Vùng Đất Trù Phú

Chương 12: Vùng Tây Bắc



Tin tốt là hoàng hậu đã có thai, tôi luôn quan tâm nàng thời gian đầu khi mang thai. Tôi cũng chuẩn bị trang phục và vũ khí để đến ngày hẹn với ông Tuấn.

“Ta có chuyến đi ra Bắc một thời gian, ta xin lỗi thời gian này ta không ở bên cạnh nàng”.

Dù trong lòng Ngộc Châu buồn nhưng với cương vị là hoàng hậu nàng không thể ích kỷ được: “thiếp biết mà, chàng là quân vương và chàng muốn làm điều tốt nhất cho dân chúng thôi”.

Tôi cảm thấy an tâm vì nàng ấy hiểu và tôi ôm nàng ấy vào lòng rồi nói thủ thỉ: “ta giữa sẽ giải quyết công việc nhanh nhất có thể, nàng chờ ta chứ?”.

“Thiếp sẽ chờ”.

Gần tới ngày hẹn, tôi dẫn đội thuyền ra Bắc và dọc theo sông Hồng và đi vào nhánh sông Châu Giang để chuyển người lên bờ. Trên bờ tôi xem có đủ chưa, tôi hỏi: “Khanh đem đủ chưa?”.

Kiên cầm danh sách nói: “Dạ đủ, chúng ta mang tổng cộng năm xe muối, ba mươi cẩm y vệ được thay đổi trang phục như phụ xe, bốc xếp, bảo tiêu. Ngoài ra chúng ta mang theo hai mươi khẩu súng và năm mươi quả lựu đạn giấu vào xe chở hàng ngoài ra một đội năm mươi cẩm y vệ đi phía sau nửa ngày đường sẵn sàng tiếp ứng”.

“Trẫm biết rồi giờ chúng ta sẽ đi tới làng Liễu Đôi”.

Sau đó chúng tôi dẫn tới gặp ông Tuấn, không lâu sau ông Tuấn cũng tới và mang theo mang hai mươi người là võ sỹ bảo vệ và một số phu xe bốc vác đi cùng. Gần nửa tháng trèo đèo lội suối đi từ thành Hà Nội lên phủ Hưng Hoá (Lào Cai ngày nay), đến vùng Yên Bái thì đột nhiên có một toán cướp ra chặn đường đòi thu lộ phí. Trong đám người đó lúc nói chuyện với nhau về việc thu phí của chúng tôi một tên lên tiếng:

“Ta là Nguyễn Nghê, thủ lĩnh đám người này và các ngươi muốn qua chỗ này phải để lại tiền”.

Nguyễn Nghê hay Bế Nghê là tên thật của Lê Văn Khôi. Mọi người đều gọi là Hai Khôi là con nuôi của Lê Văn Duyệt và là người thủ lĩnh cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn ở thành Phiên An (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam). Đời ông tổ đời thứ 8 đổi theo họ tổ mẫu (họ mẹ), gọi là Bế Công. Đến ông tổ đời thứ 5, vì có công dẹp nhà Mạc nên đời đời tập chức phiên thần, cai quản địa phương và trở thành dòng họ lớn ở Cao Bằng. Đến tháng 9 năm Canh Thân (1740), vua Lê Hiển Tông lại cho đổi làm họ Bế-Nguyễn. Tôi cũng không muốn bị dừng tại đây nên tôi nói nhỏ với Kiên:

“Khanh lên gặp mặt thuyết phục họ nếu qui hàng thì tạo cho họ cơ hội lập công trạng hoặc bị giải giáp về quê bằng việc bị đàng áp”.

Kiên đã giải quyết nhưng bọn chúng không chịu hợp tác, tôi đi lên nói: “ta biết cậu là nhân tài không thể chôn chân ở đây, ta cũng biết cậu muốn tạo công ăn cho người dân ở đây nhưng việc thu phí là phạm tội”.

Hắn nhìn tôi một hồi rồi lên tiếng: “làm sao ta tin tưởng vào ngươi”.

“Ngươi nói đúng làm sao ngươi tin ta được nhưng cậu phải tin tưởng vào cặp mắt của cậu” rồi tôi lấy giấy thông hành của vua và phù hiệu đi đường.

Khi hắn thấy và biết đây là người của triều đình thì cũng không giữ chúng tôi, hắn cũng cho cho chúng tôi nghĩ chân tại sơn trại của hắn. Tôi lên ý kiến: “nếu ta về được thành Hà Nội ta sẽ truyền tin cho bệ hạ cho ngươi làm đội trưởng đội dân quân tại khu vực này bảo vệ phía Tây Bắc đất nước”.

“Đa tạ công tử đã giúp ta, ta cũng muốn mọi dân tộc đều bình đẳng” sau đó chúng tôi nghĩ ngơi một đêm ở đây.

Sáng hôm sau chúng tôi tiếp tục lên đường, khi còn cách Lào Cai khoảng một ngày đường đột nhiên người đi thám thính về báo, phía trước ba cây số có cuộc chiến lớn giữa người H’mông với người Dao. Có một người H’mông đang bị thương, Ông Tuấn tới bắn bó và cậu ta nói tiếng bản xứ: “ông Tuấn, tù trưởng bị toojc Đao bắt rồi”.

Tôi không nghe rõ những gì và ông Tuấn nói với chúng tôi: “tôi quen biết tù trưởng H’mông đang bị một bộ tộc người Dao bao vây đang nguy ngập”.

Sau đó chúng tôi thận trọng đến gần chiến trường dùng thiên lý nhãn để quan sát, tôi phát hiện tộc trưởng người Dao đang đứng ở quả đồi gần chỗ tôi đang quan sát chiến trường. Quanh đó có khoảng ba mươi người mặc giáp chiến bảo vệ. Trên chiến trường lúc này có khoảng ba trăm người H’mông bị hơn năm trăm người Dao bao vây, thế trận đang nghiêng về phía người Dao. Tộc trưởng H’mông đang được các cận vệ dùng sức mở đường máu để tháo lui nhưng bất thành.

Tôi cùng tướng quân Kiên và ông Tuấn bàn bạc với nhau, sau vài phút bàn bạc rồi đưa ra quyết định dùng kế “vây Ngụy cứu Triệu”. Tôi cùng tướng quân Kiên dẫn hai mươi cẩm y vệ và mười khẩu súng tấn công nhóm bảo vệ và tộc trưởng người Dao. Ông Tuấn dẫn mười cẩm y vệ với mười khẩu súng, lựu đạn và hai mươi võ sỹ sẽ tìm cách cầm chân quân cứu viện để cánh quân của tôi có thể bắt sống tộc trưởng người Dao.

Kiên dẫn năm cẩm y vệ mang nỏ chuyên dụng do bộ phận nghiên cứu vũ khí thiết kế bí mật áp sát quân cảnh vệ cảnh giới vòng ngoài. Với khả năng dùng ám khí bút chì và thiết nỏ mười tên canh gác bị hạ gục mà Tộc trưởng người Dao vẫn đang mải mê quan sát chiến trường không để ý. Còn tôi bí mật áp sát đến khoảng cách trăm bước chân quyết định cho nổ súng. Loạt súng vang lên mười tên bị hạ nhưng tên còn lại vẫn ngơ ngác thấy toán quân trước mặt như từ dưới đất chui lên. Đang đắc ý vì sắp thắng trận tên quân sư đứng cạnh Tộc Trưởng lập tức kêu mọi người ẩn nấp, kêu quân dùng cung nỏ bắn trả.

“Các quân sĩ nhanh áp chế quân địch”.

Tôi cho mười cẩm y vệ dùng súng để áp chế quân địch và bản thân cùng Kiên và mười cẩm y vệ lao lên giao chiến. Đứng trước mặt tôi là một tên cao lớn mặt giáp sắt tay cầm lang nha bổng. Tôi rút súng bắn trúng tay làm hắn rơi cây Lang Nha Bổng, tuy bị đau nhưng tên này vẫn nhấm về phía tôi. Thấy hắn đến gần, tôi nhanh chân tung cước vào bên hông hắn. Võ công của hắn cũng cao hạ tay xuống đỡ nhưng đó là hư chiêu ngay sau đó ngay lập tức cước của tôi đá vào mặt hắn.

Thấy đối thủ dính đòn loạng choạng tôi xoay 180 độ xoay đòn toàn phong cước gót chân tôi đá đúng cằm đối thủ làm hắn ngã bật ngửa ngất lịm. Tên tộc trưởng và quân sư đều bị tướng quân Kiên xử gọn. Tướng quân Kiên chỉa kiếm vào cổ tộc trưởng người Dao yêu cầu hắn lệnh cho quân buông vũ khí đầu hàng. Đám người Dao đang bao vây người H’mông thấy tộc trưởng bị bắt liền lập tức đầu hàng.

Tộc trưởng người H’mông nhận ra lão Tuấn là người quen liền đến cảm tạ, Bật liền nói đây là công của Long công tử tôi không dám nhận. Tộc trưởng người H’mông đến trước mặt tôi rồi cúi chào rồi lên tiếng:

“Cám ơn công tử đã cứu giúp, Vàng A Sinh tôi suốt đời sẽ không quên ơn công tử”.

Tôi nở một nụ cười và kinh ngạc khi tộc trưởng có thể nói tiếng của người kinh, sau đó đáp: “Ông là bạn của Tuấn cũng là bạn của tôi không cần khách sáo vậy”.

Sau đó Vàng A Sinh cho người thu dọn chiến trường và mời tôi cùng mọi người về bản thết đãi.