Ánh Trăng Nước

Chương 5: Nhung nhớ hoài niệm



- Bà ngoại. Anh biển ơi!

Tiếng gọi yếu ớt như mê man tuyệt vọng, vang lên trong căn phòng nhỏ đơn sơ. Cô gái với nước da trắng xinh xắn nhưng gầy nhỏ, mái tóc trên trán ướt đẫm mồ hôi. Dường như cô gái vừa giật mình tỉnh giấc vì gặp các mộng, trên mí mắt vẫn còn đọng lại những giọt nước mắt.

Đôi mắt cô thật sự rất rất đẹp, long lanh như biết nói và cũng buồn man mác như ánh trăng nước mờ ảo trong sương. Cô gái ngồi dậy và bước xuống giường lại gần cửa sổ, nhìn ra bầu trời đêm. Có lẽ bây giờ chỉ mới gần đêm khuya, trăng mười sáu tròn vành vạnh.

Cô lại vừa mơ thấy những giấc mơ của quá khứ. Dường như đêm nào cũng như vậy, cô không thể nào thôi nhung nhớ về bà ngoại và anh Biển, dù mười hai năm đã trôi qua.

Đúng vậy, cô gái xinh xắn trước mắt chúng ta chính là bé Lam của quá khứ đã trôi xa. Cô bé Lam bảy tuổi đã mất đi anh trai và bà ngoại mãi mãi, bà ngoại của cô bé đã không thể chịu nổi cú sốc hôm đó, và cũng rời bỏ cô bé mà ra đi.

Hai tiếng gọi thất thanh "bà ngoại" và "anh biển ơi" đó, chính là lúc bé Lam tuyệt vọng và bi thương, chứng kiến cảnh tượng mọi người đưa bà ngoại của bé chôn cất. Bà ngoại yêu thương của bé bị đất cát vùi lấp, mãi mãi không thể ở bên bé nữa. Bé Lam nhỏ gầy lúc đó, đâu thể hiểu được nhiều điều được đâu. Nhưng bé đủ hiểu chuyện, hiểu được bà không về cùng bé nữa, và bé cũng chỉ biết khóc và gọi trong tuyệt vọng như thế.

Bước chân nhẹ nhàng đi ra mở cửa phòng, Lam ngồi xuống bậc thang ở cửa, nhìn lên bầu trời đầy sao hôm nay. Mười hai năm trôi qua, đất nước cũng thay đổi và phát triển lên nhiều.

Nhưng từng ấy thời gian trôi qua, vẫn chưa thể nào giúp một đất nước đã bị đàn áp tàn phá bởi chiến tranh, hơn sáu mươi năm bị thực dân Pháp xâm lăng đô hộ, hơn hai mươi bảy năm Mỹ can thiệp vào chiến tranh vào ở Việt Nam. Bom đạn và những con người đã hy sinh, tất cả không thể nào một sớm một chiều có thể cải thiện hay phát triển lại được.

Dù sao dành lại được sự tự do hòa bình cho đất nước cho nhân dân, đã là một kỳ tích lịch sử của nhân loại. Về một đất nước nhỏ bé nhưng chiến thắng các đế quốc mạnh mẽ hùng cường, điều này khổng thể nào diễn tả lên được.

Nhìn lên bầu trời đêm trong chốc lát, Lam bước vào phòng va ôm ra một cây đàn guita đã cũ. Ngồi xuống lại bậc thềm, cô bắt đầu gảy đàn, những nốt nhạc du dương êm dịu phát ra. Sau đó là giọng hát ngọt ngào nhẹ nhàng nhưng giản đơn thanh thuần được thể hiện bởi cô gái mười chín tuổi những năm một chín tám tám.

- Ngày đó mưa rơi mùa thu.

Một ngày chủ nhật đến tưởng chừng như bao ngày,

Ngày đó bên bờ sông Nan. Nước dâng ngập lối những con đường mòn quê hương xa vắng tênh.

Giữa những làn gió rung động mây trắng, bầu trời ngát xanh thay màn mưa tối tăm buồn bã.

Giữa những cánh đồng quê hương, giữa những ngọn núi cao mờ sương hư ảo. Từng cánh rừng xanh biếc xanh, một màn cánh hoa rừng cung lan mưa như sương mờ huyền ảo.

Trời đất mênh mông, những mảnh đất trống không. Sao nỡ vùi lấp đi người tôi thương mến thương, người tôi vấn vương.

Giữa những tấc đất đỏ vàng nước trôi, giữa những hòn đá cheo leo rơi từng mảnh. Sao nỡ cướp đi anh tôi, sao nỡ cướp đi con trai tôi..

Ôi! Mảnh đất anh hùng lòng tôi. Người tôi thương còn vấn vương hồng trần không nỡ ly biệt chốn nhân gian.

Nước mắt rơi, đôi mắt chứa chan buồn thương nhung nhớ. Đôi mắt ướt nhòa thương sao số phận anh đã ngã xuống hy sinh.

Anh tôi, đã mãi xa. Hồng trần vấn vương. Anh tôi, mãi đã không còn nữa trên cuộc đời.

Ôi! Cuộc đời bao vấn vương.

* * *

Giọng hát da diết như muốn gửi tới đất trời nỗi niềm sâu thẳm tâm hồn. Tuy chỉ là lời bài hát thôi nhưng lại khiến người nghe cảm nhận được nỗi đau thương mất mát trong đó. Chính cảm xúc chân thật của Lam đã truyền tải được ý nghĩa của bài hát.

Đây là bài "Hồng trần vấn vương" do một sư cô đã dạy lại cho Lam hát. Nội dung chủ yếu của bài hát kể về nỗi lòng người ở lại và sự vấn vương thế gian của người anh trai đã sang bên kia thế giới. Vì Lam đã từng trải qua nỗi đau mất mát này, nên Lam cũng đã có thể đặt trọn nỗi lòng vào bài hát như mang theo linh hồn cho lời hát trong đó vậy. Chiếc đàn cũ kỹ này cũng được sư cô gửi lại cho Lam, mong Lam sử dụng.

Năm ngoái sau khi bước sang tuổi sáu mươi mốt, sư cô đã nhắm mắt đi cùng anh trai đến thế giới đẹp hơn trong sự mong mỏi đoàn tụ cùng nhau. Một thế giới mà thực lòng Lam cũng mong muốn đến rất nhiều lần, vì nơi đó cô nghĩ là nơi cô có thể gặp lại những người thân yêu thương của mình..

Có tiếng bước chân đến gần, Lam quay qua nhìn người vừa đến và mỉm cười.

- Lam. Ta nghe tiếng đàn hát. Cứ tưởng là con đã ngủ từ lâu.

- Dạ. Thưa sư thầy, tỉnh dậy giữa chừng nên con muốn ra ngồi một lúc.

Người được gọi là sư thầy mỉm cười không nói thêm. Bước chân chậm rãi và đừng lại ngồi cạnh Lam.

- Ngày mai rời khỏi Thanh Bình rồi, thầy chúc con bình yên trôi qua mỗi ngày.

- Con cảm ơn thầy về tất cả.

Hai người lặng lẽ mỉm cười bình lặng, cùng ngước lên bầu trời đầy sao và trăng sáng tỏ. Ngắm nhìn màn đêm xinh đẹp ở đêm cuối nơi Lam đã gắn bó mười hai năm. Chuyến đi ngày mai là một khởi đầu mới cho Lam, cũng là sự bắt đầu đầy mong chờ của cuộc sống riêng biệt dành cho người con gái muốn bước chân vào xã hội đầy khắc nghiệt này..