Chú Nhỏ Không Có Lông Chân

Chương 2



5.

Vẻ mặt của Diệp Thừa rất khó diễn tả bằng lời, anh ấy cúi người nhìn xuống nhìn bùn và cỏ trên người.

Anh ta giơ tay lên và giả vờ đánh tôi.

Tôi bị anh ấy dọa đến ôm đầu bỏ chạy, cảm thấy tủi thân: “Cái chú này, sao chú còn so đo với trẻ con chứ?”

“Chú?!!” Diệp Thừa ngồi xổm xuống, giọng nói đầy vẻ khó tin.

Sau khi phủi bùn đất khỏi tay tôi, anh kéo tôi ngồi dậy.

“Đúng rồi, so với em thì tôi già hơn thật.” Anh cười tự giễu nói.

Anh thò tay vào túi quần và lấy ra một bao thuốc lá.

Vừa định châm thì nhìn tôi rồi bỏ lại vào túi.

“Nhưng cháu cũng khác với đám người nhàm chán nhà họ Bạch.”

Rất dũng cảm.

Anh không kiêng nể gì mà nói xấu bố tôi ngay trước mặt tôi mà cũng không sợ tôi mách lại với ông ấy.

“Chú đừng có kêu nhóc này, nhóc nọ nữa, cháu học cấp 2 rồi đấy.”

Tôi chống tay lên hông, trịnh trọng nói tên mình: “Cháu là Bạch Thanh Nha!”

Thanh Nha trong Thư phóng bạch lộc thanh nha gian.*

*Câu thờ của Lý Bạch. Mô tả một quan niệm hoặc cảm giác nghệ thuật tự do táo bạo và không bị kiềm chế. Theo nghĩa đen, con nai trắng ở trong núi xanh, nếu muốn đi xa, bạn có thể cưỡi nó và du ngoạn khắp các núi sông nổi tiếng.

“Con ếch*? Tên kiểu quái gì thế?”

*đồng âm, thanh nha trong tiếng trung là con ếch.

Diệp Thừa cười xấu xa: “Cháu kêu “ộp ộp” cho chú nghe xem nào.

6.

Tôi chưa bao giờ thấy một người lớn vô liêm sỉ như anh ấy.

Tôi trừng mắt nhìn anh: “Vậy chú tên gì?”

Diệp Thừa vỗ trán tôi: “Tên là chú.”

Tôi…

“Sao chú không đi bàn chuyện làm ăn với người ta mà chạy đến đây trêu chọc cháu làm gì?” Tôi giẫm lên chân Diệp Thừa, làm mặt quỷ với anh rồi bỏ chạy, “Hy vọng chúng ta không bao giờ gặp lại nhau!”

Thực tế đã chứng minh rằng làm người không nên gáy quá to, nếu không sẽ bị vả mặt.

Hơn nữa còn tự vả mặt mình.

Khi tôi thấp thỏm không yên bấm số ở quầy lễ tân công ty của bố, tôi đã chuẩn bị tinh thần vì nghĩ rằng bố sẽ không trả lời.

Thật bất ngờ, điện thoại chỉ reo một lần và đã bắt máy.

Điện thoại không có tiếng động, tôi nghe thấy bên kia dường như có tiếng rít thuốc lá.

“Nói đi.” Giọng nói trầm trầm hơi khàn.

Như thể anh ấy đang thì thầm vào tai tôi.

Tôi siết chặt điện thoại, lời nói nghẹn lại trong cổ họng, không biết nên nói thế nào.

Sau một lúc.

Diệp Thừa mất kiên nhẫn. “Đùa tôi à, không nói thì cúp máy đi.”

Tôi sợ anh ấy sẽ cúp máy thật.

Trong lúc căng thẳng, tôi buột miệng nói: “Chú Diệp, là cháu đây.”

Diệp Thừa sững người một giây, hơi hoài nghi: “Tiểu Bạch?”

Câu Tiểu Bạch mà tôi nghe chứa đầy sự cưng chiều và dịu dàng, đến nỗi hốc mắt tôi nóng lên.

“Cháu làm sao thế?” Diệp Thừa nhận ra điều gì đó, giọng điệu trở nên nghiêm túc.

Thậm chí tôi có thể cảm nhận được anh ngồi dậy và dập thuốc.

“Cháu không sao.” Tôi lau nước mắt, hít một hơi thật sâu, “Chỉ là, chú có thể đến đây một lát được không?”

Diệp Thừa hỏi địa chỉ và tôi đã nói.

“Đứng đó chờ chú, chú đến ngay.”

7.

Diệp Thừa tự mình lái xe tới đây, tiếng gầm của xe thể thao chói tai, tốc độ khiến tôi sợ hãi.

“Sao thế?” Diệp Thừa sải bước tới đây.

Anh ấy hỏi vết thương trên chân tôi.

Vết thương không còn chảy máu nữa, nhìn có vẻ hơi hoảng nhưng thực chất vết thương không sâu.

Tôi giải thích: “Bị người khác đẩy.”

Diệp Thừa cau mày, sắc mặt âm trầm: “Đau không?”

Rồi không đợi tôi trả lời, anh bế tôi lên khỏi ghế và chở tôi đến bệnh viện.

Sau khi băng bó vết thương, anh đưa cho tôi một cây kẹo mút.

Hương vị xoài, hương vị yêu thích của tôi.

“Nói đi, có chuyện gì thế?” Diệp Thừa nhàn nhã nhìn tôi.

Tôi ngậm viên kẹo vào miệng, cúi đầu nói một cách mơ hồ, không rõ ràng: “Chỉ là có người cứ muốn cháu làm bạn gái cậu ta, cháu không đồng ý, bọn họ bèn động thủ.”

Mặc dù tôi không biết tại sao tôi lại tin tưởng một người mà tôi chỉ mới gặp một lần.

Tuy nhiên, Diệp Thừa dường như có thể khiến tôi yên lòng.

Và khi tôi nói với anh ấy những điều này, tôi sẽ không ngần ngại.

“Mặc dù bọn họ động thủ nhưng cũng không được hời đâu, cháu ném bọn nó vào chuồng ngựa hết rồi.” Tôi kích động bổ sung thêm với anh.

Diệp Thừa nghe vậy khẽ cười.

8.

Bố tôi cho tôi học trường quý tộc.

Cho nên đám học sinh ở đây ít nhiều gì cũng mắc bệnh công tử, công chúa.

Nguyên tắc làm người bình thường của tôi chính là nước sông không phạm nước giếng.

Thế nên có thể coi như chung sống hòa bình với bọn họ.

Nhưng đám con trai này hèn hạ đến nỗi tôi không thể nào chịu đựng nổi.

Không biết thế nào bọn nó biết được thân phận của tôi, uy hiếp một cách trắng trợn.

Tôi là người có lý tốt sao có thể thông đồng làm bậy với đám này.

Thế là tôi đã đánh bọn chúng.

Mình cũng bị dính vào.

Nhưng hết lần này đến lần khác đám người kia cũng phải người dễ động vào.

Trước khi đi mẹ nói tôi không nên gây chuyện.

Tôi đã không làm điều đó.

Tôi không tìm được bố, đám người Bạch gia cũng không che chở tôi, bọn kia tuyên bố sẽ không bỏ qua cho tôi.

Tôi biết sự lợi hại của tư bản.

Nói không sợ là giả.

Vì vậy, tôi chỉ có thể dựa vào Diệp Thừa