Vùng Đất Trù Phú

Chương 4: Bắc thành



Sau một thánh việc soạn luật Quảng cáo cũng đã hoàn thành và việc quảng cáo cũng đi vào hoạt động. Trong thời gian này tôi cho gọi Gia Long về cung và trị nước thay tôi một thời gian và tôi muốn thị sát miền Bắc, lúc đầu các quan đều không đồng ý nhưng tôi đã giải thích thì các quan đã chấp nhận. Sau đó tôi rời kinh đô tiến lên phía bắc, mục đích chuyến đi này ngoài việc thăm dò dân tình và quan lại nơi này thì bản thân còn muốn phát triển các làng nghề phía Bắc như gốm sứ Chu Đậu, Bát tràng, đúc đồng ở Thịnh xá.

Theo mật báo của Địa võng giai đoạn này Bắc thành không còn là đất đế đô, không có những cơ quan đầu não của triều đình nhưng tầm quan trọng về chính trị và kinh tế vẫn rất lớn. Đâm ra các quan lại nảy sinh ý tưởng chủ quan, ăn chơi xa đọa trong chiến thắng, một số nhà nho hoặc thế gia thì vẫn có tư tưởng phục hưng nhà Lê, việc buôn bán thì người Hoa đang chiếm tỷ lệ khá cao trong những mặt hàng trọng yếu. Các sứ thần Trung Quốc, mỗi khi sang Việt Nam phong hoặc giao thiệp với nước ta đều không vào Huế, chỉ tới Hà Nội.

Sau nửa tháng vừa đi thăm hỏi dân tình vừa ngắm cảnh đoàn người đã ra đến thành Hà Nội. Tôi giả thành công tử con một thương nhân ở Nghệ An, tướng Cảnh trong vai quản gia, những người còn lại của Cẩm y vệ trong vai bảo tiêu và người phục vụ mang theo một số đặc sản Kinh đô và dao cạo râu ra Bắc để tìm mối làm ăn ở Thăng Long và một số thương nhân ở Phố Hiến, Cảng Hải Phòng.

Để vào thành Hà Nội có 21 cửa ô, mỗi cửa ô là một cái thành gạch không cao lắm. Thành Hà Nội do Gia Long xây dựng cũng làm theo thể thức các tỉnh thành khác và điều chủ yếu là không được to rộng hơn Phú Xuân. Thành vuông xây theo kiểu Vauban của Pháp. Thành hình vuông mỗi bề chừng một cây số xung quanh là hào nước sâu. Bốn bức tường thành tương ứng với bốn con phố hiện nay là: phố Phan Đình Phùng ở phía Bắc, phố Lý Nam Đế ở phía Đông, phố Trần Phú ở phía Nam, đường Hùng Vương ở phía Tây.

Tường thành xây bằng gạch hộp chân thành xây băng đá xanh và đá ong. Tường cao 1 trượng 1 thước, dày 4 trượng. Thành mở ra 5 cửa là: cửa Đông (tương ứng với phố cửa Đông bây giờ), cửa Tây (tương ứng với phố Bắc Sơn hiện nay), cửa Bắc (nay vẫn còn), cửa Tây Nam (tương ứng với đoạn giao phố Chu Văn An và Nguyễn Thái Học bây giờ), cửa Đông Nam (tương ứng với đoạn giao phố Điện Biên Phủ và Nguyễn Thái Học bây giờ). Đường vào cửa xây vòm xuyên qua tường thành dài 23 m. Trên mỗi cửa có lầu canh gọi là thú lâu. Xung quanh tường thành là một dải đất rộng 6-7m rồi đến một con hào rộng 15–16 m, sâu 5 m thông với sông Tô Lịch và sông Hồng. Hào lúc nào cũng có nước nhưng thường chỉ cao khoảng 1 m.

Phía ngoài các cổng thành có xây một hàng tường đắp liền trên bờ hào gọi là Dương mã thành, dài 2 trượng 9 thước, cao 7 thước 5 tấc. Các Dương mã thành đều cố một cửa bên gọi là Nhân Môn. Từ ngoài thành đi vào đều phải đi qua Nhân Môn rồi mới đến cổng thành. Phía trong thành được bố trí như sau: Ở trung tâm thành là điện Kính Thiên được xây dựng từ thời Lê trên núi Nùng. Điện dựng trên những cột gỗ lim lớn người ôm không xuể. Thềm điện có hai đôi rồng đá rất đẹp cũng từ thời Lê. Phía đông thành là nhiệm sở của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành đầu triều Nguyễn. Phía tây là kho thóc, kho tiền, và dinh bố chính là viên quan phụ trách những kho ấy. Khi tôi chiếm được thành tôi cho dựng Cột cờ Hà Nội ở phía nam thành.

Đoàn người qua của ô Đồng Lầm để tiến vào thành, cảm xúc của tôi rất lạ vì những đường phố hiện đại mình đã từng thấy ở kiếp trước không có thay vào đó là những dãy phố nhà mái lá, mái ngói như vùng ngoại thành trước đây, phố Hàng Chiếu như trại lính, phố Hàng Ngang, Hàng Đào là những dãy nhà một hoặc hai tầng thấp giống như mình đang đi du lịch ở Hội An chứ không phải Thành Hà Nội.

Sau khi kiếm chỗ nhà trọ nghỉ ngơi tôi cho người đi dò hỏi tình hình các thương nhân ở Hà Nội. Để tiện dò là tin tức tôi làm quen với các công tử của các hội quán. Lúc này ở Thăng Long có rất nhiều bè phái và các công tử cũng chia thành các nhóm chơi với nhau ví dụ hội những công tử con các nhà buôn bán lâu năm ở Thăng Long rất ghét con các quan lại mới lên ở Miền Trung ra, hội các công tử các gia đình danh gia nho giáo lâu lắm ở Thăng Long, các công tử hội quán người Hoa ở Phố Hàng Ngang….

Tôi lấy tên là Tấn công tử (tên tên của đại tướng Lê Trọng Tấn, một vị tướng của quân đội Việt Nam) dần dần tôi trở thành bạn thân của mấy công tử buôn bán lâu lắm ở Hà Nội. Trong mắt họ tôi là con nhà giàu ở cố kinh đang ra Bắc tập làm ăn và ăn chơi ở Hà Nội cho biết và qua những lúc ăn nhậu tôi cũng có được nhiều thông tin rất bổ ích từ những người này. Một lần được thiếu gia họ Hoàng và họ Ngô rủ đi hát ả đào, với bản thân đây là lần đầu tiên được đi “hát karaoke thời cổ” cảm giác cũng tò mò. Đến một trang viên nhỏ thuộc huyện Thọ Xuân Hoàng công tử ghé tai nói nhỏ cô đào này là Trịnh Nghi năm nay mười chín tuổi là con cháu dòng chính của chúa Trịnh thất thế, gia cảnh sa sút lên phải đi làm nghề này. Nàng tài sắc vẹn toàn chỉ bán nghệ không bán thân, tôi cũng chắc quan tâm máy nên tôi cứ lơ lơ cho qua chuyện.