Trâu Và Cỏ

Chương 4



4

- Cho em.

Thẩm Ký Bạch đưa một hộp đồ ăn cho ta.

Ta đưa tay nhận, hoang mang lo sợ hỏi chàng:

- Là gì vậy ạ?

Thẩm Ký Bạch hơi nhướng mày, khoé môi thấp thoáng nụ cười:

- Điểm tâm của Vân Tô Các. Ta nghe nói em thích đồ ngọt nên đã mua một ít cho em.

Ta ngây ra nhìn, tiếp đó mở hộp ra xem, bên trong có đủ loại điểm tâm.

Lớp dưới cùng là mấy xâu kẹo hồ lô được làm vô cùng tỉ mỉ, mỗi quả sơn tra đều rất to, bên ngoài được bao bởi một lớp kẹo đường mỏng. Đường được nấu vừa đủ, phát ra ánh trong suốt lóng lánh, vừa nhìn đã biết tay nghề của người thợ làm điểm tâm vô cùng cao siêu.

Khoé môi ta cong cong rất khó nhận ra. Ta cúi đầu cười khẽ:

- Cảm ơn anh.

Ta dõi mắt nhìn theo Thẩm Ký Bạch rời đi. Lúc ta đang định rời đi, vừa mới quay người đã thấy dì đứng sau lưng.

Không biết dì đến từ khi nào, đã xem bao lâu.

Dì đi đến, đứng nghệt ra trước mặt ta.

- Dì ơi? – Ta thấy hơi khó hiểu.

Dì nhìn ta hồi lâu mới cất tiếng cảm thán:

- Quả là tuyệt sắc.

- Hồi dì tầm tuổi con, dung mạo cũng chẳng hề kém cạnh con. Hồi đó những công tử theo đuổi dì có thể xếp hàng dài từ Giang Nam đến tít kinh thành.

- Nhưng mà có tác dụng gì đâu? Quay cuồng nửa đời, cuối cùng ta vẫn chỉ là phận thiếp.

- Hồi đó dì cũng có ý trung nhân, nhưng chàng không chịu cưới dì.

Ta cụp mắt, hiểu rõ nỗi khổ trong lòng dì.

Năm ấy lúc chưa xuất giá, dì cũng là một cô nương kiêu ngạo, đâu đâu cũng có mày râu mến mộ. Nhưng dì lại phải lòng một gã thư sinh nghèo.

Vì hắn mà dì sẵn sàng trái lời cha mẹ, bỏ trốn trong đêm.

Dì đợi ở cổng thành suốt một đêm mà tình lang chẳng đến. Cuối cùng, dì phủi mông quay về nhà, kể từ đó đoạn tình tuyệt ái.

Sau này, dòng vốn làm ăn của gia tộc gặp khó khăn. Để cầu xin giúp đỡ, dì được gả cho người đang nhậm chức tri phủ Giang Nam lúc bấy giờ, cũng chính là tam lão gia nhà họ Thẩm.

Ông ấy luôn yêu thương chiều chuộng dì hết mực. Trừ việc không thể cho dì danh hiệu phu nhân ra, những thứ khác đều cho dì hết.

Nhưng dì lại không cảm thấy thế. Dì vốn tính tình kiêu ngạo, năm ấy bị ép làm thiếp người chính là nỗi đau cả đời của dì.

Dì hết lời khuyên bảo ta:

- Đường Đường, con phải nghĩ cho kĩ, hôn nhân chính là lần đầu thai thứ hai của kiếp người con gái, đừng dễ dàng bị đôi ba xâu kẹo hồ lô lừa mất.

Ta ngoan ngoãn gật đầu, song lại chẳng để trong lòng.

Bởi vì dì không biết rằng, chỗ kẹo hồ lô trong tay ta không phải món đồ tiện tay tặng cho ta, mà đó là minh chứng ta dùng để kiểm chứng tấm lòng