[Oneshot Series] Ngư Thúc Quái Đàm

Chương 9: Cổ Nữ (P1)



Vẫn là câu chuyện của Bạch công tử.

Nhưng câu chuyện này lại liên quan đến Cổ nhé!

Cái loại Cổ này á, tin rằng đã có rất nhiều người nghe nói qua rồi, nhưng lại chưa bao giờ gặp phải, chỉ biết là nó rất quỷ dị thôi đúng không?

Cổ đã được tồn tại được hơn hai nghìn năm tuổi ở Trung Quốc rồi, lúc ban đầu, tác dụng của nó là một loại thuốc.

Vậy Cổ - là được đến từ đâu?

có trích lục lại, đặt trăm con trùng vào trong lọ, để chúng tàn sát lẫn nhau, con sống sót cuối cùng, đó chính là Cổ.

Cổ được dùng để trị viêm loét đấy.

Lúc lính Mỹ đánh chiến tranh Việt Nam, Khí hậu của Việt Nam nắng nóng ẩm ướt, vết thương rất dễ bị mưng mủ làm độc, nếu như không đủ thuốc để sử dụng, thì chỉ đành bắt những con cào cào đặt lên miệng vết thương, để chúng nuốt mủ và hút hết máu độc, có tác dụng tiêu viêm tan mủ.

“Cổ” mà tổ tiên của chúng ta chế tạo, phải nói là mạnh hơn cào cào gấp mấy lần cơ, nó sẽ chui vào cơ thể rồi nuốt chửng các vết lở loét từ bên trong, tương tự như là khối u chẳng hạn, rất thần kỳ.

Nghe nói năm ấy, một nhân vật đại danh đỉnh đỉnh tại Hồ Tây, Tương Tây, bị khối u ở dạ dày, bụng trướng như trống, đau không chịu được, nghĩ đến dưới quê mình có liên quan đến lời đồn Cổ trùng hút độc, nên đã bán sống bán chết đi về quê tìm Cổ bà bà đó, tức tốc dùng Cổ trùng đó cho vào cơ thể để hút độc tố, ấy vậy mà lại hút sạch sành sanh cái khối u đó, cứu được ông một mạng.

Nhưng mà cái loại Cổ này, tuy rằng có thể cứu người, nhưng chủ yếu vẫn là hại người.

Bởi vì cái thứ này là vật âm, chỉ có phụ nữ mới có thể nuôi dưỡng nó được, mà còn phải “Lấy thân nuôi Cổ”, chính là lấy con Cổ trùng đó ký sinh trong cơ thể của mình, dùng máu tươi để cho nó ăn, như vậy thì người và Cổ mới có thể tâm ý tương thông, tâm linh tương cảm.

Đợi đến lúc nó phát triển tới một giai đoạn nhất định, cổ sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn, muốn ra thế giới bên ngoài khám phá, sẵn tiện hút thêm một ít máu tươi của người khác.

Đây chính là nguyên nhân đổi màu của Cổ trùng mà mọi người hay bàn tán, cũng là lý do khiến cho thứ này trở nên rất tà tính, bởi vì một khi Cổ trùng trưởng thành, nó sẽ đi hại người. Nếu mình không cho phép thì nó sẽ quật ngược lại mình (Người nuôi cổ).

Loại Cổ này thì làm sao hại người nhỉ?

Cổ thật ra là một loại bệnh độc, vô cùng nhỏ nhắn, giống vi khuẩn vậy, người nuôi Cổ sẽ đem bệnh độc thả vào nước, trên cây có trái, trong nước trà, trong cơm canh, nếu có người qua đường lỡ uống nước hoặc ăn phải đồ ở đó, thì vi khuẩn sẽ bị nuốt vào trong bụng, vậy là đã trúng Cổ độc rồi.

Cổ độc rất lợi hại, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển trong cơ thể và hút máu của người đó, lâu dần rồi thì mặt mày tái xanh, cơ bắp gầy gò và chết dần chết mòn.

Cổ được phân ra rất nhiều loại, có Cam Cổ*, Thũng Cổ*, Điên Cổ, m Xà Cổ*, Xà Sống Cổ*; có loại Cổ độc sẽ khiến người điên loạn, có loại sẽ khiến người trương phù, loại thì khiến người ta ói máu, rất là kinh khủng.

(Cam: làm cho bụng ỏng da vàng. Thũng: phù thũng, sưng, phù. m xà: rắn cõi âm, bị loại này cắn thì không quá 30 ngày chắc chắn ngủm. Xà sống: rắn sống./ Đậu mé giải thích đống này xong muốn lên cơn đau tim luôn '.')

Cái đáng sợ nhất, đó chính là Tình Cổ, nhất là mấy con hại không chết thì không thôi ấy.

Tình Cổ là một loài Cổ đặc biệt của Miêu Tộc, còn có tên gọi là Hoa Tình Cổ, là do cô gái của Miêu Tộc dùng tâm huyết để nuôi nó, mười năm mới thành một Cổ.

Chỉ khi có lang quân bên cạnh mình trọn đời mới có thể nuôi được.

Loài Cổ này, nó rất là mãnh liệt, nếu như lang quân phụ cô gái ấy, thì nhất định cô sẽ chết.

Đều nói Miêu Nữ đa tình, Miêu Nữ đa tình bao nhiêu thì sẽ hận bấy nhiêu.

Tình yêu của họ có quan niệm là vầy:

"Ta dùng sự chân thành và tất cả tình yêu đối với chàng, tình yêu của đôi ta tam sinh tam thế không đổi dời.

Nếu chàng phụ ta thì phải chịu vạn trùng cắn nuốt, chịu sự đau khổ đứt ruột đứt gan.

Sau khi chàng chết, ta sẽ cùng chàng đi đến hoàng tuyền để hoàn thành ước hẹn tam sinh tam thế."

Tàn nhẫn với người, càng tàn nhẫn với bản thân, đúng là Miêu Nữ có khí tức nặng, người lạnh lùng suy nghĩ cũng khác hẳn!

Tôi có một người bạn đã từng dính qua một lần Tình Cổ, cũng trải qua nhiều khúc mắc, rất khó để diễn tả bằng lời.

Bạn tôi họ Bạch, tổ tiên là vì có một chút thiện duyên, tích lũy được một gia sản khổng lồ, nhà mẹ lại là danh môn vọng tộc truyền thống của Tô Châu, gia tộc ở Hải Dương giàu có thể địch quốc, cộng thêm thanh niên tuấn tài, ý chí phong phát, là điển hình của một nhân vật “Kỵ mã ỷ tà kiều, mãn lâu hồng tụ chiêu”*.

(Kỵ mã ỷ tà kiều, mãn lâu hồng tụ chiêu: người tuấn tài cưỡi ngựa thì mỹ nữ nào cũng mê mẩn, người có tài hoa thì lúc nào chẳng được nghênh đón, nhưng lại không động lòng với bất kỳ cô nương nào, đây là phong cách của người tài phong lưu tiêu sái.)

Câu chuyện bắt đầu từ lúc Bạch công tử theo ba anh đến Tương Tây khảo sát một vài mối làm ăn của gia tộc.

Những mối làm ăn này thật ra cũng chẳng phải mối làm ăn lớn, gia đình anh đã thu mua không ít xưởng nhỏ ở Tương Tây, chuyên về một số vải lạp nhiễm (batik*) thủ công, xuất khẩu đến Đông Nam Á, chủ yếu là Malaysia, Indian... những nước đó rất thích mặc những bộ quần áo có loại vải batik này.

(Batik: nhuộm vải hoa bằng sáp.)

Anh đến Tương Tây, căn bản không phải vì làm ăn, mà là bởi từ nhỏ đã học tại Thẩm Tòng Văn, mới biết được nơi Tương Tây này rất “dã man”.

Cái đất Tương Tây này, trước giải phóng thì thật sự hơi loạn.

Có câu, trông núi ăn núi, trông nước uống nước, vậy Tương Tây ăn gì?

Ăn người!!!

Phía bên Tương Tây, buổi sáng cày bừa, buổi tối cướp giật, đối với người bản địa mà nói, đây chính là cuộc sống, giống như ngư ông đánh cá, thợ săn săn mồi vậy!

Đương nhiên, cái tôi nói là trước giải phóng, còn sau giải phóng cuộc sống ổn định, tất nhiên là một chuyện rất tốt.

Cũng như Bạch công tử vừa đến Tương Tây, còn chưa xuống xe, thì đã cảm thấy thời đại mới của nơi này đã viên mãn bình an rồi.

Hai bên đường của những thôn làng khác, chúng ta thường sẽ thấy những khẩu hiệu màu trắng được sơn trên tường, trước kia chủ yếu là nói về kế hoạch hóa gia đình. Có nhiều nơi nhẹ nhàng hơn thì vẽ “ít sanh trẻ nhỏ trồng nhiều cây”, có chỗ kịch liệt hơn thì “treo cổ đưa dây, uống thuốc đưa bình”, sau này thì chính là “dưỡng lão bảo hiểm tốt, chính phủ chu cấp dưỡng lão”, đương nhiên là cho tới giờ nhìn lại, những câu này thật sự rất nực cười.

(Mấy câu slogan đó đọc cho biết thôi khỏi giải nghĩa đi hen *_*)

Tương Tây thì khác, khẩu hiệu của họ chỉ có hai câu nhấp nháy lập đi lập lại hai bên đường.

Câu thứ nhất: “tự ý cắt gân tay gân chân, tự ý đem người đi ngâm lồng heo là hành vi phạm pháp!”

Câu thứ hai: “Cướp giật xe quân đội là hành vi phạm pháp!”

……..

Cho nên không cần các cụ nhắc đi nhắc lại, Bạch công tử cũng thật thà, đi theo các cụ lễ phép đến thăm các vị khách hàng cũ, tham quan lưu trình lạp nhiễm vải, ở đó tầm hai ba hôm, anh ta liền chịu không nổi mà lẻn ra ngoài.

Đây là nội địa của Tương Tây, còn tương đối nguyên sơ, vẫn giữ được phong cách độc đáo ban đầu.

Thanh sơn, lục thủy, suối trong, trúc đen, đầm sâu, dòng sông êm đềm, nhà sàn dọc sông, những thủy thủ hát nhạc sơn ca, những cô gái dị tộc mặc trên mình những phục sức của bản địa, cảnh đẹp tựa như trong sách viết ra vậy.

Bạch công tử là một người hào sảng, ra tay mời mọi người uống rượu, cũng quen biết được rất nhiều bạn.

Lúc đang trò chuyện, có một thủy thủ nhắc đến chuyện lạ ở cái trại gần đó, nói Miêu trại có một cô nương tuyệt mỹ, tính cách hiền hậu, thông minh đẹp gái, nhưng có lần lên núi hái thuốc bị Hang Thần nhìn trúng, vài ngày nữa là xuất giá rồi.

Bạch công tử nghe thôi đã biết, đây chính là thứ mà người dân Tương Tây hận nhất: “Lạc Hoa Động Nữ”.

“Lạc Hoa Động Nữ” là một truyền thuyết của Tương Tây, tương truyền rằng một số cô nương chưa chồng đi lên núi, ngang qua một số cây cổ thụ và sơn động, rất dễ bị Hang Thần trong hang động đó nhìn trúng, chọn làm Thần Thê.

Sau khi chọn làm Thần Thê, họ sẽ phấn son trang điểm gọn gàng, không ăn không uống, đến ngày “xuất giá”, phải cười thật tươi, rồi cũng chết theo nụ cười đó, rất là thần bí. Còn người nhà của cô ấy thì rất hãnh diện khi con gái được gả cho Thần, thổi kèn đánh trống, không làm đám tang, dù sao thì cũng đang đám cưới mà.

Nhưng chân tướng của “Lạc Hoa Động Nữ” này, khoa học hiện đại đã giải thích rằng, đây chính là chứng trầm cảm!

Càng thông minh xinh đẹp, càng dễ bị những nơi hẻo lánh lạc hậu này làm cho mắc bệnh trầm cảm, lâu dần rồi sẽ sản sinh ra chứng lo sợ quá mức, cứ ảo tưởng rằng mình sẽ gả cho thần, sau đó không ngừng tự thôi miên bản thân, cuối cùng là chết trong ngày xuất giá vì hao tổn tâm sức.

Thật ra muốn chữa trị chứng trầm cảm này rất dễ, chính là đem cô ta gả cho người thường.

Nhưng khi Bạch công tử nói xong những câu này, mọi người không những không tin, còn cười nhạo anh là người ngoại địa không hiểu quy tắc, có con gái được gả cho thần, cho rằng chuyện tốt biết bao nhiêu, làm sao có thể là bệnh được?

Thằng nhóc này, đúng là nói nhăng nói cuội mà!

Bạch công tử cũng bực dọc lắm, lúc đó liền quyết định, không thể thấy chết mà không cứu!

Anh thăm dò kỹ càng địa chỉ của cô gái ấy, sau đó là đi về xưởng, tìm vài người thanh niên, cho mỗi người một xấp tiền, lại hứa hẹn là dẫn họ đi Nam Dương tham quan vui chơi, bảo họ theo mình đến Miêu Trại để trộm người vào đêm nay.

Đêm đó, mấy người họ bí mật thâm nhập vào Miêu Trại, mò ra được nhà của cô gái đó, mọi thứ đều rất thuận lợi, thậm chí không có đến một tiếng chó sủa, việc suôn sẻ như trúng tà vậy.

Nơi ở của cô gái này cũng lạ thật, không sát cạnh những Miêu Trại khác mà đơn độc ở bên bờ suối.

Nhưng như vậy cũng tốt, tiện cho họ đi trộm người hơn.

Bạch công tử đẩy cửa ra, liền thấy một cô gái đứng dưới gốc cây, cây ở dưới trăng, trong sân chỉ có một cái bóng ảm đạm.

Ánh trăng như dòng nước rơi nghiêng xuống vầng trán kiêu kỳ làm nổi bật lên vẻ đẹp tựa như thiên thần của cô.