Ánh Trăng Nước

Chương 3: Bao trùm đau thương



Đêm trăng mùa xuân với tiết trời se lạnh, trái tim của bà Chín cùng bé Lam cũng trở nên lạnh lẽo hơn cả mùa đông. Xóm nhỏ bình yên bị đánh thức bởi những bố đuốc sáng trưng cùng những tiếng gọi vọng vào mặt sông đen đặc.

Mỗi tiếng gọi "Biển ơi" như xé nát tâm can hai bà cháu đang ôm nhau khóc bên bờ sông trong vô vọng. Mấy chiếc bè được làm bằng tre đang cố gắng tìm kiếm trên sông, cũng đã hơn ba giờ trôi qua mà chẳng tìm được gì.

- Anh Biển ơi! Anh nghe em phải không? Nhanh trở về đi anh, về nhà em kể anh nghe một bí mật nè, nhanh lên không là em đổi ý đó.

Giọng nói non nớt sự vang vọng trong đêm, mọi người trong xóm nhỏ vây xung quanh hai bà cháu ai cũng không kiềm được nước mắt. Chỉ biết nói lời ăn ủi hai bà cháu thôi chứ không biết làm hơn. Cảnh tượng đau lòng này, dù chiến tranh tàn khốc đã trải qua, nhưng sự mất mát đau thương hết lần này đến lần khác khiến con người ta chẳng thể nào chấp nhận nổi.

- Bà ngoại ơi! Bà ngoại.

Lúc này, bé Lam thấy bà mình gục xuống đất, thất thanh gọi lớn và lay người bà nhưng không thấy bà đáp lại. Bà con xóm làng thấy vậy, nhanh chân chạy lại nâng bà dậy. Biết bà chắc là khóc mệt vì kiệt sức nên cõng ba về nghỉ ngơi, và gọi thầy thuốc đến xem cho bà.

- Bà ơi! Bà tỉnh dậy đi.

Thấy bà ngoại được người cong đi, bé Lam cũng đứng dậy theo sau. Nước mắt che kín hai mắt bé, vừa đi theo bà ngoại, nhưng vẫn ngoái đầu nhìn đầy lưu luyến, mang theo hy vọng vào màn đen trên sông quê nhưng không còn bình đêm yên như trước kia bé vẫn thấy nữa. Anh Biển của bé cũng không thấy đâu, mọi chuyện diễn ra quá nhanh, khiến bé Lam nhỏ gầy càng thêm nhỏ nhắn giữa thế giới khắc nghiệt này.

Thời gian cứ thế trôi, trưa hôm sau bà Chín tỉnh dậy. Bé Lam sau một đêm cũng mệt mỏi thiếp đi, lúc tỉnh ngủ, nhớ đến tối hôm qua, bé bật người dậy và ra sân và gọi lớn.

- Anh Biến ơi! Anh Biển.

Nhưng không ai đáp lại tiếng, nụ cười trên môi bé chợt tắt đi thay bằng những giới nước mắt lăn dài trên má. Giọt nước mắt mặn chát khó nuốt trôi, làm tâm hồn trẻ thơ của bé đau đớn. Bảy tuổi, bé Lam đã phải thấu hiểu cảm giác mất đi người thân, nó làm bé vừa khó hiểu vừa khó chịu trong lòng đến nghẹn ngào.

Đôi chân trần bước đi trên nền đất, bé chạy vào trong nhà thì thì thấy bà ngoại ngồi trên giường từ bao giờ. Bé chạy thật nhanh lại, và sà vào lòng bà như muốn tìm lại cảm giác ấm áp và yêu thương. Bé Lam cứ khóc nấc trong lòng bà ngoại như thế. Được một lúc, bé chợt cảm thấy lạ. Sao bà không vuốt ve đầu bé như trước kia nưa? Bé ngẩng đầu lên, khuôn mặt đẫm nước mắt nhìn bà ngoại ngày thường vẫn luôn yêu thương bé.

- Ba ngoại. Bà ơi! Noi gì với Lam đi, Lam sợ lắm.

Bé gọi bà nhưng bà cứ im băng như thế, không dỗ dành bé, không nhìn bé mỉm cười hiền hậu nữa. Rồi bà bước xuống giường, bé Lam thấy vậy cũng đi theo bên bà, chỉ nghe bà lẩm bẩm trong miệng rằng.

- Để bà đi nấu cơm kẻo trưa rồi. Anh Biển cháu đi bắt cá ngoài đồng cũng gần về rồi đó, bà phải nấu cơm để anh Biển về ăn nữa chứ.

Be Lam nghe bà nói thế cũng chợt sững người lại, lòng bé đấu tranh với những tiếng nói khó hiểu mâu thuẫn. Phải rồi anh Biển chỉ đi bắt cá về cho Lam cùng bà ăn thôi. Một bên trong đầu bé lại nghĩ khác, không đâu, anh Biển không về nữa, anh bỏ hai bà cháu đi từ tối qua đến giờ vẫn chưa về.

Và rồi nước mắt lại rơi tren khuôn mặt nhỏ nhắn từ bao giờ, đôi mắt bé đã đổ hoe vì khóc, mí mắt bé cũng sưng lên vì tối qua đến giờ bé đã khóc quá nhiều.

Hai tháng trôi qua, anh Biển đã đi xa chẳng chịu về với bà ngoại với La. Mỗi ngày bà ngoại vẫn nấu cơm để phần như cũ cho anh Biển. Bà ngoại dịu dàng hay mỉm cười với bé Lam của trước kia giờ không còn nữa, nhiều lúc bé thấy bà cứ im lặng làm việc đồng, việc nhà, có lúc lại lẩm bẩm mấy câu bé không hiểu.

Các cô, cac bác hàng xóm thỉnh thoảng vẫn sang nhà bé, ngồi nói chuyện với bà ngoại một lúc rồi lại nhìn bé thở dài rồi ra về. Bé không hiểu rõ mọi chuyện như nào, bé chỉ biết bé cố gắng ngoan hơn với niềm tin rằng. Củi cần bé ngoan thì anh Biển sẽ về va bà ngoại sẽ lại cưng chiều và xoa đầu bé như xưa.

Ngôi nhà lá nhỏ từng đông đầy niềm vui cùng tiếng cười nói ấm áp giờ yên tĩnh đến lạ. Có lẽ với những người yêu thương gia đình người thân mình đến vô điều kiện. Thì mất mát đau thương là nỗi đau đớn tột cùng nhất không gì có thể chữa lành. Nỗi nhớ mong khôn nguôi không thể bù đắp, sự trống rỗng sẽ tồn tại trong cả tâm hồn và trong căn nhà nhỏ đến một thời gian thật dài thật lâu.