Chiếc Thuyền Trăng Vượt Màn Đêm

Chương 9



Anh bị Matsushita trêu “trên vai anh có một con quỷ công việc đang bám đấy”. Mặc dù tức tối song đến cả thời gian nổi giận cũng tiếc, Kawase cho mắt, miệng, ngón tay cử động hết công suất.

Thoáng đưa mắt xem một lượt đề án của bộ phận nghiên cứu phát triển cho sản phẩm mới “phô mai vị cua (tên tạm)”, kiểm tra bảng tiến độ. Chia mẫu thiết kế bao bì và câu chủ chốt khi quảng cáo cho Enoki phụ trách.  Chàng trai này có gu tốt nên có thể phó thác được.

–          Ối trời…

Kawase ôm đầu trước bảng tiến độ. Cuộc họp chung với bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm bốn ngày sau bị trùng với cuộc họp cấp chủ nhiệm. Có vẻ lần này sẽ có số liệu doanh thu toàn quốc của “vương quốc cua”,  nên với cương vị là người lập kế hoạch, anh tuyệt đối không thể vắng mặt. Hay là để cuộc họp “phô mai vị cua (tên tạm)” tiến hành mà không có mình… thế cũng không được. Đã thế, dù không có lời nào để biện bạch nhưng chỉ còn cách chuyển thời gian cuộc họp với bộ phận nghiên cứu phát triển một là dời sang trước hai là lùi về sau thôi.

Anh gọi Wada, nói lý do rồi nhờ cậu chàng điều chỉnh lịch họp với bên nghiên cứu phát triển. Wada lẹ làng nhận nhiệm vụ “tôi hiểu rồi”. Trong nhóm kế hoạch của “phô mai vị cua (tên tạm)” Wada là người hòa nhã chịu đựng giỏi. Còn lại là Enoki cá tính mạnh và Matsushita vô dụng. Arisawa có vẻ cũng khá biết tính toán cho anh khi kết hợp thành viên nhóm.

Kiểm tra ghi chép được đặt bên tay phải. Những việc phải hoàn thành trong ngày hôm nay… có vẻ đã xong. Anh nhìn đồng hồ đeo tay. Cho dù có thế nào thì cũng đến giới hạn rồi. Không thể trễ hơn nữa. Kawase nhanh chóng gom đồ đạc vào cặp rồi lên tiếng chào “xin phép về trước”, xong lao ra khỏi công ty.

–          Ơ, Kawase san. Anh về à!

Mặc kệ câu nói với từ sau lưng mình của Matsushita. Hiện tại đã qua chín giờ tối. Đây là khoảng thời gian mà một nhân viên văn phòng thông thường đã về từ lâu, tuy nhiên bộ phận kế hoạch thì vẫn còn hơn một nửa còn ở lại. Dù công việc không cố định, có khi bận túi bụi cũng có khi rảnh rỗi, song bây giờ đúng là thời kỳ bận rộn. Nếu tệ hơn nữa, còn phải ngủ lại liên tục ở công ty.

Chạy bộ đến ga tàu điện ngầm hết ba phút, ngồi tàu điện xong mất hai mươi phút, sau đấy chạy bộ về nhà mất năm phút. Sau đấy dẫn người đàn ông ra khỏi nhà lại lên xe điện… thời gian phải tiêu tốn là bao nhiêu, anh cũng không muốn nghĩ đến. Anh gửi tin nhắn cho cậu, bảo là có thể sẽ trễ thì được cậu trả lời “mấy giờ cũng được”, tuy nhiên có thế nào cũng không muốn quá mười một giờ. Cho dù không trễ đến thế, thì anh cũng vừa mới phải xin dời ngày lại vì công việc bận bịu không thể đưa người đàn ông đi khám.

Kawase sau khi chạy về nhà liền dắt theo người đàn ông, lại trở về ga tàu điện. Bất kể anh có vội vàng đến thế nào đi nữa, người đàn ông cũng không thể bước nhanh được. Mặc dù đã phân chia rạch ròi trong lòng rằng không có cách nào khác, làm quen với việc đi bộ chung với người không nhìn thấy đường, nhưng gần đây lại bắt đầu hơi sốt ruột.

Cho người đàn ông nắm cánh tay mình khi bước đi. Tuy đã nghĩ đến việc mua gậy sẽ tiện hơn, song nó rất đắt, đã vậy một khi người đàn ông thấy đường sẽ không cần nữa nên anh đã không mua. Tuy nhiên qua bao nhiêu thời gian mắt người đàn ông vẫn không khỏi. Gậy cũng không có, cũng không đeo kiếng trông ra vẻ người mù thì việc hai người đàn ông khoác tay nhau bước đi vô cùng thiếu tự nhiên. Những ánh mắt không chút e dè ném về phía này rất có thể đang hiểu lầm là một cặp gay, nghĩ thế anh thấy xấu hổ.

Thang máy rất xa, bởi thế họ dùng cầu thang bộ để xuống sân ga. Bước chân người đàn ông khi xuống cầu thang rất chậm chạp, anh phải cố dằn lòng mình lắm mới không hối thúc rằng cho dù có không thấy đường đi nữa ông vẫn có thể đi nhanh hơn được mà. Nửa chừng xe điện đến cũng không thể chạy xuống, rốt cục là lỡ mất một chuyến.

Cuối cùng cũng đến được bên trong vạch trắng, vị trí cửa xe điện mở. Nghỉ ngơi một chút cho đến khi xe điện đến, anh mới nhận ra những ánh mắt loáng thoáng rót về phía này. Sao thế nhỉ? Trong lúc chờ mình đâu có khoác tay? Anh lấy làm lạ, một lúc sau mới nhận ra mình đã dắt người đàn ông theo trong bộ dạng “y nguyên như ở nhà”.

Người đàn ông chỉ có duy nhất một bộ quần áo, là bộ vest mặc ngày đến công ty mẹ để chào hỏi báo nghỉ việc, bởi vậy Kawase đã mua thêm một chiếc áo thun tay ngắn và một chiếc quần vải bông, cho ông ta thay đổi. Người đàn ông cho dù có mặc đồ nhăn nhúm đi nữa cũng không cằn nhằn, nên anh cứ cho ông ta mặc đồ lấy nguyên từ máy giặt. Trước khi đến bệnh viện anh vẫn chú ý là áo sơ mi trắng cho, song hôm nay lại không thừa thời gian cho việc ấy.

Đã vậy mái tóc lẫn nhiều sợi bạc còn rối tung vì không được được chải. Cả hàm râu cũng đập vào mắt. Đã bảo là có thể tự do sử dụng máy cạo râu thế mà người đàn ông chẳng mấy khi cạo. Râu của ông ta vốn khá khó thấy, nghĩ rằng chỉ cần cạo khi ra bên ngoài là được nên anh đã để mặc. Nếu nhìn vào người đàn ông một cách khách quan, thì hẳn trong mười người sẽ đến tám người cho rằng ông ta là kẻ vô gia cư. Đứng bên cạnh cũng thấy xấu hổ.

Nếu chỉ có việc đứng chờ tàu điện thôi thì đâu cần anh giúp đỡ. Kawase lùi ra xa người đàn ông vài bước, làm ra vẻ người không quen biết. Dường như bộ dạng nhếch nhác của người đàn ông khiến người khác cảnh giác, người xếp hàng sau lưng ông hơi đứng cách ra một chút. Cứ thế tạo nên khoảng không gian trống lạ lùng chung quanh người đàn ông.

Kawase cũng hòa mình vào đám người lạ, nhìn người đàn ông bằng ánh mắt một người khác. Cuộc sống chỉ biết lặp đi lặp lại việc ngủ và thức dậy xung quanh một bộ sopha của nhà người khác. Nếu Kawase không hỏi chuyện thì sẽ không nói năng gì. Cứ tưởng ban ngày ông ta sẽ xem tivi, tuy nhiên vị trí của remote lúc nào cũng y nguyên. Không có vẻ gì đã được chạm vào. Khiến người khác phải săn sóc mình, cả vẻ bề ngoài cũng bất cần, chỉ biết hít thở. Người đàn ông này sống mà có gì vui chứ?

Người đàn ông đã luôn muốn chết, và chính anh là người đã cản điều ấy lại. Từ ngày đó đến nay, người đàn ông không tỏ ra muốn chết nữa, trước mắt vẫn tiếp tục sống, song nếu cứ tình trạng thế này thì sống hay chết, có vẻ cũng chẳng có gì khác nhau.

Trong tiếng xôn xao, từ đằng xa có tiếng xe điện tiến đến gần. Anh có thể thấy được bàn tay trái người đàn ông chỉ nhìn về phía trước, đứng bất động như hình nộm đang cử động lên xuống một cách không tự nhiên. Có thể ông ta đang tìm kiếm mình.

Đầu người đàn ông khẽ lắc nhẹ. Tiếng rầm rập rầm rập của xe điện mỗi lúc một lớn dần. Khi ánh đèn tàu điện xuất hiện ở bên kia đường hầm, người đàn ông tiến một bước lên phía trước. Khi xuống cầu thang thì thận trọng là thế, vậy mà một bước này của ông ta không hề có chút ngập ngừng. Trước khi ông ta đưa chân đến bước thứ hai, Kawase đã đuổi theo, túm cánh tay kéo mạnh về sau. Người đàn ông mất thăng bằng, phải trụ chân vài lần.

Cùng với tiếng động chói tai, xe điện đi vào sân ga. Kawase siết chặt cánh tay mình đang nắm đến mức móng tay bấu vào da thịt đối phương. Vai phải của người đàn ông hơi nhếch lên một chút, song lại không bảo đau hay gì cả.

Vẫn cầm cánh tay người đàn ông, anh kéo lê ông ta lên xe điện. Gần cửa ra vào rất lộn xộn, nên anh dắt ông ta vào chính giữa toa tàu rồi buông tay ra.

Tàu điện lăn bánh, cùng lúc ấy bên trong xe điện nhào về phía trước thật mạnh. Vừa thấy cơ thể người đàn ông nghiêng về bên phải thì ông ta đã lùi về sau ba bước. Cứ thế không thể trụ lại được, ông ta ngã phịch xuống từ phần hông ngay giữa con tàu.

Những ánh mắt xung quanh thoáng chỉa vào người đàn ông bị ngã. Những ánh mắt mà anh có thể nghe thấy tiếng lòng trong đấy, rằng đồ bất cẩn, làm phiền người xung quanh… Kawase cũng nhìn xuống ông ta bằng ánh mắt của những hành khách ấy.

Người đàn ông chậm rãi đứng dậy. Xe điện nghiêng về nghiêng bên phải, cơ thể ông ta cũng ngả về phía bên phải. Học sinh cao trung mặc đồng phục đứng bên cạnh, vừa nhăn mày vừa lùi ra xa người đàn ông.

Anh đến gần, nắm lấy tay trái một cách lỗ mãng. Cho nó chạm vào tay vịn một cách thô lỗ. Ngón tay người đàn ông cử động, kiểm tra chiếc tay cầm rồi mới nắm thật chặt. Rồi ông ta khẽ thở dài.

–          …ban nãy.

Trước tiếng nói của Kawase, người đàn ông ngước mặt về hướng này. Dù ánh mắt không khớp.

–          Ông đã định nhảy xuống đường ray đúng chứ?

Người đàn ông phủ nhận “hiểu nhầm thôi”.

–          Tôi thấy chóng mặt, nên người mới loạng choạng một chút.

Miệng người đàn ông vẽ nên một nụ cười. Nhìn thấy nụ cười ấy, anh vô cớ giận điên lên. Bản thân đã phải tiêu tốn thời gian quý giá của mình, đưa ông ta đến tận bệnh viện thế mà, ông ta lại định chết trước mặt mọi người cho anh thấy. Đứng bên cạnh thôi cũng thấy bực mình, Kawase bèn cách xa ông ta ra đứng một mình.

Ngày hôm đấy, sau khi buổi khám bệnh của người đàn ông kết thúc, anh lại được gọi vào phòng khám như mọi khi. Nghe cậu bảo “không có thay đổi gì đáng kể”, Kawase bèn thở dài rồi ôm đầu.

–          Bữa nay Shibaoka san có chuyện gì à?

–          Sao thế?

Cậu gãi gãi má bằng ngón tay.

–          Không có gì, chỉ là bình thường trông ông ấy có vẻ tươm tất hơn một chút.

Anh cười méo xệch.

–          Hôm nay cháu chỉ quên chỉnh trang cho ông ấy thôi. Mà đúng hơn là, nếu cháu không động tay vào thì ông ta chẳng chịu làm gì cả.

Cậu nhìn vào màn hình máy vi tính.

–          Ông ấy đến ở nhờ nhà chú mày đã sắp được bốn tuần rồi à?

–          Đã làm đủ thứ cho ông ta thế này, vậy mà vẫn chẳng khởi sắc được chút nào là vì sao chứ. Chẳng những vậy… hôm nay, mới chỉ rời mắt một chút thế mà đã tính nhảy xuống đường ray xe điện.

Cậu tròn xoe mắt với vẻ kinh ngạc.

–          Có chuyện như thế à?

–          Về sau hỏi ra thì nói bừa là vì chóng mặt hay gì đấy, nhưng chắc chắn là ông ta đã định nhảy.

–          Gần đây ông ta không gây ra hành động nguy hiểm nào mà.

–          Đúng là vậy nhưng mà…

Kawase kéo tay của cậu.

–          Cậu, cậu nói xem. Cháu phải dính líu đến ông ta bao lâu nữa? Nhưng mà cháu linh cảm chỉ cần buông tay ra ông ta sẽ chết.

Fumito, cậu gọi tên anh.

–          Người thật sự muốn chết, ta sẽ không cách nào ngăn cản được đâu.

Câu nói vang thật mạnh trong lồng ngực anh.

–          Một khi con người thật sự muốn chết, thì ta sẽ không thể nào ngăn cản nổi nếu không nhốt trong ngục, trói hai tay hai chân lại.

Trước phương pháp không cách nào thực hiện được, Kawase có cảm giác như mặt đất dưới chân mình đang sụp đổ.

–          Chẳng phải đã đến lúc chú mày nên rút tay ra khỏi Shibaoka san rồi sao? Nếu ông ta không có gia đình, thì nhờ cơ quan phúc lợi xã hội gần nhà cũng là một cách. Chú mày không nhất thiết phải chăm lo cho ông ta đến mức phải hao mòn mình. Cứ giao cho những người chuyên nghiệp về lĩnh vực ấy đi.

Anh có thể rời tay khỏi người đàn ông ấy chứ? Đã đến lúc anh không cần phải dính líu đến ông ta rồi chứ? Đã chăm lo đến mức này, anh sẽ không bị bất cứ ai lên án chứ?

–          …cháu sẽ suy nghĩ.

Cậu vỗ bộp bộp lên vai Kawase một cách nhẹ nhàng như vỗ về.

Từ ngày hôm sau, Kawase đã có những hành động nhằm trả người đàn ông về quê nhà. Tuy nhiên anh vô cớ cảm thấy e ngại khi phải toan tính việc đấy trước mặt người đàn ông, bèn tranh thủ thời gian rảnh trong buổi trưa để hỏi han trao đổi bằng điện thoại di động. Trước tiên, anh gọi điện đến cơ quan hành chính thành phố tại địa phương. Còn tưởng vì có tật nguyền là mắt không nhìn thấy sẽ nhận được chế độ phúc lợi nào đó, nhưng tuyệt nhiên không giải quyết được gì.

Mặc dù mắt không nhìn thấy đường, song về nhãn khoa lẫn não ngoại khoa đều không có vấn đề gì. Được nghi là vấn đề của tinh thần… nếu chỉ có bấy nhiêu thì không thể lấy được chứng nhận. Đã thế cho dù mắt không nhìn thấy đường bởi vấn đề về tinh thần đi nữa cũng không trực tiếp được xem là bệnh rối loạn tâm thần. Mọi thứ đều rất mơ hồ.

Được nhân viên của cơ quan hành chính bảo, trước tiên hãy hỏi ý kiến của bệnh viện địa phương, anh bèn liên lạc với bệnh viện đa khoa gần nhà của người đàn ông. Bác sĩ khoa thần kinh của bệnh viện đa khoa bảo, nếu đến thì sẽ khám, nhưng chắc sẽ không thuộc đối tượng nhập viện, cho rằng nên sinh hoạt tại nhà dưới sự theo dõi của gia đình. Thế nhưng ông ta không có gia đình có thể đỡ đần mình. Nói thế thì anh được cho lời khuyên, nếu không gặp khó khăn về kinh tế, thì vẫn có cách là thuê một người giúp đỡ. Kawase mới chỉ nghĩ đến chuyện vào cơ sở bảo trợ của cơ quan phúc lợi xã hội, nhưng đúng là chỉ cần có người săn sóc quanh quẩn mình, vẫn đủ để ông ta sống được.

Vào đêm bước vào tuần thứ năm sau khi người đàn ông tới, Kawase hạ quyết tâm nói “tôi có chuyện cần nói”. Ngồi trên bộ sopha sau bữa cơm trong bộ dạng nhếch nhác, người đàn ông lờ đờ quay mặt lại. Anh giải thích nội dung trao đổi với cơ quan hành chính và bác sĩ địa phương, và kết luận là gợi ý ông ta nên thuê ai đó để săn sóc mình rồi trở về Hokkaido.

–          Mắt của ông, lần trước chỉ có mười ngày, nhưng bây giờ sắp hết một tháng vẫn không nhìn thấy đường. Tôi đoán chắc là tình trạng này sẽ không kéo dài lắm đâu, nhưng mà tôi vẫn còn công việc của tôi và nhiều thứ khác nữa nên…

Anh tìm những từ ngữ nghe không có vẻ khắc nghiệt. Dò đoán tâm trạng của đối phương, song đôi mắt đâu đó có vẻ thờ ơ vẫn không có gì thay đổi, không rõ những lời anh nói có lọt vào ông không.

–          Tôi sẽ tìm người săn sóc ông ở bên kia. Vấn đề còn lại chắc là tiền trả công cho người đấy. Ông có đủ dư để làm việc đấy không? Riêng chuyện này tôi không rõ nên…

Môi người đàn ông cử động.

–          Tôi không có ý định thuê người, cũng không có ý định trở về đấy.

Má Kawase giần giật.

–          Không có ý định trở về, vậy thì ông tính thế nào?

…một dự cảm đáng ghét xuất hiện.

–          Tôi đã định vứt bỏ tất cả. Và chính cậu là người đã ngăn cản nó một cách ép buộc. Chẳng phải cậu có nghĩa vụ chịu trách nhiệm cho cuộc đời của tôi từ nay về sau à?

Sống lưng anh ớn lạnh trước cách nói của người đàn ông.

–          Ông, nói gì chứ…

–          Nếu như cậu không có ý định chịu trách nhiệm cho cuộc đời của tôi thì chỉ cần bảo “ra khỏi đây” là được.

Ực, anh nuốt nước bọt.

–          Chỉ cần làm thế tôi sẽ ra khỏi đây.

Cảm xúc của con người đã trở lại vẻ mặt tưởng chừng là vô tri.

–          Giả dụ, tôi bảo ông đi ra khỏi đây. Ông ra khỏi đây xong rồi sau đó đi đâu?

Người đàn ông cười. Sau khi cười không lên tiếng, ông ta nhún vai “chẳng phải không biết sẽ tốt hơn sao”.

Cứ suy nghĩ suốt về chuyện người đàn ông, anh đã ngủ rất trễ thế mà sáng hôm sau lại tỉnh giấc lúc sáu giờ sáng. Mặc dù có đặt đồng hồ báo thức, song điều đó không cần thiết nữa.

Khi anh sửa soạn quần áo sẵn sàng, cầm cặp chuẩn bị ra ngoài cửa thì đã sáu giờ ba mươi phút. Xỏ chìa vào trong ổ khóa cửa như mọi khi. Cho dù có khóa từ bên ngoài đi chăng nữa, nếu người đàn ông muốn ra ngoài thì chỉ cần vặn khóa từ bên trong là ra được. Thế nhưng ngày nào cũng như ngày nào Kawase vẫn khóa cửa từ bên ngoài một cách quy củ.

Động tác thường ngày chợt khựng lại. Anh rút chiếc chìa khóa đã được tra vào mà không xoay. Phòng không được khóa. Anh tự thuyết phục mình rằng “có khóa hay không khóa cũng chẳng có gì khác nhau”.

Khi đang bước trên đường anh cũng không thôi băn khoăn về chuyện không khóa cửa nhà. Ngay cả khi tới công ty chuyện ấy vẫn không rời khỏi não bộ của anh, thậm chí khiến anh lỡ để trôi mất nội dung quan trọng trong buổi họp, sau đấy phải nhờ người vào làm cùng thời ngồi bên cạnh nhắc.

Mặc dù trông có vẻ thờ ơ, song người đàn ông ấy là một người nhanh nhạy. Anh có cảm giác chỉ cần biết nhà không khóa ông ta sẽ bỏ đi ngay lập tức. Không, chắc chắn sẽ bỏ đi. …và anh trông chờ vào điều đấy.

Điều anh đang làm không phải là phạm tội hay gì cả. Chỉ là quên khóa cửa nhà thôi. Song thông điệp trên hành động của anh chẳng qua cũng chỉ là biện bạch. Bản thân anh mong người đàn ông ấy ra khỏi nhà mình. Anh đã ngăn không cho ông ta tự sát, song không muốn chỉ vì vậy mà bị áp cho nghĩa vụ phải săn sóc ông ta mãi như thế.

Bất kể không bị đặt trong tình trạng này đi nữa sự thương hại anh dành cho ông ta cũng vô cùng ít ỏi. Vậy mà trong anh lại có một cảm xúc hết sức tăm tối. Bản thân thật quá đáng khi mà thật lòng nghĩ rằng “ông ta chết đi thì hơn”.

Dạ dày anh bồn chồn, nôn ra bằng hết những thứ đã ăn hồi trưa. Nếu bị cảm xúc ấy làm cho khổ sở đến thế thì anh muốn về nhà khóa cửa ngay lập tức. Muốn làm thế ngay lập tức, song một cái tôi khác kỳ vọng không ta rời khỏi đã ngăn lại.

Dù băn khoăn phải làm thế nào, rốt cục anh vẫn không trở về nhà. Công việc cũng bận rộn, anh không có thời gian cho việc đấy. Đấy là một lý do chính đáng hay chỉ là ngụy biện, ngay cả bản thân anh cũng không rõ. Buổi chiều có bữa chiêu đãi nhà thiết kế thuê bên ngoài, rốt cục phải qua chín giờ tối anh mới lên xe điện về nhà.

Bước chân trở về nhà tự nhiên trở nên hối hả. Căn phòng của anh nhìn từ bên ngoài vẫn tối om như mọi khi.

Từ trước đến nay anh chưa từng cảm thấy căng thẳng khi xoay nắm đấm cửa nhà mình đến vậy. Nắm đấm cửa xoay qua bên phải một cách đơn giản. Cửa không khóa, y hệt như khi anh đã rời khỏi. Mở đèn sảnh trước, máu anh như bị hút tuột xuống khi không thấy đôi giày của người đàn ông, tuy nhiên nhìn kỹ lại thấy nó đã được đẩy vào ngăn dưới cùng của kệ để giày.

Bật đèn hành lang, anh đã thấy bóng người ngồi cạnh sopha. Ông ta chậm rãi quay về phía này, như một âm hồn. Không rõ ông ta không nhận ra khóa của cửa tiền sảnh đã được mở, hay là nhận ra rồi nhưng không đi ra khỏi. Tâm trạng của anh khi trông thấy bóng dáng ấy, thật lòng mà nói không phải yên lòng, cũng chẳng phải tức giận.

Kawase thậm chí không cởi áo vest, mở máy vi tính lên trước tiên. Tìm tiệm khóa gần nhà của mình nhất. Có một tiệm phục vụ 24 trên 24, anh ra bên ngoài phòng, nói chuyện bằng điện thoại di động. Chưa đầy một tiếng sau, người của tiệm khóa đã đến, anh yêu cầu lắp một ổ khóa loại không mở được từ bên trong khi bị khóa ngoài, thêm vào ổ khóa vẫn sử dụng từ trước đến nay. Anh không báo với chủ nhà vì có cảm giác mình sẽ không được cho phép. Nếu bị bắt gặp thì tính sau.

Tại sao anh phải lắp thêm ổ khóa từ bên ngoài thế? Bị thợ ổ khóa hỏi, anh trả lời bừa, cháu trai của tôi thường xuyên đến đây chơi, nó mà tự ý ra bên ngoài thì nguy hiểm lắm. Thế thì không bị hỏi sâu thêm nữa.

Xe điện trượt vào nhà ga, cánh của mở ra. Nhường đường cho người khác xuống tàu trước, anh mới kéo sợi dây cầm trên tay mình. Kawase đã làm một thứ dạng vòng bằng sợi dây dài khoảng ba mươi centimet. Đưa thứ ấy cho người đàn ông cầm, còn phần mình cầm đầu đối diện, khi cần di chuyển sẽ kéo dây. Và khi nhận ra chiếc vòng mình đang nắm bị kéo đi, người đàn ông cũng sẽ bước đi.

Anh làm nó khi nhớ đến việc một vận động viên marathon đã làm thế để chạy cùng với người hỗ trợ mình.  Nhờ nó, anh có thể không cần khoác tay bước đi chung với người đàn ông ngoài lên xuống cầu thang.

Hướng đến phòng khám khoa da liễu cách nhà ba ga tàu điện. Kawase kéo sợi dây, bước vào phòng chờ thì có vài người hiếu kỳ quay về phía này song anh mặc kệ. Phòng chờ vẫn chật ních người như mọi khi, chờ tầm một tiếng đồng hồ cuối cùng tên của người đàn ông cũng được xướng lên. Do đã đến khám rất nhiều lần, nên người y tá quen thuộc đã đưa người đàn ông vào phòng khám giúp anh.

Không hiểu sao cảm thấy mệt mỏi vô cùng, Kawase bèn nằm xuống chiếc ghế dài tại phòng chờ. Để đảm bảo có thể xin về sớm từ lúc bốn giờ chiều hôm nay, đêm qua anh đã phải thức trắng đêm. Hôm nay, công việc bận rộn kinh khủng. Chỉ định nằm một lát thôi, nhưng có vẻ đã ngủ say mất, anh được y tá lay dậy.

–          Anh không sao chứ?

Được bắt chuyện bằng giọng nói dịu dàng, anh cúi đầu xuống vì ngượng.

–          Vâng, không sao…

–          Sắc mặt anh xấu lắm. Không sao chứ? Nếu như thấy không khỏe, anh cứ ngủ thêm một chút nữa cũng không sao đâu.

Anh nói lời cảm ơn với vị y tá tử tế. Có vẻ đã khám xong, người đàn ông đã ngồi cạnh anh từ lúc nào. Tay phải vẫn được quấn băng như cũ, vẫn còn phải giúp ông ta tắm nữa sao, anh ngao ngán khi nghĩ thế.

Kawase thanh toán xong trở về thì người đàn ông vẫn cứ nhìn về phía trước, cùng một tư thế như ban nãy.

–          Về thôi.

Lên tiếng, Kawase cho đầu sợi dây chạm vào mu bàn tay trái người đàn ông. Người đàn ông nhận ra, bèn nắm lấy sợi dây bằng tay trái. Sau khi chắc chắn ông ta đã cầm sợi dây, Kawase bèn kéo nó. Người đàn ông đứng dậy, chậm rãi bước đi.

Khoa da liễu nằm trên tầng hai. Đến trước thang máy đèn báo thang máy đang ở tầng tám, có vẻ như ai đó đang sử dụng. Thoáng đưa mắt về chiếc cầu thang bộ phía bên kia chậu cây kiểng, nếu chỉ có mỗi mình, anh có thể xuống bằng cầu thang bộ, tuy nhiên nếu có cả người đàn ông sẽ rất tốn thời gian. Không chỉ vậy, nếu chỉ dùng dây thôi mà không cho mượn tay thì sẽ nguy hiểm lắm. Nếu đã thế thì chờ thang máy vẫn tốt hơn nhiều.

Kawase bất giác mường tượng đến cảnh tượng người đàn ông và mình đi xuống bằng cầu thang bộ. Cả hai người đứng ngang nhau, cùng bước trên chiếc cầu thang chật hẹp. Từ phía dưới có một gã trai trẻ chạy lên. Gã trai trẻ không ngần ngại va vào người đàn ông, tại nó nên người đàn ông bị hụt chân. Sợi dây nối giữa hai người cũng không chịu nổi trọng lượng của người đàn ông, đứt lìa. Ông ta ngã xuống tận tầng một…

Thang máy mở kèm theo tiếng ting. Anh bị kéo trở về hiện thực, vội vàng đi vào trong. Có vẻ anh hơi gấp gáp quá, người đàn ông nối với anh qua sợi dây bổ nhào về phía trước.

Anh xem đồng hồ. Cả thời gian khám bệnh lẫn thời gian chờ mất hai tiếng rưỡi, bây giờ đã bẩy giờ hơn một chút. Cơ thể cũng mệt nhoài, anh muốn về nhà sớm. Bước chân có vẻ hơi nhanh một chút, song người đàn ông vẫn theo sau không một tiếng cằn nhằn nên anh cứ thế mà đi.

Tàu điện vừa mới đi mất hay sao mà sân ga khá vắng người, trước vạch trắng gần cửa lên xuống cũng không có ai xếp hàng trước cả.

Kawase đứng xếp bên cạnh người đàn ông, lơ đãng xem bảng quảng cáo ở bên kia sân ga. Từ mười giờ sáng ngày mai sẽ có buổi họp. Tại đấy anh mới nhớ ra việc mình đã tự nhủ phải đọc trước một lần bản tổng hợp của tài liệu họp thế mà lại quên bẵng đi mất. Người tổng hợp là Matsushita nên có đôi chút không yên tâm. Có vẻ ngày mai anh nên đến công ty sớm hơn một chút để kiểm tra thì tốt hơn.

Đúng rồi, trên đường về phải nhớ ghé cửa hàng tiện lợi mua đồ ăn trưa ngày mai cho người đàn ông mới được. Cơm tối thì ăn chung với mình nên không quên, nhưng cơm trưa thì thường hay quên. Mặc dù bất kể Kawase có quên, người đàn ông cũng chẳng nói gì…

Điều khiến anh có thể chịu đựng vừa đến mức giới hạn việc chăm sóc người đàn ông cũng phần nhiều nhờ vào tấm thẻ của ông ta. Nếu phải chịu tiền viện phí và tiền ăn của ông ta, có lẽ anh còn bực tức hơn bây giờ nhiều.

Trong khi đang nghịch sợi dây trong vô thức, ngón tay bỗng rời khỏi. Sợi dây treo lủng lẳng dưới tay người đàn ông. Từ đàng xa vang lên tiếng tàu điện đang đến gần. Tự nhủ rằng mình cần phải nắm lấy sợi dây đấy, nhưng tay anh vẫn không vươn ra. Những ngón tay trái của người đàn ông khẽ cử động, có vẻ đã nhận ra đầu bên kia sợi dây đã bị rời ra.

Nếu như… Kawase nghĩ. Nếu như ngay lúc này người đàn ông có tiến lên phía trước lao xuống bên trong đường ray đi chăng nữa, có thể anh hiện tại cũng không ngăn cản đâu. Sợi dây bị rời khỏi tay anh chỉ là ngẫu nhiên, vì thế anh chỉ cần không phát hiện việc người đàn ông nhảy xuống tàu điện là xong. Cái nào cũng không phải cố tình. Anh sẽ không bị lên án bởi bất cứ ai. Chỉ cần như thế cảnh sống phiền toái hiện tại sẽ kết thúc.

Tiếng động đinh tai và ánh sáng đang tiến đến gần của tàu điện.  Những bước chân e dè của người đàn ông vượt qua làn đường có màu, rõ ràng đang nhắm đến một cái đích. Người đàn ông rơi xuống, và tiếng thắng gấp dữ dội của tàu điện… Đấy chỉ là ảo tưởng. Một ảo tưởng xoa dịu bản thân để chạy trốn khỏi hiện thực.

Kawase giật thót tim. Bởi vì người đàn ông bên cạnh anh đã bước lên phía trước. Cứ như bản thân anh đã ra lệnh “làm vậy đi”. Ông ta bước đi như người đàn ông trong ảo tưởng.

Kawase nắm tay đối phương lại ngay khi ông ta bước được hai bước. Nắm rồi kéo ông ta về phía bên trong vạch trắng một cách thô lỗ. Kawase đã không hỏi vì sao ông ta tiến lên phía trước.

–          Tôi cứ tưởng đã đến lúc có thể lên xe điện rồi, hóa ra vẫn chưa à.

Người đàn ông viện cớ mặc dù anh chẳng hỏi han gì. …thế nhưng chắc chắn đấy là lời nói dối. Anh lên tàu trong một tâm trạng mờ mịt. Ba ga tàu điện đi qua trong chớp mắt.

Từ ga điện ngầm gần nhất đến căn hộ đi bộ mất khoảng mười phút, thế mà khoảng cách ấy lại khiến anh cảm thấy dài vô cùng. Anh kéo sợi dây như dắt chó đi dạo. Người đi trước người đi sau, đôi khi bước chân của người đàn ông chậm lại, đến lượt anh bị kéo lại. Từ đằng sau phát ra tiếng động cơ thật lớn. Quay mặt lại thì thấy một chiếc xe tải to tướng rất không phù hợp với con đường chật hẹp đang tiến đến gần.

Trên con đường không có lằn ranh cho người đi bộ và xe cộ. Kawase nép vào phía bên phải, giật sợi dây thật mạnh. Có vẻ nhờ vậy mà người đàn ông nhận ra, bèn ghé đến gần anh và đứng im. Chiếc xe tải vừa phát ra tiếng động cơ thật lớn vừa đi ngang qua cả hai người. Áp lực của gió khiến tóc trước của người đàn ông nghiêng ngả.

Nếu như anh buông tay người đàn ông ra tại đây… Kawase nghĩ. Ông ta có nhớ con đường mà mình đã đi qua vô số lần không? Có thể đi về một mình không? Không, một khi đã buông tay ra người đàn ông này sẽ không trở về thêm lần nào nữa. Và có thể ông ta sẽ canh chừng thời điểm để chết ở đâu đó. Trên người đàn ông không có giấy tờ tùy thân nào. Cả thẻ bảo hiểm lẫn thẻ tín dụng đều ở trong tay Kawase. Về tình hình cũng y hệt như hồi ở cầu vượt.

Anh về tới nhà trong lúc đang mường tượng đến cảnh sau khi mình buông tay ra, người đàn ông lao ra ngoài đường, hay tự ý nhảy xuống từ cầu vượt cho người đi bộ. Cho dù có ảo tưởng đi nữa, song việc nó thành sự thật lại quá đáng sợ. Anh thở dài, mình giải quyết từ việc phiền phức nhất vậy, nghĩ thế anh dắt người đàn ông vào buồng cởi đồ.

Người đàn ông biết được mình sắp được làm gì bèn lẹ làng cởi quần áo. Kawase cũng trần truồng, cho bao nilon chụp xuống tay phải của ông ta, cố định lại bằng băng keo. Dắt đối phương vào phòng tắm, cho ngồi xuống ghế con. Anh chỉnh cho nước ấm vừa phải, làm ướt toàn thân người đàn ông. Không nói không rằng lặng lẽ rửa mái tóc màu tro của ông ta.

Vừa cho những ngón tay trượt trên mái tóc lẫn những sợi bạc, nước mắt anh trào ra lúc nào không biết. Người đàn ông này sẽ không thể nào biết được, giọt nước đang rơi trên đầu mình là nước mắt hay là nước vòi hoa sen.

Nỗi căm ghét dành cho người đàn ông tích tụ như tuyết rơi chồng chất. Anh vẫn chăm sóc. Nhưng không muốn nhìn mặt ông ta nữa. Không muốn, không muốn, mặc dù nghĩ vậy song lại không tìm ra cách nào. Trong lúc đấy thì tháng chín kết thúc. Và cuộc sống chung không biết hồi kết thúc cũng sắp qua được một tháng rưỡi.

Ngày hôm đấy, Kawase lên công ty thì thành viên dự án là Enoki chợt nhanh nhẹn đến gần rồi hỏi một cách đầy ẩn ý “Kawase san, anh biết chưa?”.

–          Biết cái gì cơ?

–          Matsushita, nghe nói là đã quyết định kết hôn rồi đấy.

–          Kết hôn, với Tomomi chan nhỏ hơn hai tuổi ấy hả?

–          Hình như là thế.

Matsushita vốn dĩ không phải là dạng có thể giữ kín, mà có vẻ chính hắn cũng muốn nói ra. Hễ có dịp là lại nói “Tomochi chan ấy mà~”, nên cả bộ phận ai cũng biết cô ấy.

–          Dù sao, cũng là chuyện đáng mừng thôi.

Tốt rồi, chỉ nghĩ thế thôi chứ không có nỗi bất ngờ mới mẻ gì. Trong buổi sáng, Kawase đưa tài liệu đến bàn của Arisawa thì được hỏi một cách nhàn nhã “Nghe bảo Matsushita sẽ kết hôn hả?”.

–          Nghe nói thế. Cậu ta vẫn chưa báo cho trưởng phòng à?

–          Nó có bảo là có chuyện muốn nói, sếp có thời gian không. Chắc là chuyện đấy rồi. Những chuyện như thế này, lẽ ra nên báo cho cấp trên là ta đây trước tiên chứ.

Đúng là có sai thứ tự, nhưng Arisawa cũng không có vẻ thật sự tức giận. Ông ta biết rất rõ tính cách không thể giữ kín những chuyện vui của Matsushita.

–          Mà tiện thể đối phương là ai thế?

–          Nghe bảo là Tomomi chan.

–          …tên thì có nghe qua rồi, nhưng mặt lại không nhớ nhỉ.

–          Năm ngoái, Matsushita có dẫn đến hội ngắm hoa của bên mình đấy.

–          Ngắm hoa à. Nói thế thì hình như có ảnh của hồi ấy thì phải.

Arisawa mở ngăn kéo. Lục lọi lạo xạo một cách đường hoàng bên trong ngăn tủ bừa bộn đến mức không thể tưởng tượng là của một cấp quản lý khá có năng lực. Không thể phân biệt nổi đâu là rác đâu là tài liệu quan trọng.

–          Không tìm thấy.

Dường như đã chịu thua, Arisawa tính đóng cửa kéo lại thì bỗng lấy ra một tấm thiệp được gấp làm đôi “Cái gì đây?”. Ông mở ra.

–          Thư tình à?

Vẫn biết là không phải nhưng Kawase vẫn trêu. “Không phải cái thứ thơm ngon như thế đâu” Arisawa bèn nhún vai.

–          Là thiệp cảm ơn của Shibaoka trong quà trả lễ phúng điếu.

Trước cái tên người đàn ông được xướng lên, anh bất chợt giật mình.

–          Mẹ của hắn hưởng dương năm mươi sáu tuổi à? Còn trẻ quá nhỉ.

Sau khi lẩm bẩm nói, Arisawa gập ngón tay đếm xong rồi thốt lên “Ối”.

–          Có chuyện gì thế?

–          Hắn ta là con riêng cũng không chừng.

–          Chuyện ấy… tôi chưa từng nghe bao giờ.

–          Nếu tính theo tuổi thì Shibaoka được sinh ra khi mẹ hắn mười lăm tuổi đấy. Không nhất thiết là mười lăm tuổi thì không sinh được, nhưng mà chẳng phải là hơi sớm à?

Arisawa lầm bầm “chẳng hiểu gì cả”, rồi vứt tấm thiệp trả lễ phúng điếu. Từ tấm thiếp nửa mở bên trong thùng rác, anh có thể loáng thoáng thấy được tên Shibaoka Sumiko.

Có một cuộc họp tại tòa nhà bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm ở nơi cách trụ sở công ty năm ga tàu, khi kết thúc đã quá bẩy giờ chiều. Những người còn việc phải làm đã trở về trụ sở công ty, Kawase đã làm xong một lượt nên cứ thế hướng bước chân đến nhà ga về nhà. Cơn gió ấm áp đâu đó mang theo cả hơi ẩm. Biết không chừng sẽ có mưa.

Vai anh bị đập bộp một cái. Quay mặt lại thì thấy một người đàn ông trung niên hơi tròn trịa tóc lơ thơ cười với mình.

–          Cậu!

–          Đang trên đường về à?

–          À, vâng. Có buổi họp với phía nghiên cứu phát triển sản phẩm. Cậu thì sao?

–          Cậu? Cậu mới đi chỉnh thể về.

Vì tuổi tác à, nói thế thì cậu chu miệng ra tỏ vẻ giận dỗi “Cũng có nhiều người trẻ đến chỉnh thể mà!”.

–          Bảo trì nội tâm cũng cần thiết, nhưng về phía cơ thể cũng phải khích lệ nó nữa chứ. Mà bỏ đi, chú mày nếu chưa dùng bữa thì đi đâu đó ăn không?

Hình ảnh người đàn ông hiện ra trong não bộ anh, nên câu trả lời hơi chậm trễ.

–          Á, hay là vì có Shibaoka san nên không được à?

–          …cháu nghĩ không sao đâu. Cháu thông thường cũng phải mười giờ mới về, trễ hơn thế nhiều, nên ông ta cũng quen với thời gian ấy rồi. Nếu đói bụng vẫn có thể tùy tiện ăn bánh hay gì đấy nữa.

Cậu hỏi lại “không sao chứ?” song Kawase vẫn vỗ nhẹ lên vai cậu bảo “vô tư, vô tư”. Đi lanh quanh cũng phiền nên họ vào một tiệm nhậu thuộc chuỗi cửa hàng có chi nhánh trên toàn quốc ở gần đấy. Vừa rẻ lượng đồ ăn cũng nhiều, mà vị cũng tàm tạm.

–          Mà tiện đây, Shibaoka có gì khác không?

Cậu vừa rút xiên mề gà bằng răng cửa vừa hỏi.

–          Vẫn như cũ. Chẳng biết đang suy nghĩ gì nữa.

–          Khoan đã, chẳng phải đã bảo sẽ đưa ông ta về Hokkaido à? Chuyện đấy thế nào rồi?

–          Ông ta có vẻ không thích, nên chẳng đâu vào đâu cả?

Cậu thở dài “vậy à…”. Kawase vươn hai tay lên trời.

–          Ôi, nếu như báo cảnh sát hay cơ quan nào đấy, người ta có đưa lão ta về Hokkaido giúp mình không nhỉ?

Cậu trưng ra vẻ mặt không biết phải nói gì thì anh bèn lảng đi bằng câu “cháu đùa thôi”.

–          Mà nói mới nhớ, nghe bảo lão ta và mẹ chỉ cách nhau có mười lăm tuổi thôi.

–          Lão ta tức là Shibaoka san đấy hả?

–          Sinh con lúc mười lăm tuổi, tức là mẹ ông ta đã dan díu với người có vợ từ năm mười bốn tuổi đúng không?

–          …ừ thì, theo tính toán là thế.

Kawase nốc bia một hơi.

–          Bất kể có thế nào đi nữa cũng không bình thường.

–          Đúng vậy. Cho dù có thích đến mấy, một người lớn bình thường sẽ không ra tay với học sinh trung học. Lỗi là ở phía ông bố.

Thấy nghi hoặc khi Kawase im lặng hay sao mà cậu lên tiếng hỏi “sao thế?”.

–          Ah, không.. cháu chỉ đang nghĩ, lỗi ở phía ông bố sao?

–          Đấy là điều đương nhiên. Học sinh trung học vẫn còn là trẻ con cơ mà.

Anh cứ đinh ninh là mẹ của người đàn ông đã dụ dỗ bố ông ta, song khi nghe những lời của cậu mới vỡ lẽ ra đúng là phần sai là ở ông bố.

–          Shibaoka Sumiko san hẳn cũng đáng thương lắm nhỉ.

Cậu lẩm bẩm.

–          Đáng thương?

–          Khi cậu nhận điều trị cho Shibaoka Sumiko san, bà đã không cho cậu biết những điều đấy. Một khi đã nghe chuyện sinh con lúc mười lăm tuổi chắc chắn cậu sẽ không quên đâu, bởi vậy hẳn là bà đã giấu diếm. Mặc dù đến lúc này thì có thế nào cũng không còn quan trọng nữa. Nếu sinh em bé ở tuổi mười lăm, rất có thể bà đã không được học cấp ba. Chẳng những vậy, vì là mối quan hệ vụng trộm nên chắc phải một mình nuôi con rồi. Còn có cả miệng lưỡi thế gian nữa, tội nghiệp chứ.

Có vẻ vì cậu biết Shibaoka Sumiko nên mới cảm khái, chứ Kawase chỉ thấy bà qua mỗi tấm di ảnh nên không thể có suy nghĩ gì nhiều. Anh cho món bạch tuộc chiên giòn mới được đưa đến bàn ăn vào miệng.

–          Nói đến chuyện này, nghe nói lão ta đã chuyển đến đây với mẹ vào năm cấp ba đấy. Chắc đấy cũng vì sợ tai mắt thế gian nhỉ.

–          Cấp ba? …đã lớn thế này mới chuyển à. Mà thôi, có thể là thế, mà cũng có khi không phải, cậu cũng không rõ lắm. Mà hai mẹ con có vẻ thương yêu nhau quá nhỉ.

–          Chuyện Kobayashi san nói lúc trước, lão ta gọi mẹ mình là “vợ” ấy, quả nhiên là nhớ nhầm nhỉ.

–          Chuyện hai người là mẹ con chắc không phải sai rồi. Mặc dù cậu chưa từng nhìn hộ khẩu của họ bao giờ nên không thể chắc chắn là đúng tuyệt đối hay không.

Kawase với tay đến ly bia thứ hai.

–          Tuổi tác cũng chẳng cách xa nhau lắm, nếu như thật sự bà mẹ cũng đóng vai trò người vợ luôn…”

Hai mẹ con tuổi tác không cách xa nhau. Với Kawase, anh chỉ nói với tinh thần đùa giỡn thôi, thế mà cậu lại đột nhiên ngậm miệng lại. Trước vẻ im lặng rất không tự nhiên, Kawase bất giác hỏi lại “không lẽ là thật à?”.

–          Chưa nghe đối phương nói bao giờ, nên cậu không dám nói điều gì chắc chắn nhưng mà…

Quan hệ tình dục với mẹ. Một nỗi kinh hãi chạy rợn khắp toàn thân anh.

–          Tởm quá.

–          Này, bản thân người ta vẫn chưa nói gì cả mà. Cậu và Kobayashi san từng đoán có khi nào là thế không, nhưng biết không chừng là sai cũng nên.

–          Chỉ nghĩ có khi như vậy không thôi cũng đủ thấy gớm rồi.

Cậu đưa ánh nhìn xuống với vẻ khó xử, rồi uống một ngụm rượu chuhai.

–          Lẽ ra không nên nói với chú mày nhỉ?

–          Nói đúng hơn là, chuyện thế này hoàn toàn không thể hiểu được.

–          Con người ta có người này người kia mà.

–          Chẳng lẽ cậu chấp nhận chuyện thế này à!

Kawase chỉ trích thì cậu chớp chớp mắt tỏ vẻ kinh ngạc.

–          Đây đâu phải là chuyện chúng ta chấp nhận hay không chấp nhận đâu.

Kawase không nói gì thì cậu lấy khăn ướt lau miệng “Mặc dù chỉ nói giả định cũng chẳng có ý nghĩa gì nhưng mà…”.

–          Giả dụ chuyện là thế thật thì có vẻ việc ông ta không cho ai đi vào trong trái tim của mình cũng trở nên dễ hiểu.

–          …tức là sao?

–          Tức là biết không chừng với ông ấy, chuyện xảy ra với mẹ là một bí mật bản thân muốn đem xuống mồ mà không muốn bị bất cứ ai biết.

Hơn nữa, cậu tiếp tục.

–          Cũng có người có ác cảm với loạn luân, nhưng mà trong số những bệnh nhân cậu khám có rất nhiều trường hợp như thế. Vì bị lạm dụng tình dục rất dễ dẫn đến tổn thương tinh thần mà. Nếu như chỉ xảy ra mối quan hệ kiểu này với người thân đến tuổi mười mấy thôi thì có thể cho rằng là lạm dụng từ một phía, tuy nhiên hai mẹ con ấy đã sống chung với nhau đến khi chết. Chẳng có ai trong hai người kết hôn với một ai khác nữa. Nếu đã thế…

Cậu ngắt lời, Kawase bất giác hối thúc “Nếu đã thế thì sao chứ?”.

–          Thì nói không chừng là thật lòng.

Kawase có thể biết rõ miệng mình đang méo xệch.

–          Thật lòng tức là?

–          Là thật lòng yêu nhau cũng không chừng chứ sao. Nếu như cả hai người cùng tự nguyện, và kết thúc mà không gây phiền toái gì cho ai, cũng không bị ai phát hiện thì như thế cũng được còn gì, cậu nghĩ thế đấy.

–          Như thế thì quá bất thường.

Anh chẳng nghĩ gì đã phản đối.

–          Cậu bất thường á?

Cậu cười ngượng với vẻ bối rối.

–          Chắc là vậy rồi. Trong mắt của một người có một cuộc sống bình thường như chú mày, có lẽ cảm giác của cậu đúng là bất thường thật. Nhưng mà tiêu chuẩn của cái bình thường vốn dĩ là gì nhỉ? Suy cho cùng cũng chỉ là quy định của xã hội mà bản thân chúng ta đang thuộc về thôi đúng chứ. Cho nên, nếu cái xã hội mà bản thân thuộc về thay đổi, thì tiêu chuẩn thông thường cũng thay đổi. Cậu nghĩ cái tiêu chuẩn chỉ có thế thôi. Và nếu nghĩ vậy, thì có vẻ trên thế giới này không tồn tại thứ gì đúng tuyệt đối được.

Kawase và cậu chia tay nhau trong khi nỗi nghi hoặc vẫn chưa thông suốt được. Việc quan hệ với mẹ ruột đối với anh không có thứ gì khác ngoài sự ghê tởm. Đối tượng là mẹ ruột, chỉ nghĩ thôi cũng đủ thấy khó chịu. Anh sẽ vĩnh viễn không thể “lí giải” được như cậu.

Tại cửa hàng tiện lợi, như mọi khi anh mua đồ ăn tối và cơm trưa ngày mai cho người đàn ông. Anh cười nhạo, thậm chí đến việc mua đồ cho người đàn ông cũng khiến anh thấy căm ghét. Ra khỏi tiệm, mưa bắt đầu rơi. Chỉ còn tầm hai ba phút thôi sẽ đến nhà thế mà không kịp.

Làn mưa vẫn chưa mạnh nên anh chạy. Thế nhưng đến khi về tới nhà, vai áo vest của anh đã bị thấm ướt. Mở khóa ngoài, rồi lại mở khóa thông thường.

Bên trong phòng tối om, bật đèn thì thấy ngay người đàn ông đang ngồi trên bộ sopha như một chiếc tủ. Kawase vào bên trong phòng, đặt bento xuống chiếc bàn cạnh bộ sopha.

–          Tôi đã ăn rồi nên xin mời.

Kawase vào trong phòng ngủ, thay đồ vest bằng quần áo mặc trong nhà rồi trở về phòng sinh hoạt. Người đàn ông ăn một cách vồ vập. Mái tóc rối bời lẫn những sợi bạc, râu chưa cạo. Chiếc áo sơ mi và chiếc quần đầy những vết nhăn. Đã không còn sót lại chút vết tích nào của người đàn ông giỏi giang được việc. Ở đây chỉ có một sinh vật lếch thếch phiền toái và tốn công sức người khác.

Anh muốn kết thúc. Muốn được giải thoát. Muốn được giải thoát khỏi việc phải chăm sóc người đàn ông này. Không muốn dính líu gì đến cuộc đời của người đàn ông này nữa. Để làm được việc đó, mắt của người đàn ông này phải nhìn thấy đường. Một khi mắt trở lại bình thường, ông ta có thể tự ý đi đâu tùy thích. Anh sẽ không cần phải suy nghĩ về chuyện từ đấy về sau.

Tại nơi thâm sâu trong tâm hồn của người đàn ông đã mất đi chức năng của cơ thể. Từ lúc nào ấy nhỉ, ông ta đã bảo “trong trái tim con người không có thứ gọi là bóng tối” trong buổi nhậu. tuy nhiên anh linh cảm điều đó không đúng. Phầm thâm sâu mà ông ta không cho ai bước vào, nếu tại đấy là mối quan hệ với mẹ thì chẳng phải đấy chính là phần “bóng tối của trái tim” của ông ta còn gì. Nếu đào bới nó lên, chẳng phải ông ta sẽ hành động sao? Bất kể mối quan hệ bị mắc trong con đường không có lối thoát đấy tốt hay xấu.

Những gì mình chuẩn bị làm không hề sai. Chưa nói đến việc đúng hay sai, chỉ cần là sự thật thì sẽ không sao cả. Kawase đến đối diện chiếc bàn ngăn giữa mình và người đàn ông, ngồi xuống đấy. Hòng có thể nhìn thấy rõ mặt ông ta, không phải bỏ lỡ bất cứ biến đổi nào của nét mặt ông ta.

–          Tôi có chuyện muốn hỏi ông.

Người đàn ông ngưng ăn, ngước mặt về phía này. Ánh nhìn vẫn không khớp.

–          Ông đã ngủ với mẹ mình đúng không?

–          Không có.

Trả lời một cách trơn tru, người đàn ông lại tiếp tục ăn. Còn tưởng ông ta sẽ hoang mang đôi chút, nào ngờ nét mặt chẳng có một thay đổi nhỏ nào cả. Nó khiến Kawase có cảm giác mình đã hỏi một điều hết sức vớ vẩn, song một lúc sau anh đã nhớ ra. …người đàn ông này có thể nói dối một cách thản nhiên.

–          Xin ông hãy nói thật đi.

–          Đấy là sự thật còn gì.

Thái độ như thể muốn nói đừng có hỏi những điều vô vị nữa, không có một chút hợp tác nào. Chẳng có tín hiệu khả quan nào. Tuy nhiên Kawase vẫn không có ý định từ bỏ.

–          Sao ông lại nói dối thế?

–          Tôi không nói dối.

Chẳng đâu đến đâu cả. Anh gắng hết sức đè nén tâm trạng sốt ruột. Anh thật sự rất muốn nắm lấy ngực áo ông ta mà lay “mau khai sự thật ra”, song người đàn ông này không phải là người sẽ nói ra nếu chỉ với bấy nhiêu, vả lại sự thật có thế nào cũng chỉ là một thứ mơ hồ. Trong khi đang suy nghĩ, anh có cảm giác vĩnh viễn không thể kéo sự thật ra ngoài từ người đàn ông. …không thể nào… không thể nào… không thể nào.

–          Mẹ của ông, trước đây đã từng được cậu của tôi khám.

–          Lúc trước cậu có nói rồi nhỉ.

–          Nghe nói lúc ấy mẹ của ông đã thú nhận rồi. Rằng đã… có quan hệ như thế này với con trai.

Điều đấy chưa từng xảy ra. Nhưng mà nếu đối phương đã phòng thủ bằng lời nói dối, thì anh cũng sẽ ứng chiến bằng lời nói dối. Bẫy ông ta nói sự thật.

–          Bà ấy ngộ nhận thôi.

Đôi môi người đàn ông chậm rãi cử động.

–          Mẹ của tôi mắc chứng bệnh tâm lý từ lâu, vì vậy nên hoang tưởng mạnh lắm. Chắc chắn bác sĩ đã tưởng hoang tưởng của mẹ tôi là sự thật.

Lời hồi đáp nghe có vẻ hợp lý trôi ra một cách vô cùng trơn tru.

–          Nghe nói mẹ của ông đã rất hối hận.

–          Hối hận?

Cuối cùng thanh sắc của người đàn ông cũng có sự thay đổi.

–          Bảo là vô cùng hối hận trước việc đã xảy ra mối quan hệ này với con ruột.

Đôi vai người đàn ông đang cúi xuống rung lên nhè nhẹ. Cứ ngỡ đối phương đang khóc nhưng không phải. Ông ta đang cười.

–          Câu chuyện bịa đặt này đã được thêu dệt ở đâu, bằng cách nào thế?

–          Không phải bịa đặt!

Trong tiếng cười của người đàn ông, anh gắng hết sức phản biện. Tuy nhiên người đang ở thế bất lợi chính là anh. Sau khi cười được một tràng, người đàn ông bèn chỉnh lại tư thế ngồi.

–          Nhân đây, cậu muốn tôi nói gì thế?

Người đàn ông hỏi anh trong khi bản thân chẳng chịu nói gì cả.

–          Muốn biết gì?

–          Ông có ngủ với mẹ ruột hay không…

Thốt ra, thì nghe có vẻ nhàm chán đến mức bản thân phải tự thấy thảm hại.

–          Biết được điều đó, thì cậu được gì?

Kawase mở miệng “mắt ông…”.

–          Biết không chừng mắt ông sẽ lành.

–          Bằng việc cậu kiểm tra xem tôi có ngủ với mẹ hay không mà mắt tôi sẽ thấy đường sao? Cậu không thấy có suy nghĩ kiểu nào cái lý lẽ ấy cũng rất buồn cười à?

Những gì người đàn ông nói không hề sai. Cho nên lại càng khiến anh bực mình thêm.

–          Biết không chừng nguyên nhân khiến mắt ông trở nên kỳ quái như thế là ở đấy cũng nên. Bởi thế nên nếu làm rõ chuyện ấy ra, có khi sẽ có gì đó thay đổi cũng nên. Tôi mong ông nói rõ ra, nghiêm túc đừng đùa nữa.

Kawase dang hai tay rộng ra.

–          Tôi phải chăm sóc ông vì ông không thấy đường đến bao giờ chứ!

–          Tôi đâu có nhờ cậu.

Người đàn ông chậm rãi cử động môi mình.

–          Tôi chưa từng một lần nhờ vả cậu hãy săn sóc cho mình.

Trong não anh bỗng chốc nóng hừng hực. Đưa ông ta đến bệnh viện biết bao nhiêu lần, vì ông ta bị phỏng không sử dụng tay được nên anh đã gội đầu cho, mua đồ ăn về cho… Vì người đàn ông này, anh đã hao tổn biết bao thời gian, hao tổn cuộc đời của mình. Thế mà ông ta lại ăn nói thế đấy.

–          Đừng có đùa.

Kawase đá một cách hung hăng vào chiếc sopha người đàn ông đang ngồi.

–          Tôi không hề nhờ vả cậu bất cứ điều gì. Chưa từng bảo cậu hãy đưa tôi bệnh viện hay cho tôi ăn. …tất cả đều là cậu tự ý làm cả thôi.

–          Trong ông không có từ cảm ơn hay sao! Tôi đã làm biết bao nhiêu thứ vì ông còn gì…

–          Chỉ vì cậu không dám nói thôi.

Người đàn ông cười nhạt.

–          Chỉ vì cậu không dám nói với tôi rằng hãy ra khỏi đây thôi chứ gì.

–          Ai mà nói được chứ.

Anh thừa biết một khi ra khỏi đây ông ta sẽ chết.

–          Rõ ràng đã suýt giết tôi một lần vậy mà?

Sống lưng anh ớn lạnh. Cho ông ta ăn như cho cá ăn, giúp ông ta sửa soạn quần áo bề ngoài. Một tồn tại phiền toái không làm được gì cả. Tuy nhiên người đàn ông này có thật là không làm được gì, không suy nghĩ gì cả không?

–          …tôi vẫn luôn nghĩ, cuộc sống này, rốt cục đến khi nào mới kết thúc? Dù sao tôi cũng chẳng làm được gì ngoài suy nghĩ mà.

Có vẻ tiếng mưa rơi đã trở nên mạnh hơn hẳn.

–          Hay là mình rời khỏi ngay bây giờ? Nhưng mà nếu tôi đi khỏi rồi chết, cậu sẽ không ân hận chứ? Bất kể tôi có suy nghĩ thế nào cậu vẫn ngăn lại cơ mà. Cho nên mới phải chăm sóc tôi suốt đấy thôi. Hệt như nuôi cá vàng trong bể nước vậy. Tuy nhiên, phần tôi lại quá tốn công sức so với một con cá vàng.

Ông ta không cần phải nói lại một lần nữa nỗi day dứt của mình. Bởi vì anh biết rất rõ điều ấy.

–          Sao cũng được.

Kawase nói gằng với vẻ bất cần.

–          Chuyện đấy có sao cũng được, mau cho tôi biết đi. Ông đã ngủ với mẹ rồi chứ gì?

–          Có ngủ chứ, ngủ suốt.

–          Quả nhiên là thế còn gì.

–          Đùa đấy, không có ngủ.

Câu nói lật lại chỉ sau vài giây.

–          Đây không phải là lúc cứ nói đùa, mau nói thật đi!

Người đàn ông nhìn chằm chằm vào Kawase bằng đôi mắt vốn không nhìn thấy đường.

–          Có nói sự thật cũng vô ích thôi. Có nói đi chăng nữa cũng chẳng có gì thay đổi. Chẳng những không được gì, có khi còn phải ôm mối phiền toái. Có vẻ chỉ cần tùy hứng rỉ ra vài câu thật lòng thì cậu lại không thể bỏ mặc tôi được. Giá như khi ấy không nói gì cả, tôi đã có thể trở thành một cái xác chết không danh tính được chôn cất như lý tưởng của mình. Cậu đã có thể vĩnh viễn quên đi chuyện về tôi mà không biết gì cả.

–          Đừng có nói lan man nữa. Ông mà nói là lại thấy phiền. Đã ngủ hay không? Chỉ cần trả lời bấy nhiêu thôi.

–          Việc nói ra chẳng có ý nghĩa gì cả.

–          Có nghĩa hay không sẽ do tôi quyết định.

Kawase đặt tay lên ngực trái mình.

–          Tôi sẽ hỏi thêm một lần nữa. Tại sao cậu lại muốn biết chuyện ấy đến như vậy?

–          Có sao cũng được, mau nói ra!

Người đàn ông im lặng. Anh chỉ còn nghe thấy tiếng mưa xối xả.

–          Được thôi, tôi sẽ nói sự thật vậy.

Còn tưởng ông ta đã bị thuyết phục thì ngay lúc ấy.

–          Thay vào đó, tôi có một điều kiện. Nếu cậu chấp nhận tôi sẽ nói.

Nghe nói tới điều kiện, một ký ức màu xám chợt sống lại.

–          …chắc không phải lại trèo lên người tôi nữa chứ.

Người đàn ông cười.

–          Tôi sẽ nói toàn bộ mọi điều cậu muốn biết. …thay vào đó, sau khi nói xong, tôi muốn cậu nói “hãy ra khỏi đây”.

Kawase sững sờ đến quên cả thở.

–          Cậu chỉ cần nói “ra khỏi đây” là đủ.

Điều đấy đồng nghĩa với việc nói câu đi chết đi. Người đàn ông toàn nói dối, song anh biết điều này sẽ không trở thành một câu nói dối. Chỉ cần bản thân bảo đi ra khỏi đây, chắc chắn ông ta sẽ chết. Anh không muốn nói câu đấy. Tuyệt đối không muốn nói. Anh không muốn phải gánh vác trách nhiệm về tính mạng ông ta. Một ý tưởng nổi lên trong khi anh đang rầu rĩ.

Cứ cho là anh bảo ông ta rời khỏi đây đi nữa, chỉ cần không bỏ mặc ông ta là được. Đi theo sau ông ta, đưa ông ta trở về là được. Ông ta không đặt điều kiện đến mức đấy.

–          …tôi hiểu rồi.

Kawase thốt ra những từ ngữ bằng cuống họng đã khát khô.

Người đàn ông co chân phải lên, đặt lên trên bộ sopha. Chống cằm lên đầu gối trong trạng thái dựng một chân lên. Hỏi với một dáng vẻ chán nản “tôi nên nói từ đâu đây?”.

–          Ông đã ngủ với mẹ ruột à?

–          Đã ngủ.

Quả nhiên, anh nghĩ thế đồng thời nhận ra mình không có câu hỏi nào thêm. Người đàn ông này đã ngủ với mẹ mình, chuyện như thế rồi sao nữa? Đã thế trên cái gương mặt không biết xấu hổ đấy còn không có một tí ti màu sắc của sự hổ thẹn.

–          Tại sao ông lại ngủ với mẹ chứ?

–          Bởi vì ban đầu tôi đã bị yêu cầu rằng nếu không ngủ thì sẽ chết.

Vẫn biết rõ nhưng anh đã hỏi “ai yêu cầu?”. Người đàn ông bèn cười.

–          Tôi đang nói chuyện về mẹ đúng chứ. Bởi vậy nên còn ai ngoài bà nữa chứ?

–          Bởi vì bà nói nếu ông không ngủ với bà thì bà sẽ chết, nên ông đã ngủ à?

–          Đúng vậy đấy.

Dáng vẻ người mẹ của chính mình hiện lên trong não bộ Kawase. …một cơn buồn nôn dữ dội dâng lên.

–          Có người mẹ nói những điều như thế với con sao, không thể tin nổi.

–          Tôi ban đầu cũng không dám tin đâu.

–          Khi ấy ông đã muốn làm à?

–          Tôi thì muốn mẹ vẫn là mẹ của mình.

Người đàn ông nhún vai.

–          Vậy thì chẳng phải chỉ cần nói không muốn là được à?

–          Nếu tôi nói không muốn bà sẽ chết.

–          Biết đâu đấy chỉ là dọa dẫm thôi thì sao?

–          Biết đâu bà chết luôn thì sao.

–          Sao mà biết được chứ!

Người đàn ông cào soạt soạt tóc trước lên.

–          Chắc cậu sẽ không hiểu đâu. Có tốn cả đời cũng không hiểu đâu. Bởi vì mẹ của cậu, không phải là người mẹ nói với con trai rằng sẽ chết nếu như nó không ngủ với bà.

–          Nhưng mà.

–          Hay tôi đổi cho cậu nhé? Nếu thế hẳn là cậu cũng hiểu được tâm trạng của tôi.

–          Mẹ của ông quá bất thường.

–          Nhưng mà đâu phải chỉ vì bất thường mà vứt bỏ mẹ ruột.

Đôi mắt chắc hẳn không nhìn thấy đường đưa một lượt khắp phòng.

–          Từ ban đầu bà đã là một người hay lo lắng và can thiệp thái quá, nhưng có vẻ là từ khi ba mất, sự quấn quýt của bà dành cho tôi càng dữ dội hơn. Hình như là, năm tôi lên trung học, tháng năm thì phải. Tôi được mẹ rủ lái xe đi chơi xa. Thế rồi, bị bà đưa đến vách núi, bị bảo rằng nếu không làm tình với bà, bà sẽ chết.

Anh nhớ đến bãi đất bằng có loài hoa phủ trắng bề mặt.

–          Lúc tôi và cậu đến là buổi chiều, nhưng khi mẹ dắt tôi đi là buổi tối. Chúng tôi đã đi đến nơi đấy trên con đường lờ mờ tối bằng ánh trăng. …tóc bà xõa tung ra, cưỡi lên tôi, trông cứ như một con ma. Chẳng mấy chốc mặt trăng bị mây che khuất, chẳng nhìn thấy gì cả. Khi đấy chỉ còn cảm giác thứ gì đấy đang ngồi lên thân dưới của mình. Tuy nhiên cái nghiệp của đàn ông thật nặng. Chỉ cần bị liếm lám vuốt ve thì bất kể đối phương có là gì đi nữa cũng phản ứng lại…

–          Đủ rồi.

Không thể nghe thêm được nữa, Kawase bèn cắt lời.

–          Đừng nói nữa. Tởm quá.

–          Chẳng phải chuyện cậu muốn biết chính là chuyện này sao?

–          Tôi không bảo ông phải kể cụ thể đến thế. Ông không cảm thấy tội lỗi gì sao?

–          Có chứ.

–          Theo cách nói của ông, tôi chẳng thấy cái cảm giác ấy ở đâu cả.

–          Tôi đã luôn tự hỏi bình thường chính là thế nào?

Người đàn ông chùi má bằng mu bàn tay mình.

–          Tôi đã luôn nghĩ rằng mình bình thường, nhưng mà từ khi có quan hệ ấy với mẹ năm mười lăm tuổi, tôi bắt đầu không hiểu nổi bình thường chính là thế nào. Cho dù có làm những chuyện như thế này cũng không biểu hiện ra bên ngoài. Nhưng mà rõ ràng bản thân khác với bình thường nên tôi bắt đầu e ngại, không biết người khác nhìn mình bằng con mắt thế nào. Trong lớp cũng thật ngoan ngoãn làm sao để không bị chú ý. Nói một cách đơn giản, tôi không muốn bị bất cứ ai biết chuyện mình đã ngủ với mẹ. Không muốn bị người khác khinh miệt, cũng không muốn bị người khác nhìn bằng ánh mắt khác thường.

–          Chẳng phải ông cứ nói ra là được à?

–          Nói ra?

Người đàn ông hỏi lại.

–          Chẳng phải chỉ cần nói chuyện ra với mẹ ông là được. Bảo là không muốn ngủ với bà ấy.

–          Tôi đã nói rất nhiều lần rồi. Thế rồi bà khóc bảo là “con không yêu mẹ sao?”. Khóc suốt một đêm cho đến khi tôi xin lỗi. Và sau đấy chắc chắn bà sẽ cảm thấy không khỏe. Sau đấy bà nói “không muốn làm”, hay phải chịu cảnh bà khóc sướt mướt, hay bà thấy không khỏe cũng trở nên thật phiền phức. Cứ cho bà làm gì tùy thích vẫn đỡ hơn. Cứ nghĩ chỉ cần tôi lên đại học, ra xã hội làm việc bà sẽ đỡ bám víu mình hơn, những gì bản thân hình dung đã quá dễ dãi. Mẹ chẳng khác gì so với khi tôi mười lăm tuổi.

Người đàn ông ngắt lời. Im lặng một lúc sau, lại bắt đầu lên tiếng “Hễ đến tháng tư…”.

–          Là sẽ thay đổi lớp học, hay là có nhân viên mới vào đúng chứ. Mỗi khi nhìn thấy những gương mặt mới toanh, tôi luôn nghĩ. Chắc chắn trong số này, không có ai từng ngủ với cha mẹ mình đâu nhỉ.

Tuy nhiên, người đàn ông lại tiếp tục.

–          Con người là động vật rất biết thích nghi. Chỉ cần làm tình thì nhu cầu về tình dục sẽ được thỏa mãn, và cũng có khoái cảm. Chẳng bao lâu sau, tôi dần dần nghĩ rằng cứ để yên như thế biết đâu lại ổn cũng nên. Mẹ chắc chắn sẽ không chấp nhân việc tôi thích bất cứ ai khác. Bà là một người có tâm hồn rất yếu ớt nên tôi cũng không đành bỏ mặc. Nếu đã thế thì cứ ở bên nhau mãi vậy. Chỉ cần buông xuôi thì sẽ chuyện sẽ trở nên đơn giản. Tôi đã tự nhủ với mình rằng bản thân đã cưới mẹ làm vợ, tiếp tục quan hệ cho đến lúc chết.

–          Như thế thật bất thường.

–          Có lẽ bất thường thật cũng không chừng.

–          Vậy thì tại sao lại tiếp tục chứ? Biết đâu vẫn còn cách nào khác thì sao?

–          Cho dù có bằng cách nào đi chăng nữa chắc cuối cùng cũng chỉ có chia tay nhau thôi. Đã vậy còn bởi vì tôi nghĩ mình được người phụ nữ ấy yêu nữa. Tôi đã nghĩ, bà ấy đã yêu mình đến mức này thì cứ dâng tất cả của cuộc đời này cho bà ấy cũng được. Mặc dù, kết quả là tôi lại bị bà ấy bỏ rơi. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ. Ngày ấy, sau khi đi làm về phòng không có mở đèn. Cứ tưởng đã đi ra ngoài rồi ngó vào thì hóa ra bà đã treo cổ trên trần nhà căn phòng truyền thống.

Mặc dù người bắt nói ra chính là anh. Song lẽ ra anh không cần phải biết những chuyện thế này. Người đàn ông đã bảo có nói ra cũng chẳng có ích gì. …không sai. Biết rồi thì đã sao? Chỉ là một quá khứ mà ta không thể làm được gì với nó.

–          Mẹ tôi đã chết rồi, kể đến đây là được nhỉ.

Kawase hơi lắc đầu “vẫn chưa xong”.

–          Tôi vẫn chưa nghe chuyện sau đấy.

–          Sau đấy? Sau đấy chẳng có gì cả.

–          Nếu như mẹ ông đã chết, sau, sau đó chẳng phải ông có thể kiếm một người yêu bình thường khác sao?

–          Bởi vì tôi đã tặng cuộc đời này cho mẹ rồi. Tôi đã nghĩ bà đã yêu mình đến thế, thì từ bây giờ về sau chỉ cần có một mình mẹ là đủ.

–          Chẳng phải kỳ quái quá à?

Kawase nói xen vào.

–          Nếu chỉ cần một mình mẹ là đủ, thì việc ông hù dọa tôi rồi cưỡi lên người tôi, chuyện đấy tức là sao!

Người đàn ông cười.

–          Vì cậu thú vị quá nên tôi muốn trêu chọc thử xem sao.

Kawase túm ngực áo người đàn ông lên. Trước khoảnh khắc đấm vào mặt ông ta anh đã dừng lại. Nhìn vào gương mặt người đàn ông có chút sợ hãi, chẳng hiểu sao ngược lại anh lại trở nên bình tĩnh.

Đây là người đàn ông toàn nói dối. Mặc dù nói dối, song trong hành động của ông ta đến lúc này lại chẳng giả dối. Không lẽ… vừa nghĩ, anh vừa dè dặt nói.

–          Không lẽ, ông thích tôi à?

Anh có thể thấy ông ta hơi hít mạnh vào.

–          Cậu thì có chỗ nào tốt chứ nhỉ?

–          Tôi đang hỏi ông.

Người đàn ông cười.

–          Tôi thì ưng ý cậu đấy. …đủ để muốn một lần, được giữ cậu vào trong cơ thể mình.

Khi nhận ra thì anh đã hất ông ta ra. Người đàn ông ngã xuống, lún sâu xuống bộ sopha sau lưng mình, rồi khẽ thở dài.

–          Tôi đã nói tất cả rồi. Bây giờ đến lượt cậu giữ lời hứa của mình.

Người đàn ông chống hai tay xuống, chậm rãi đứng lên, đôi mắt hơi híp lại trông như đang cười.

–          Nào, nói ra khỏi đây đi xem nào.

Sống lưng anh ớn lạnh như bị những ngón tay lạnh cóng vuốt vào.

–          Nhanh lên.

Giọng nói của người đàn ông, tỏa ra một vị ngọt ngào độc địa, hệt như chiếc kẹo của lễ hội được tẩm phẩm màu rực rỡ.