Hắn Đã Có Giải Thưởng Xuất Sắc Khi Tôi Qua Đời

Chương 5



5

“Đã đóng gói mọi thứ hết chưa?”

“Tất cả đều ổn.”

Tiểu Như đẩy chiếc thùng ra, vẫn ngập ngừng hỏi tôi:

“Cô Văn, cơ thể của cô có thực sự ổn định được không?”

“Những ngày này, cô cảm thấy tốt hơn nhiều rồi. Có lẽ nó sẽ sớm tốt hơn nữa.” - Tôi mỉm cười với cô ấy.

Trường trung học làng Tiểu Nam là nhà của tôi, tất nhiên tôi muốn quay về xem.

Làng Tiểu Nam là một ngôi làng miền núi xa xôi ở phía Tây Nam. Con đường cao tốc mở cách đây khoảng mười năm. Năm năm trước, trường tiểu học và trung học ở đây đứng trước cảnh phải đóng cửa vì không có giáo viên.

Tôi là sinh viên đại học đầu tiên ở làng Tiểu Nam ra bên ngoài làng.

Tôi bị bỏ rơi khi còn rất nhỏ, mẹ Văn, lúc đó là hiệu trưởng của trường trung học làng Tiểu Nam, đã đón tôi về.

Bà ấy dắt tôi vào lớp cùng lũ trẻ và kể cho tôi nghe đủ thứ chuyện.

Bà luôn kể cho tôi nghe về thế giới bên ngoài, ở đó có những ngọn núi. Bà ấy nói, nếu có cơ hội, tôi nhất định phải ra ngoài kia và nhìn thế giới rộng lớn hơn đó.

Bà ấy nói rằng, chúng tôi, những đứa trẻ, được sinh ra để bay tự do trên bầu trời.

Vì vậy, khi những bạn nữ cùng tuổi làm công việc đồng áng ở nhà, tôi thì đang học tập. Khi họ kết hôn và sinh con, tôi vẫn tiếp tục học tập.

Cuối cùng, tôi được nhận vào một trường học ở thành phố lớn và trở thành một con phượng hoàng vàng bay ra khỏi thung lũng.

Dì Từ, người đàn bà hay nói với mẹ Văn tôi là kẻ bào tiền, cuối cùng bà ta cũng ngừng công kích tôi rồi. Nhưng bà ta vẫn không phục, nói con gái tốn tiền học hành nhiều như thế, cuối cùng vẫn phải đi lấy chồng như bát nước đổ đi, cũng chả kiếm được mấy cắc bạc.

Mẹ Văn không thèm cãi nhau với bà ấy, xoay qua vỗ vai tôi nghiêm túc nói:

“Văn Hâm, con sẽ gặp nhiều nghi ngờ và chế giễu trong tương lai. Một số là do nơi con được sinh ra, một số là do giới tính của con, nhưng chúng chẳng là gì ngoài những định kiến ngu ngốc. Con phải nhớ rằng con mãi là niềm tự hào của mẹ.”

Để không phải làm mẹ Văn thất vọng, tôi đã cố gắng học tập một cách chăm chỉ.

Ngay khi được thông báo rằng tôi đã giành được suất học bổng cao nhất của khoa tiếng Trung, tôi đã ngay lập tức viết một lá thư gửi cho mẹ Văn.

Trên đường ra bưu điện, tôi bị nhân viên tư vấn gọi đi.

Cô ấy nói với tôi rằng mẹ Văn đột ngột bị bệnh và qua đời.

Mẹ Văn nắm tay tôi kể chuyện, mẹ chỉ ra những ngọn núi bảo tôi nhất định phải bay ra ngoài khám phá, luôn dịu dàng nói tôi là một niềm tự hào của mẹ...

Bà đã qua đời.

Tôi thẫn thờ nhìn chiếc phong bì trên tay, từ tận đáy lòng dâng lên một cảm giác mất mát vô cùng.

Tôi đã là sinh viên giỏi nhất ở khoa tiếng Trung.

Nhưng hiện tại tôi là niềm tự hào của ai?

~•~•~•~•~

Sau gần mười giờ đi xe đường xá gập ghềnh, cuối cùng chúng tôi cũng trở lại làng Tiểu Nam.

Những ngôi làng đã từng hoang vắng và đổ nát giờ đây đang phát triển mạnh mẽ. Làng nào cũng sửa sang cửa đình, trường tiểu học và trung học trong làng cũng được tu sửa lại.

Tôi chạm tay vào từng cái bàn cái ghế của trường trung học làng Tiểu Nam, cảm giác có chút nhẹ nhõm và hơi tiếc nuối.

“Sẽ thật tốt nếu bà ấy có thể nhìn thấy cảnh này.”

Tiểu Như rót cho tôi một ly nước, ngồi trên ghế và tỏ ra hoài niệm.

“Nhắc mới nhớ, lúc đó giáo sư Văn, chắc đã cho chúng em học lớp đầu tiên ở phòng học này. Không ngờ có một sự thay đổi lớn như vậy.”

“Đúng là vậy.”

“Bọn trẻ đều rất biết ơn giáo sư Văn.”- Tiểu Như nói.

“Nếu không có bà ấy, có lẽ em đã ch.ế.t rồi.”

~•~•~•~•~

Tiểu Như vào thời điểm trước kia có một cái tên khác, gọi là Chiêu Đệ.

Ngày đầu tiên tôi đến trường, cô ấy cẩn thận đi theo tôi để học từng chữ một, sang ngày hôm sau cô ấy không đến lớp.

Tôi đến nhà tìm cô ấy. Một người phụ nữ bước đi có chút nặng nề đứng chặn ở cửa.

“Cô đến đây để làm gì? Bây giờ tôi có thai, con bé phải làm công việc đồng áng ở nhà cho tôi, nó dựa vào đâu mà học ở lớp?"

Tôi cãi nhau với bà ta ở cửa và nghe thấy tiếng khóc thút thít của Tiểu Như trong phòng.

Một lúc sau, người đàn ông có vẻ như chồng bà ta quay về, nồng nặc mùi rượu và dắt theo vài chủ nợ.

Chủ nợ hung hăng nói:

“Tao cho mày thêm ba ngày nữa, sau ba ngày không trả được tiền thì đừng trách tao thô lỗ!"

Đôi nam nữ thì thầm với nhau, hình như đang nói lão ở cuối thôn phía Đông còn chưa cưới vợ.

Tôi bước tới và nắm lấy áo bọn họ.

“Bán cho ai mà chẳng là bán, không bằng bán cho tôi luôn đi.”