Cuộc Đời Của Pi

Chương 7



Tôi có cái may được học 1 số thầy giáo giỏi trong thủa thiếu thời, những người này, cả đàn ông và đàn bà, đã thâm nhập vào cái đầu tôi và đánh lên 1 que diêm. Một trong số họ là ông Satish Kumar, thầy dạy môn sinh học ở trường Petit Seminaire và là 1 người cộng sản tích cực luôn hy vọng Tamil Nadu sẽ thôi bầu các minh tinh màn bạc lên nắm chính quyền và theo gương xứ Kerala. Ông có bề ngoài rất đặc biệt. Đỉnh đầu ông hói và nhọn lại có những ngấn sệ dưới cằm rất kì, rồi đôi vai hẹp chạy xuôi xuống cái bụng khổng lồ như cái chân núi, chỉ tội là quả núi ấy lại lơ lửng trên ko, vì cái bụng fệ đột ngột biến mất theo chiều ngang vào hai cái ống quần. Điều bí ẩn đối với tôi là ko biết d8ôi chân khẳng khiu ấy chống đỡ cái khối nặng thân hình ông bằng cách gì, nhưng chúng đỡ được, mặc dù đôi lúc chúng chuyển động rất lạ, như thể 2 đầu gối ông cứ cong ra cong vào theo các hướng khác nhau. Cơ thể ông cấu tạo theo kỉ hà học: trông ông như 2 tam giác, cái nhỏ cái to, thăng bằng trên 2 đường kẻ song song.Nhưng sinh động, còn sần sùi làđằng khác, với những túm lông đen tua tủa đâm ra từ hai lỗ tai. Và thân thiện. Nụ cười ông dường như chiếm hết đáy của cái đầu hình tam giác.

Ông Kumar là người vơ thần nhiệt thành đầu tiên mà tôi từng biết. Tôi phát hiện điều này ko fải trong lớp học mà là ở vườn thú. Ông ta là vị khách thường xuyên, là người đọc kĩ hết các bảng mô tả và khâm fục tất cả các con vật mà ông đã thấy. Với ông, con vật nào cũng là một chiến thắng của logic và cơ giới, và thiên nhiên nói chung là 1 minh họa tuyệt hảo của khoa học. Trong tai ông, khi 1 con vật cảm thấy động lực giao phối, nó nói ''Gregor Mendel'', nhắc đến bị cha đẻ của ngành di truyền học, còn khi đến lúc khoe lông khoe sức của mình thì là ''Charle Darwin'', cha đẻ của thuyết chọn lọc tự nhiên, và những gì mà chúng ta coi là những tiếng hí, gầm, rú, rít, khịt, hót, hét... thì với ông là những âm hưởng của các ngoại ngữ thật sự. Khi ông Kumar đến thăm vườn thú, đó là để bắt mạch vũ trụ, và trí khôn thăm dò của ông luôn luôn khẳng định với ông rằng mọi vật có trật tự, rằng mọi vật là trật tự. Ông rồi vườn thú với cảm giác được tươi mới trở lại 1 cách khoa học.

Lần đầu tiên tôi thấy khuôn hình tam giác của ông đang thao thao bất tuyệt về vườn thú, tôi ko dám đến gần ông. Tôi ưa thích ông trong tư cách 1 thầy giáo bao nhiêu thì tôi cũng e dè ông như thần dân đối với quan phụ mẫu bấy nhiêu. Quả thật tôi có sợ ông chút ít. Tôi quan sát ông từ xa. Ông đã vừa đi đến chỗ hố nuôi tê giác. Hai con tê giác ấn Độ là trung tâm thu hút khách đến xem nhờ có lũ dê. Tê giác là loài vật cần có giao tiếp xã hội. Khi chúng tôi có được Peak, 1 con tê giác đực còn non, nó có biểu hiện buồn chán vì bị cách ly và ngày càng bỏ ăn. Trong khi chưa tìm được 1 con tê giác cái, cha tôi muốn áp dụng 1 biện fáp tức thời và nghĩ đến việc thử xem Peak có chịu sống chung với 1 bầy dê hay ko. Nếu nó chịu, chúng tôi sẽ cứu được 1 con vật quý. Còn ko thì cũng chỉ mất 1 vài con dê. Thật tuyệt vời. Peak và bầy dê ko rời nhau nửa bước, ngay cả khi có Summit về sống cùng. Lúc bấy ngờ, khi cặp tê giác tắm dười nước thì bầy dêđứng xung quanh mép hồ, còn khi dê ăn ở góc của chúng, Peak và Summit đứng ngay cạnh như thể canh gác cho bạn. Dân chúng đi xem rất khoái cảnh chung sống này.

Ông Kumar ngẩng lên và thấy tôi. Ông mỉm cười, 1 tay vịn hàng rào, tay kia vẫy tôi lại gần.

'''' Chào Pi,'''' ông nói.

''''Chào thầy ạ. Thầy đến thăm vườn thú thế này thật tốt quá.''''

''''Tôi vẫn thường đến mà. Có thể nói đây là ngôi đền của tôi. Thật là thú vị kìa...'''' Ôngđang nói về đám tê giác và dê. ''''Nếu chúng ta có các nhà chính trị như những con dê và tê giác kia, đất nước sẽ đỡ linh tinh lắm. Ko may là chúng ta lại có 1 ngài thủ tướng có đủ hết bộ giáp trụ của tê giác nhưng thiếu hết những ý thức tốt đẹp của nó.''''

Tôi có biết gì nhiều về chính trị đâu. Cha với mẹ tôi luôn luôn fàn nàn về bàn Gandhi, nhưng chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì mấy đối với tôi. Bà Gandhi sống mãi tận miền Bắc,đâu có ở trong vườn thú mà cũng chẳng ở Pondicherry. Dù sao tôi thấy mình cũng fải nói cái gì đó.

''''Tôn giáo sẽ cứu chúng ta,'''' tôi nói. Từ khi tôi có trí nhớ, tôn giáo đã rất gần gụi trong tôi.

''''Tôn giáo?'''' Ông Kumar cười ngoác miệng. ''''Tôi ko tin vào tôn giáo. Tôn giáo là tăm tối.''''

Tăm tối? Thật khó hiểu. Tôi nghĩ ko thể thế được. Tôn giáo là ánh sáng. Liệu ông ta có đang thử tôi ko đây? Liệu ông có đang nói ''''Tôn giáo là tăm tối'''' theo kiểu đôi khi ông nói ở trên lớp, ví dụ như ''''Các loài có vú đẻ trứng'''', chỉ cốt để xem có ai bẻ lại ko mà thôi.

''''Ko có lí do gì để đi quá cách giải thích của khoa học và ko có lí lẽ lành mạnh nào để tin vào bất kì cái gì ngoài những trải nghiệm giác quan của chúng ta. Chỉ cần 1 đầu óc sáng sủa 1 chút, 1 ý thức quan sát các chi tiết và 1 chút hiểu biết khoa họa cũng đủ lột trần tôn giáo như 1 thứ dị đoan vô bổ. Ko làm gì có Thượng đế.''''

Có đúng là ông ấy nói vậy ko? Hay là tôi đang nhớ lại những lời của các nhân vật vô thần khác về sau này? Dù sao những lời ấy cũng là 1 cái đó. Trước đấy, tôi chưa bao giờ nghe những thứ tương tự như thế.

''''Tai sạo fải chịu đựng tăm tối. Mọi vật đều ở ngay đây, rõ ràng, chỉ cần ta nhìn cho cẩn thận.''''

Ông chỉ con Peak. ấy, dù tôi vẫn rất khâm phục Peak, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng 1 con tê giác cũng là 1 cái bóng đèn sáng.

Ông nói tiếp: ''''Có người nói Thương đế đã chết trong thời chia cắt đất nước ta hồi 1947. Ông ấy cũng có thể đã chết trong chiến tranh nằm 1971. Hoặc qua đời ngay hôm wa thôi trong 1 trại mồ côi ở Pondicherry này. Đấy là những gì người ta nói, Pi ạ. Khi tôi bằng tuổi em, tôi sống trên giường, mắc bệnh bại liệt. Ngày nào tôi cũng hỏi, ''''Thượng đế ở đâu? Thượng đế ở đâu? Thượng đế ở đâu?'''' Thượng đế chẳng bao giờ đến. Ko fải Thượng đế cứu sống tôi, mà là y học. Lí trí là nhà tiên tri của tôi và nó bảo tôi rằng khi chiếc đồng hồ ngừng chạy, là chúng ta chết. Là hết. Nếu chiếc đồng hồ ko chạy tốt, fải chữa nó ngay. Một ngày nào đó chúng ta sẽ chiếm hữu được các công cụ sản xuất và sẽ có công lý trên trái đất này.''''

Điều đó hơi quá đối với tôi. Giọng nói thì vừa phải - có tình và can đảm - nhưng các chi tiết có vẻ nhợt nhạt. Tôi lặng thinh. Ko fải vì sợ fật lòng ông Kumar. Điều tôi sợ hơn là trong 1 vài lời thôi ơng có thể sẽ fá hủy hết những gì tôi đã yêu. Nhỡ những lời ông nói lại khiến cho tôi mắc bệnh bại liệt thì sao nào? Căn bệnh đó hẳn fải khủng khiếp lắm vì nó có thể giết chết cả Thượng đế trong lòng 1 con người.

Ông bước đi, khập khà khập khiễng trên mặt biển hoang dại vốn chỉ là mặt đất yên ổn dưới chân. ''''Đừng quên bài kiểm tra ngày thứ Ba nhé. học cho tốt, 3.14 nhé!''''

''''Vâng, thưa thầy Kumar.''''

Ông trở thành thầy giáo tôi ưa thích nhất ở Petit Semiraire và là lí do khiến tôi theo học ngành động vật học Toronto. Tôi cảm thấy có mối thân tình với ông. Đó là cái đầu mối tiên khởi cho tọi hiểu rằng những người vô thần là anh chị em có 1 niềm tin khác của tôi, rằng mỗi lời họ nó đều là những lời nói của niềm tin. Cũng như tôi, họ đi đến tận cùng trên đôi chân của lí trí - rồi cất bước nhảy theo lòng tin.

Tôi phải trung thực về chuyện này. Những người vô thần ko làm tôi khó chịu, mà là những kẻ hoài nghi. Tính hoài nghi cũng có công dụng, nhưng cho 1 lúc thôi. Chúng ta ai cũng fải qua chỗ Đồi Sọ (1). Nếu Đấng Christ còn fải chơi với hoài nghi, thì chúng ta tất cũng đều fải vậy. Nếu Đấng Christ đã fải qua 1 đêm cầu nguyện khẩn thiết trong đau khổ, nếu Người đã kêu lên trên thập giá: ''''Cha ơi, Cha ơi, sao Cha nỡ bỏ con?'''', thì tất nhiên chúng ta ai cũng có quyền nghi hoặc. Nhưng chúng ta fải bước tới. Lấy hoài nghi làm triết lí sống ở đời thì cũng như lấy sự bất động làm phương tiện giao thông vậy.

====

Chú thích:

(1): Đồi Sọ, nguyên văn Gethsemane, (theo bản dịch Tân Ước của Phan Khôi) là tên quả đồi nơi Jesus ẩn trốn và cầu nguyện trước khi bị quân La Mã bắt.