Vùng Đất Trù Phú

Chương 1: Máy in và Máy ảnh



Tối về hoàng cung, tại thư phòng tôi băn khoăn về tên già chiều nay nên tôi cho gọi Cẩm y vệ vào. Khi họ vào tôi lên tiếng: “điều tra gã đã tấn công ta và cô gái đó, đặt biệt chú ý bảo vệ cô gái đó có thông tin gì phải báo trực tiếp cho trẫm”.

“Dạ rõ, chúng thần tuân chỉ” rồi cẩm y vệ lui ra ngoài.

Sau đó tôi ngồi dựa lưng vào ghế suy nghĩ về một số vấn đề trong đó có việc tạo ra máy in và máy ảnh để phục vụ cho nhiều thứ. Ngành giáo dục cần có sách vở, giáo trình, còn ngành báo chí rất cần máy ảnh để truyền những tin tức tù triều đình hay các vấn đề của người dân. Dù đã có máy hơi nước và cải cách nhưng máy in chúng tôi cũng chưa có và tôi phải lên kế hoạch cụ thể để tạo máy in, máy ảnh. Sáng hôm sau tôi đích thân tới khu nghiên cứu rồi đưa mẫu thiết kế và công dụng của máy in và máy ảnh cho họ xem, bọn họ cũng nêu lên ý kiến chính sửa để hoàn thiện bản thiết kế. Sau mấy ngày bàn bạc, chỉnh sửa chúng tôi cũng quyết định được ngày tạo ra mẫu thử nghiệm đầu tiên cho máy in và máy ảnh.

Buổi sáng mới bắt đầu, dù tối qua tôi có ân ái cuồn nhiệt với Ngọc Châu thì cơ thể tôi sáng nay rất khỏe. Tôi tập luyện xong và ăn sáng với nàng ấy, tôi gắp miếng cá vào chén của nàng ấy nói:

“Đâu phải lần đầu hai ta làm đâu mà mỗi lần làm xong nàng cứ tránh ta? Để ta phải ôm, hôn rồi nàng mới bình thường với ta”.

Nàng ấy đỏ mặt ngại ngùng nhìn tôi rồi nhìn nô tì: “Sao chàng nói chuyện đó khi có người chứ”.

Tôi hiểu ý của nàng ấy liền bảo nô tì lui ra rồi tôi đáp: “Vậy trả lời câu hỏi hồi nảy của ta đi hoàng hậu bé bỏng” rồi cười tươi.

“Chàng lại vậy rồi, tại… tại thiếp… tại thiếp mắt cỡ thôi”.

Tôi bật cười với độ dễ thương của nàng ấy, nàng ấy càng mắt ciwr đánh tôi vài phát: “Chàng còn cười thiếp”.

Tôi nựng má nàng ấy một cái rồi nói: “Nàng đừng bận tâm, chuyện đó là chuyện bình thường ai cũng có. Ta rất quan tâm nàng dù nàng có ra sao vì vậy nàng đừng có mắc cỡ nữa hiểu không?”.

“Thiếp hiểu rồi”.

Cửa Phòng mở toang, giọng nói hồn nhiên đáng yêu thốt lên: “Huynh và tỷ chỉ yêu nhau thôi, không ai yêu Ngọc Bảo”.

“Huynh/Tỷ yêu muội mà, lại đây” cả hai buông nhau ra cùng đồng thanh nói.

Muội ấy nhìn cả hai rồi dùng tốc độ nhanh nhất đi lại ngồi vào lòng của Ngọc Châu nói: “Muội biết tỷ yêu muội nhất mà, muội yêu tỷ”.

“Còn huynh thì sao?”.

“Muội cũng êu huynh nhưng không bằng tỷ”.

Cả ba cùng cười và cùng ăn với nhau rất vui, khi ăn xong tôi lệnh cho tất cả các quan tập chung lại tại xưởng. Gần một khắc tất cả các quan đã tập trung tại xưởng gần bến cảng, xưởng này rất rộng rãi được xây dựng thêm để phục vụ việc nghiên cứu, luôn nằm trong sự bảo vệ nghiêm ngặt vì mọi phát minh mới sẽ bị lộ nên không được bảo vệ. Trước ánh mắt tò mò của quan đại thần, tôi từ từ lắp phần cuối cùng của máy, một cỗ máy hiện ra trước mặt mọi người.

Máy in được tôi đích thân đặt tên là máy in JGVN-40, dựa trên nguyên lý của máy in Johann Gutenberg xuất hiện từ những năm 1440, đã thay đổi cách cục toàn bộ ngành in ấn Châu Âu và cũng rất thịnh hành đến tận bây giờ. Còn máy ảnh có quá trình phát riển lâu dài và mẫu máy này có tên là Dubroni 64 đặt tấm nhạy sáng bên trong máy thay vì cấu trúc phòng tối rời, rút ngắn thời gian tạo ra tấm ảnh. Mặt khác tôi để dành động cơ hơi nước vì nó còn hạn chế và tôi dùng toàn bộ động cơ vào việc sản xuất lẫn chế tạo nên đành phải như vậy.

Máy in mới này dựa trên phương pháp chữ tách rời cùng cơ chế trục vít và bàn ép, khiến tốc độ lên tới một trăm tờ/giờ. Việc phổ biến chữ quốc ngữ cũng là cách Nguyễn Toản hiện thực hoá máy in, tiếp sau đó là báo chí. Mực in được công bộ đung bồ hóng và một dung dịch từ nhựa của cây keo (gummi arabicum) khiến chữ viết rõ ràng, được tôi chỉ dẫn kỹ càng và cẩn thận.

Còn máy ảnh có cấu tạo gồm có các bộ phận sau: Buồng tối máy ảnh; Ống kính máy ảnh; Tốc độ chớp (màn trập); Khẩu quang (cửa điều sáng). Muốn có một bức ảnh phải có nguồn sáng kết hợp với độ nhạy của phim (DIN,ASA) qua hai bộ phận là tốc độ chớp và khẩu quang bắt hình ảnh vào phim (bản âm), qua khâu in phóng thành tấm ảnh (bản dương). Thông số độ nhạy bắt sáng của phim là một định chuẩn, được tiêu chuẩn hoá theo máy đo sáng (MĐS) kết hợp với cửa điều sáng và tốc độ chớp (cũng được tiêu chuẩn hóa) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

Tôi chỉnh lại một số thứ qua vài động tác rồi đứng thẳng nhìn các quan, khung miệng mỉm cười lên rồi nói với mọi người: "Đây là máy in, giúp công việc in thuận tiện hơn. Còn bên này là,áy ảnh giúp việc thu được hình ảnh tất nhất”.

Nhìn sắc mặt vẫn còn ngờ vực của các quan đại thần, tôi ôn tồn nói tiếp: "Có thể mọi người không tin, vậy ta sẽ thực hiện cho mọi người xem công dụng của hai loại máy này".

Tôi vừa dứt lời, hai người phụ nữ thành thục điều khiển, đầu tiên dùng những chữ cái được tách, ghép thành một đoạn văn, gắn vào khung, sau đó đặt vào bàn ép, mực in được bơm vào bàn ép, một người điều khiển hạ xuống, một đoạn văn được in lên giấy, liên tục như vậy. Tôi cũng lại tiếp tục sắp xếp thành một đoạn văn khác, rồi tiếp tục làm tiếp phần việc của tôi. Chỉ trong vòng nửa khắc, có hơn năm mươi tờ giấy đã được in ra hoàn tất, tôi cũng đưa cho mọi người xem, không ngừng có tiếng xuýt xoa:

"Thật đều, thật rõ nét a" một quan đại thần lên tiếng.

"Đúng vậy, đúng vậy, in nhiều như vậy mà vẫn tốt. Đó là điều mà trẫm rất ân ý" rồi cười kha khã. Rồi tôi nói tiếp: "Các khanh có nhận thấy không, rất nhanh nữa phải không?".

“Dạ đúng” nhiều tiếng tách cùng ánh sáng lóa lên một cái làm mọi người giậc mình.

“Đừng lo đó là máy ảnh” nói xong một người đưa tôi tấm ảnh.

“Đây là những tấm ảnh tất cả mọi người đanh nhìn các giấy in”.

“Trời ạ, đây là hình ảnh ư. Nó rất rõ nét”.

“Tuy nó là ảnh trắng đen nhưng trong tương lai nó sẽ có màu và nhỏ gọn hơn”.

Những ngày tiếp theo là mọi người gấp rút mỗi người một tay, gấp rút chế tạo những máy in, đồng thời tuyển nhân công vào làm ở nhà máy in. Còn máy ảnh thì sản xuất hành loạt và tôi cho thành lập ra các tòa soạn trên toàn quốc tuyển và đào tạo các nhà báo, phóng viên, nhân viên để xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm. Bởi công nghệ in phát triển nhưng phải có thời gian để năng suất sản xuất giấy được tăng cường, lên ban đầu vừa để công nhân làm quen, vừa có thêm thời gian, lên các tòa soạn để phát hành.