Giai Giai Có Một Mái Nhà

Chương 13



14.

Náo loạn một hồi như thế, thế rồi tôi cũng không chuyển nhà, vẫn ngồi tàu điện ngầm mấy tiếng mỗi ngày.

||||| Truyện đề cử: Bảy Vị Sư Phụ Đỉnh Phong (Đệ Nhất Thần Vương) |||||

Một ngày nọ, sau khi tan tầm về đến nhà, vừa tới cửa đã thấy một người công nhân xách theo một chiếc túi nilon đang đứng trước cửa.

Tôi đến gần hơn, là cha tôi.

“Cha?” Tôi cứ ngỡ mình hoa mắt.

Cha mặc áo và quần dài, mỉm cười gượng gạo với tôi.

“Sao tan làm trễ thế con?” Cha tôi vội vã bước lại, xách túi đồ ăn trên tay giúp tôi.

“Xuống cửa hàng nên muộn một lát ạ.”

Tôi nhìn chiếc mũ bảo hộ trên đầu ông, hoàn toàn là dáng vẻ vừa trở về từ công trường.

Sau khi vào cửa, ông đặt đồ ăn lên chốc tủ giày, nhẹ nhàng nói: “Cha tìm được việc ở thành phố rồi.”

“Dạ? Công việc gì cơ ạ?” Tôi bất ngờ.

“Người khác trang trí mặt tiền, cha sơn tường. Không xa đâu, ngay gần đây ấy mà.” Ông vừa cười vừa nói.

“Ngay gần đây ạ? Vậy cha có đến đây thường xuyên được không?”

“Được chứ.”

Ông nói rồi lại lùi ra ngoài cửa, bắt đầu cởi áo khoác và quần ngoài.

“Cha vào trong mà thay đi ạ, cha cứ đứng ngoài thế làm gì?” Tôi vội cản ông.

“Cha mặc một bộ bên trong mà.” Ông lại chỉ vào chiếc áo thu bên trong: “Quần áo công trường bẩn lắm.”

“Bẩn thì giặt là được mà cha.” Tôi áy náy.

Ông lại bỏ quần áo vào một chiếc túi nilong rồi để trước cửa.

“Sẽ làm bẩn sàn nhà mất.” Ông chỉ xuống sàn nhà không có lấy một hạt bụi.

“Không đâu ạ!” Tôi vừa buồn vừa tức: “Cha để quần áo ở đây lỡ như người ta lấy mất thì sao?”

“Không đáng tiền thì chẳng ai lấy đâu con.”

Nói xong ông lại cởi giày đi chân trần vào nhà.

“Nhà to nhỉ.”

“Cha đừng đi chân trần nhé, cứ đi dép lê đi ạ.”

“Rồi rồi, cha đi rửa chân trước đã.” Ông vừa nói vừa mang đôi dép lê vào nhà tắm.

Tôi nhìn túi nilon trước cửa, tâm trạng rối bời.

Tôi đi vào theo, ông chỉ rửa qua vài lần, lau khô chân rồi mới xỏ dép lê vào.

Sau đó lại mang thức ăn tôi mua vào phòng bếp, bắt đầu nấu cơm.

“Để con làm cho.”

Thực ra hồi ở nhà, cha tôi hiếm khi phải nấu cơm.

Trừ khi rất nhiều họ hàng tới nhà, phải phô trương cỡ đó thì cha tôi mới ra tay.

Thế nên tôi thấy cha rửa rau cũng không hẳn là thành thạo.

“Con nghỉ ngơi đi.” Cha nhất mực không cho tôi động tay vào mà cố chấp muốn làm một mình.

Tôi không lay chuyển được cha, chỉ đành đứng ở phòng bếp trò chuyện với cha.

“Cha, cha đến thành phố thì mình mẹ sao có thể trông được Trần Ngọc?” Tôi hỏi.

Động tác của ông thoáng dừng lại.

“Dạo này con bé ngoan hơn nhiều rồi, mẹ con vẫn trông được.”

“Vâng.”

“Vậy cha định ở thành phố bao lâu ạ?”

“Chắc là khoảng mấy tháng.”

Mấy tháng á? Trong trí nhớ của tôi, cha toàn làm ở gần để còn chăm sóc gia đình.

Thành phố chẳng thể so với nông thôn, nghĩ đến đi lại thôi đã mất mấy giờ đồng hồ rồi.

Cha chăm sóc thế nào được nữa?

Bữa tối, tôi ăn cơm cha nấu, trong lòng hạnh phúc vô cùng, nhưng niềm hạnh phúc ấy lại đi cùng nỗi lo lắng.

Trước lúc đi ngủ, tôi gọi điện cho mẹ, mẹ mới nói sự thật cho tôi.

“Trùng hợp gì hả? Mẹ chồng con gọi điện bảo bố mẹ đến chăm con, cha con mất ngủ suốt mấy đêm, nhờ vả người tìm mối liên hệ với bên xây dựng trong thành phố, cố gắng tìm chỗ ở gần con để tiện chăm sóc con đấy.”

Nghe đến đây, tim tôi chùng xuống.

“Con nói rồi mà, con tự lo được, cha mẹ không chịu nghe con.”

“Làm cha làm mẹ có ai không lo cho con mình chứ, cha con sợ con một thân một mình thiệt thòi nên chạy tới nấu cơm cho con, chứ đời này mẹ còn chưa được ăn cơm cha con nấu bao giờ đây.”

“Vậy mọi người ở nhà phải làm thế nào bây giờ mẹ?” Giọng tôi nghẹn ngào.

“Còn làm sao được nữa? Dù sao con người cũng phải sống, con đừng lo chuyện ở nhà nữa, cứ dưỡng thai cho tốt đã.”

Cúp máy, tôi nằm trên giường, nghĩ lại ban nãy lúc về nhà thấy cha đứng chờ trước cửa, không biết cha đã phải đợi bao lâu rồi.

Nghĩ đến việc cha cố chấp thay quần áo bên ngoài, sợ làm bẩn sàn nhà, tôi chợt nhận ra, tuy rằng tôi sống trong ngôi nhà rộng lớn này nhưng tôi có phải chủ nhân của nó hay không, cha còn biết rõ hơn tôi.

Thế nên cha mới không tự nhiên, không thể tùy tiện làm theo ý mình như vậy.

Cha đến thành phố lăn lộn làm việc, tan làm lại mặc bộ quần áo lao động bẩn thỉu, lúc chen chúc trên tàu điện ngầm, chắc hẳn đã phải chịu không ít ánh mắt xem thường.

Cha chỉ vì thương tôi mà thôi…

Nghĩ đến đây, sống mũi tôi cay cay, nước mắt không nhịn được tuôn trào.

Tôi bỗng cảm thấy mình thật thất bại.

Tôi không hiểu nổi nữa, tôi nhất quyết muốn giữ lại đứa bé này, nhất định muốn gả cho Cố Tiêu, chấp niệm suốt bao năm, cuối cùng để làm gì?

Tôi quá ích kỷ.

Khóc một hồi đã đến 1 giờ, tôi hoảng tới mức ngừng khóc luôn.

Sáng nay còn phải dậy lúc 6h30 để ngồi tàu điện ngầm thì mới kịp chấm công lúc 8h30 được.

Tôi bò dậy rửa mặt rồi lập tức thiếp đi.

Người trưởng thành không thể thích khóc là khóc được, tôi còn ra vẻ gì chứ.