Ánh Trăng Nước

Chương 1: Làng quê bình yên



Mùa xuân năm ấy, khi đất nước Việt Nam vẫn còn bị chia cắt bởi chiến tranh, hai miền Nam Bắc đang trong giai đoạn chiến đấu ác liệt dành lại tự do thống nhất đất nước.

Ở một ngôi nhà nhỏ được dựng đơn sơ bằng rơm rạ mái lá kẹp chặt lại, vùng nông thôn hẻo lánh nghèo khó phía Bắc xứ Nghệ. Mặc dù thời bấy giờ miền Bắc đã dành lại được tự do hòa bình, nhưng để dân thoát nghèo thì vẫn còn cần nhiều thời gian.

Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mệnh con người, đất đai cằn cỗi, dân làm ăn không đủ no. Củ khoai củ sắn thường được trộn vào những hạt gạo nấu lên ăn qua ngày.

Ngôi nhà lá đơn sơ nằm trên vùng đất cũng được gọi là yên bình dưới núi đồi xanh thẳm. Mùi khoai lang hòa với mùi thơm của cơm nếp thoảng bay vào gió, bếp lửa đỏ vẫn còn làn khói bay lên mái nhà lá tranh nho nhỏ.

Bà cụ tóc đã bạc màu ngồi bên bếp lửa, trông cụ cũng đã ngoài bảy mươi, đôi mắt ươn ướt lệ hướng ánh nhìn xa xăm vào ánh lửa đỏ rực trước mắt.

Không biết qua bao lâu, cho đến khi tiếng gọi vọng từ ngoài sân vẳng vào tai, bà cụ mới giật mình, vội vàng dở nắp vung ở trên với chiếc soong đồng cũ kỹ đầy nhọ đen ra.

Mùi thơm đặc trưng của nồi cơm khoai lang không thể trộn lẫn bay vào không khí trong căn nhà. Bà cụ với đôi đũa tre đã được gọt kỹ càng đẹp đẽ, bới cơm lên cho tơi xốp trông có vẻ cũng nhiều đong đầy hơn một chút. Lúc này, tiếng bước chân cùng giọng cười non nớt của trẻ con nhanh chóng đã vào đến chỗ của bà cụ.

- Bà ơi! Cháu và anh hôm nay bắt được con cá rô to ơi là to này.

Giọng nói ngọt ngào của trẻ thơ làm bà cụ hiền lành mỉm cười xoa đầu cưng chiều, bóng người nhỏ gầy của bé gái sà vào lòng bà cụ nũng nịu.

- Lam và Biển của bà về rồi đây à. Hai cháu của bà giỏi quá, vậy là ba bà cháu chúng ta hôm nay có món cá rô nướng ăn rồi.

Bé gái vui mừng reo hò cùng ánh mắt lấp lánh nhìn về phía anh trai đang đứng gần đó. Bà cụ cũng không kiềm được sự vui vẻ hạnh phúc giản đơn mà hai cháu của mình mang đến.

Trưa hôm đó, làng quê yên bình trôi qua những giờ phút như ngày thường. Trong căn nhà lá nhỏ văng vẳng tiếng nói cười đùa hồn nhiên, sự ấm áp tuyệt vời của gia đình thôn quê những năm tháng đầu hòa bình khó khăn cứ trôi qua như vậy.

Ngày tháng xưa kia đó, đâu có ai được ăn no mặc ấm? Nồi cơm hồi ức xưa có hơn phân nửa là khoai sắn trộn lẫn hoặc bắp ngô nấu nhừ, có ăn đã là một may mắn đến nhường nào. Đến cả con cá ngoài những đồng ruộng sông suối cũng không dễ dàng bắt được, cánh đồng lúa thì khô cằn, đất lại khó gieo mùa.

Các bạn nhỏ tuổi mới lớn chỉ vừa được học đôi ba cái chữ, những năm này miền Bắc chỉ cố gắng thoát đói với thoát cái mù chữ cho dân ta mà thôi.

Một phần cũng là đang tập trung lực lượng chiến sĩ nhằm tiến công giải phóng miền Nam, nên những làng quê mấy năm này cũng chỉ còn người già và trẻ nhỏ phần nhiều.

Còn với gia đình bà cụ cùng với hai cháu Biển và Lam, thực ra hai anh em chỉ là anh em họ của nhau mà thôi. Bà cụ tên gọi là Chín vì bà là người con thứ chín trong mười anh em của bà trong gia đình.

Bà Chín lấy chồng và sinh được năm người con, ba nam hai nữ. Biển là con trai của người con trai thứ ba của bà cụ, còn Lam là con gái của cô con gái út của bà. Chỉ có ba mẹ của bé Biển còn sống và tình nguyện canh giữ ở hải đảo xa xôi. Còn chồng và những người con, kể cả dâu hay rể của bà đều hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.

Chiến tranh tàn khốc kéo dài, không chỉ riêng mỗi gia đình bà chín có chồng con hy sinh. Mà còn rất nhiều thành viên cùng sinh mệnh trên đất nước Việt Nam từ bỏ sinh mạng để dành lại tự do hòa bình cho dân tộc. Không một ai muốn chiến tranh xảy ra, nhưng cũng không thể quỳ gối bị áp bức bóc lột chịu sự chi phối của thực dân phương Tây mãi được.

Lòng yêu nước, yêu hòa bình chính là tinh thần tuyệt vời của con người đất Việt nhỏ bé. Đối với tình yêu thương vô tận, hy sinh cả mạng sống hay dành cả cuộc đời để cuối cùng dành lại quyền tự do cho đất nước. Dành lại ấm no hạnh phúc, quyền được sống bình thường cho những mảnh đời bình dân. Đối với các anh hùng thì sự sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai phát triển về sau rất quan trọng. Nên tất cả mọi hy sinh của các chiến sĩ cha ông ta thời bấy giờ đều luôn tự nguyện dâng hiến và cảm thấy đều rất xứng đáng để cho đi..