trắng bệch, vụng trộm kể với ta, ta mới biết được là có chuyện gì xảy ra.

Cậu nói với ta, Tô Châu có một ngọn núi tên là Thượng Phương, trên núi có một ngôi miếu, chỗ đó có năm tượng thần, gọi là Ngũ Thông thần.

Mùng tám tháng Tám hằng năm, Vinh gia đều vụng trộm mang cậu ta đi bái Ngũ Thông thần.

Cậu vừa nói như vậy, ta biết ngay, bởi vì vay nợ âm trên núi là chuyện rất nổi tiếng, ta cũng biết.

Cái gọi là Ngũ Thông thần, chính là năm loại động vật, khá giống như ngũ Đại tiên Đông Bắc, được xưng hữu cầu tất ứng, cho nên nếu muốn vay, chỉ cần trả giá tương ứng, nó có thể thực hiện.

Nhưng Ngũ Thông thần này còn ngang ngạnh hơn, nếu muốn nó thực hiện mong muốn của cậu thì năm nào cậu cũng phải đi lễ tạ thần, chính là đi hóa vàng mã cho chúng nó, vân vân...

Hơn nữa kỳ hạn là vĩnh cửu, chính là cho dù cậu chết rồi, con trai cậu, cháu trai cậu vĩnh viễn đều thiếu nợ nó, hàng năm cũng phải đi hóa vàng mã, bằng không thì nó sẽ trả thù cậu.

Cho nên Tô Châu có câu cách ngôn, là 'Nợ âm núi Thượng Phương, trả cả đời không hết.'

Dân bản xứ Tô Châu chúng ta đều cho rằng đây là Tà Thần, con nhà đứng đắn không có đi bái nó, đều là bọn… dân cờ bạc thua đỏ cả mắt, dân liều mạng mới đi thắp hương cho nó.

Xã hội đen như Vinh gia đi bái Ngũ Thông thần, còn mang theo con trai, ngược lại cũng hợp tình hợp lý.

Ta an ủi cậu ấy vài câu, giải thích cho cậu nghe, nhưng cậu lại lắc đầu, nói mình không sống được nữa, khẳng định sống không quá mười tám tuổi.

Ta lúc ấy cảm thấy rất kỳ quái, vì sao cậu một mực chắc chắn là mười tám tuổi đâu!

Về sau cậu nói với ta, ta mới biết chuyện này đáng sợ đến nhường nào.

Cậu bảo, tám tháng Tám hằng năm, bọn họ đều phải lên núi thắp hương.

Mỗi lần đi đều thuê năm chiếc thuyền lớn, trên thuyền chất đầy kim nguyên bảo, vân vân..., mỗi lần đều phải đốt suốt cả đêm, từ xa nhìn lại, như là năm bó đuốc cực lớn.

Ngoài ra, Vinh gia còn muốn mang theo cậu làm một nghi thức rất quỷ dị.

Nghi thức này vô cùng kinh khủng, cụ thể không có nói rõ chi tiết, tóm lại là có một đạo sĩ thần bí, đầu tiên làm pháp, bái thần đàn, lễ bái..., cuối cùng chính là để Hoàng thiếu gia cắt cổ tay, lần lượt nhỏ máu cho năm tượng Thần.

Cậu nói, lúc còn bé, nhỏ tương đối ít, từng tượng thần nhỏ một giọt là được.

Về sau càng ngày càng nhiều, lúc ấy, chính là khi cậu mười sáu tuổi, từng tượng thần nhỏ khoảng nửa bát máu, nhưng lại không thể té xỉu, phải đứng thẳng tắp ở đó, trên đỉnh đầu đội một chiếc đèn.

Cho nên cậu cảm thấy, năm mười bảy tuổi khẳng định phải nhỏ thêm..., sống không quá mười tám tuổi.

Hơn nữa, Hoàng thiếu gia còn kể cho ta chuyện càng quỷ dị hơn, chính là máu người nhỏ lên tượng thần xong, tựa như nhỏ vào bọt biển, rất nhanh đã bị hấp thu, hơn nữa màu của tượng thần cũng từ u ám biến thành sắc rực rỡ, vô cùng quỷ dị."

Ông lão cảm khái: "Nhóc đáng thương này quả nhiên không có sống đến mười tám tuổi, năm mười bảy tuổi, sau khi trở về từ Tô Châu không được vài ngày, cậu ta đã bệnh chết.

Về sau ta đi nhìn mặt cậu lần cuối, phát hiện người tựa như một tờ giấy, trắng bệch, một chút huyết sắc cũng không có, như máu toàn thân đều bị rút hết."

Ông thở dài, nói: "Thật sự là nghiệp chướng a...!"

Tôi cũng rất cảm khái, lại không biết nên nói cái gì.

Cuối cùng, tôi hỏi ông: "Lúc ấy Đỗ Nguyệt Sanh đã chạy sang Đài Loan rồi, sao Hoàng Kim Vinh lại không đi?"

Ông lão bật cười, nói: "Ông ấy đi không được a...!"

Tôi hỏi ông: "Vì sao? Lúc ấy ông ta giàu lắm mà."

Ông khoát khoát tay: "Không phải vấn đề đấy. Mặc dù là vừa giải phóng xong, bến Thượng Hải ông cũng đã có tính toán, dù sao Thanh bang đệ tử đi khắp thiên hạ, về sau làm một tờ thông báo mất tích, cũng chính là một vở kịch cho người khác xem, không kích thích sự phẫn nộ của dân chúng là được."

Tôi hỏi ông: "Vì sao lại không đi ạ?"

Ông bảo: "Đi thế nào được… Rời đi thì ai trả lễ tạ thần?"

Ông nói: "Sau chuyện này, ta cảm thấy chuyện Vinh gia làm quá ác độc, tìm một lý do quay về Tô Châu. Về sau, sự tình trước kia bị vạch trần, bị nhốt vào ngục vài thập niên, có điều cũng may là bị nhốt, bằng không đã không thoát được đợt thanh lý hồi đó."

Hàn huyên đến trưa, tôi nhìn ngôi nhà tan hoang, thuận miệng hỏi ông: "Căn nhà này cũng đủ rách nát, bác về sau bảo cho con cái sửa đi chứ ạ, hoặc là sống cùng bọn họ luôn cũng rất tốt."

Ông nhấc chén trà lên, uống một ngụm, nhàn nhạt nói một câu: "Con cái của ta sớm đã chết cả rồi."

Tôi sững sờ, không dám tin tưởng mà nhìn ông.

Ông cười khổ lắc đầu, phất phất tay, mời tôi về.

Tôi đi ra cửa sau, nghe ông nhỏ giọng nói một câu gì đó, như là cảm khái, lại như là hối hận, nhưng tôi nghe không rõ.

Được rồi, dù sao cũng đã hẹn sẵn, qua mấy ngày nữa còn muốn tìm ông thỉnh giáo chuyện Thanh bang, lần sau tôi sẽ hỏi lại ông.