Lặng Thầm

Chương 11: Rồi mọi chuyện sẽ qua



Vãn Hà ngồi một mình ở quán cà phê Thùy Linh trên Lái Thiêu. Cô chọn vị trí cạnh mép sông. Mặc kệ ly nước ép trái cây còn y nguyên đã loãng hết đá, mắt Vãn Hà đăm đắm nhìn xuống mặt nước.

Quán cà phê này còn khá đơn sơ, quê kiểng. Giữa bờ và mép sông không có hành lang bảo vệ.

Hà không hiểu lý do gì cô phải có mặt trên đời, phải đau đớn mà tồn tại từng ngày?

Người ta hay nói với nhau: Sống trên đời này chỉ cần một việc gì đó để làm, một người nào đó để yêu, một cái gì đó để hy vọng là đủ để có cuộc sống viên mãn. Xem ra thì... Vãn Hà làm một động tác xòe rộng bàn tay rồi nắm chặt lại. Trống không!

Người ta cũng hay nói: Tình cảm cha mẹ, tình cảm anh chị em, tình cảm vợ chồng là những thứ tình cảm thiêng liêng nhất, tốt đẹp nhất mà thượng đế ban cho loài người. Liên tưởng đến hoàn cảnh của mình, Vãn Hà cười mơ hồ.

« Những giọt mưa rơi trên đá, còn những vận rủi rơi trên đầu ». Cô sinh ra để chịu những xui rủi? Cô không đáng được trân trọng, yêu thương?

Từng người cô yêu thương, tôn kính đều quay lưng lại với cô. Đứa con, điều tốt đẹp duy nhất cô có được, cô cũng không thể giữ nó.

Cô biết dựa vào cái gì, tin vào cái gì để chờ, để đợi, để mong, để hy vọng, để sống?

Mắt Vãn Hà rừng rực những tia sáng kỳ lạ. Cô từ từ nhổm người người dậy. Mắt vẫn không rời khỏi mặt nước. Chết là hết. Chấm dứt mọi đau đớn dằn vặt dày vò. Cái chết của cô đơn thuần là sự giải thoát, chẳng gấy buồn khổ cho ai.

Vãn Hà vấp cái chân bàn làm ly nước ngã ấp. Nước đổ lai láng.

Hà chựng người, ngơ ngác nhìn. Trong nhất thời cô như mất mọi phản xạ, không biết phải làm gì.

Người phục vụ nhanh nhẹn chạy đến lau:

- Xin lỗi, cô có sao không?

Vãn Hà trơ mắt, không nói được lời nào.

- Cô có muốn gọi ly nước khác?

Lần này Vãn Hà đã biết lắc đầu. Lau xong, người phục vụ nấn ná ở lại:

- Cô có muốn đổi chỗ ngồi khác không? – Anh ta kiên nhẫn thuyết phục – Chỗ này gió lớn lắm. Hay cô vào phía trong ngồi nha!

Vãn Hà ngồi xuống ghế trở lại. Cô cười mơ hồ:

- Không cần đâu, cám ơn anh!

Người phục vụ ngần ngừ một lát rồi bỏ đi. Vãn Hà nhếch mép cười. Cô vừa làm trò gì đây? Cư xử như một kẻ hèn nhát.

Trong đầu Vãn Hà lọ xọ nhiều suy nghĩ. Dù có như thế nào cô vẫn phải tiếp tục tồn tại. Cô phải sống theo cách cô thích, không chịu sự điều khiển của bất kỳ ai, sống một cách có ý nghĩa. Đúng là cô không có nhiều thứ. Nhưng ít ra cô có một trái tim trong sáng, một cơ thể khỏe mạnh, một khối óc bình thường.

Nghĩ xong, Vãn Hà lại thấy thương hại cho mình. Con người cô đơn điệu, nhàm chán quá. Cô giống như con búp bê đã được lập trình. Tự an ủi mình cô cũng dùng những lời thật giáo điều, lý thuyết.

«Cộp ». Một ly cà phê đen đặt mạnh xuống bàn, tiếp theo là một cái bóng đổ dài, che khuất tầm nhìn của Vãn Hà. Người đó buộc Vãn Hà phải ngước mặt lên nhìn.

- Tôi sẽ ngồi chuyện với cô, coi như phần thưởng nhỏ vì cô không phải là kẻ đào binh.

Vãn Hà không phản ứng trước thái độ kẻ cả đó. Vẫy tay gọi phục vụ mang ly sữa nóng cho Vãn Hà, người đó ra lệnh:

- Uống đi! Tỉnh táo rồi nói chuyện.

Vãn Hà cười nhẹ. Cô áp cả hai bàn tay quanh ly sữa. Hơi ấm tỏa ra khiến người ta tỉnh táo hơn:

- Cám ơn anh. Nhưng... xin lỗi, tôi không biết anh.

Người lạ mặt không hề phật ý:

- Không phải thần phật hay quỷ ma phương nào đâu. Cô yên tâm. – Người lạ mặt nhấn giọng – Là một người thông minh, cẩn trọng và đáng được tin tưởng.

Vãn Hà ngờ nghệch hỏi:

- Mục đích của anh là gì, có thể nói cho tôi biết không?

Người lạ mặt đáp giản dị:

- Để chia xẻ.

Thêm một nụ cười nhẹ đúng điệu con nhà mà Vãn Hà không hay. Cô hay cười nhẹ, có hài lòng hay không cũng cười nhẹ. Tính cách cô được giáo dục là ôn hòa, là phụ nữ thì phải luôn ôn hòa. Đó đã là phản ứng vô điều kiện, ăn sâu vào tâm thức của cô rồi.

Vãn Hà ngó người lạ qua đuôi mắt. Đầu óc cô hổ lốn quá, Hà muốn làm một cái gì đó thật khác với mình. Trong cô chợt lướt qua một câu nói nào đó của một nhân vật nữ chính nào đó trong một tiểu thuyết nào đó, đại loại là theo cô thật « gai góc, ấn tượng và mạnh mẽ »:

- Trông tôi bất ổn đến thế à? Hay đây là một cách làm quen?

Người lạ mặt bật cười thỏai mái. Hành động của Hà nãy giờ đã khiến nhiều người tò mò chú ý, giờ thêm thái độ ngông ngông của người lạ mặt này, mọi người trong quán càng chú ý hơn. Cảm nhận được ánh mắt của mọi người, Vãn Hà mất tự nhiên, giọng khẽ khàng:

- Anh cười in ít thôi, người ta nhìn.

Anh ta dựa lưng vào thành ghế:

- Biết đối đáp, biết quan tâm tới người xung quanh, chúc mừng cô bé đã quay về.

Vãn Hà nhíu nhíu mày. ‘Kẻ đào binh’, ‘quay về’, lẽ nào anh ta biết ý định tự tử của cô?

Toàn thân Vãn Hà nóng bừng, mặt cô đỏ au vì hổ thẹn:

- Anh... anh biết ư?

Người lạ mặt hỏi lại:

- Biết gì?

Vãn Hà ú ớ, những tiếng nói không trọn âm lúng búng trong cổ.

Người lạ mặt huỵt toẹt:

- Ý cô nói là biết cô định tự tử đó hả?

Vãn Hà sượng sùng. Người lạ mặt thản nhiên:

- Mọi người trong quán đều biết, không riêng gì tôi. Một cô gái trẻ xách hai cái va li to đùng, vô quán ngồi một mình, cặp mắt nhìn bờ sông u ám. Cô ta muốn gì? Ngòai ý định tự tử?

Vãn Hà nghẹn ngang:

- Anh...

Cô không nói được lời nào tiếp nữa. Sao có thể nói chuyện nhạy cảm của người khác bằng giọng điệu tỉnh rụi thế?

Người lạ mặt nhìn Vãn Hà nghiêm khắc:

- Nếu cô nhảy xuống thật thì dứt khoác, tôi không phải là người vớt xác cô lên. Cô không đáng nhận điều tốt đẹp đó.

Vãn Hà thấy yếu đuối, bị tổn thương sâu sắc. Cô giờ còn có gì để trông mong, chờ đợi ư? Anh ta đang muốn nói về điều gì:

- Thế anh nghĩ tôi đang trông chờ xin xỏ lòng tốt từ anh?

- Đừng quá căng thẳng vậy, cô bé. Cuộc nói chuyện sẽ không đạt được kết quả nếu một trong hai thiếu thiện chí.

Vãn Hà không hiểu sao lại thốt ra một câu nói kệch cỡm:

- Vậy xem chừng tôi rất hân hạnh, đang nhận được sự thiện chí của anh.

Người lạ mặt nhìn Vãn Hà chăm chú:

- Với ai cô cũng có thái độ này sao?

Câu trả lời tiếp theo của Vãn Hà lại rất sách vở:

- Không, ‘đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy’.

- Hiểu.

Đến lúc này, trong người Vãn Hà cuộn cuộn mộ cảm giác rất khó chịu. Cô không hiểu tại sao mình ăn nói, cư xử kỳ lạ. Thậm chí Hà còn có cảm giác nội tại của mình đang lơ lửng đâu đây quan sát chính mình đang làm trò. Cô không muốn tiếp tục nữa. Cô chỉ muốn rúc vào đâu đó yên tĩnh một mình. Vãn Hà thẳng thừng:

- Vậy mời anh đi cho.

Người lạ mặt hắng giọng, anh ta ôn tồn hơn:

- Hượm đã nào, cô bé. Tôi tên Đông, Hữu Đông. Tôi đã ba mươi mốt tuổi, cô bé có thể gọi tôi là chú.

Vãn Hà bắt đầu thấy phiền, cô quay mặt đi không nói. Tới ngưỡng chịu đựng của cô rồi?

Hữu Đông nhỏ nhẹ:

- Là tôi không đúng khi nói năng nặng nề với cô. Dù sao cô cũng đã suy nghĩ thông suốt... à... suy nghĩ chững chạc để không làm chuyện dại dột. - Uống sữa đi, tôi đưa cô bé về. Trời sắp tối rồi, không tốt cho cô đâu.

Vãn Hà quay lại nhìn Hữu Đông, ánh mắt chán chường, mệt mỏi. Song Hữu Đông lại hiểu nó theo ý của mình. Sợ Vãn Hà tự ái, Hữu Đông nén cười, anh chìa tấm danh thiếp:

- Đây là danh thiếp của tôi, cô có thể hoàn toàn yên tâm. Tôi sẽ đưa cô an toàn về nhà, đơn giản chỉ có vậy. Không lường gạt chở cô đi, làm hại cô, không méc ba má cô về chuyện vừa rồi. Nếu cô vẫn chưa tin, tôi đưa cô điện thọai di động của tôi, có gì khả nghi, cô có thể gọi ngay đến 113, được không?

Vãn Hà thở hắt mệt mỏi:

- Đừng dỗ dành tôi như trẻ con. Tôi đã hai mươi hai tuổi, đã lập gia đình, và đã... – cổ họng Vãn Hà thắt lại- và đã chia tay.

Hữu Đông trợn mắt. Anh hoang mang tự hỏi mình có bị con bé trước mặt cho vào xiết không? Mặt mũi non choẹt thế kia nói mười sáu, mười bảy tuổi còn nghe được. Anh phá lên cười:

- Cô bé, không đùa dai nữa. Bịa chuyện để lôi kéo sự chú ý người khác chỉ thề hiện cái tôi yếu kém thôi.

Vãn Hà im lặng. Hữu Đông chợt thấy mình vô duyên tệ hại. Có vẻ anh đã làm cái gì đó quá nhanh. Anh chủ quan, nhận định rồi đây câu chuyện đi theo hướng của mình. Nhưng anh tậht sự quan tâm đến cô bé ngồi trước mặt, anh muốn làm một cái gì đó tốt lành cho cô… và… quá muộn để quay đầu lại. Anh hỏi:

- Tôi có thể mượn CMND của cô không?

Vãn Hà lẳng lặng mở bóp lấy CMND đặt lên bàn. Hữu Đông cầm lên xem. Đúng là anh bị nhầm. Nhưng dù hai mươi hai tuổi thì vẫn có thể xem là còn rất trẻ.

Vãn Hà cầm lại CMND bỏ vào bóp, thấp giọng:

- Anh là người tốt. Cám ơn sự nhiệt tình của anh.

Qua phút kinh ngạc, Hữu Đông trở lại bình thường, anh chậm trải đề nghị:

- Tôi vẫn mong làm một cái gì đó cho cô.

Vãn Hà lật lật tấm danh thiếp:

- Tại sao?

Câu hỏi tối nghĩa thế nhưng Hữu Đông vẫn hiểu:

- Không đơn thuần chỉ là lòng tốt. Có những chuyện người ta không thể giải thích rõ ràng, cụ thể bằng lời. Hay ít nhất trong thời điểm này tôi chưa nắm bắt được. Chỉ biết là có một cái gì đó thôi thúc tôi làm vậy.

Sự thành thật của Hữu Đông dễ dàng lấy được lòng tin của Hà. Cô nhìn anh như đánh giá, kiểm chứng thêm. Hữu Đông không hề trốn tránh cái nhìn đó.

Một đôi mày rậm, một đôi mắt sáng tràn đầy niềm tin, một gương mặt cương nghị. Vãn Hà không khỏi băn khoăn, liệu cô có đánh giá sai lầm về anh ta, liệu bao nhiêu đó đã đủ xét đóan nhân cách một con người?

Vãn Hà liều lĩnh đề nghị:

- Tôi muốn bắt đầu lại.

Hữu Đông dễ dàng ư thuận:

- Tôi đồng ý.

Vãn Hà cười mông lung. Không ngờ Hữu Đông nắm bắt ý cô nhanh vậy. Và cũng không ngờ anh đồng ý dễ dàng vậy. Anh như ông bụt đầy quyền năng trong chuyện cổ tích, hiện ra đúng lúc để giúp người tốt gặp bất hạnh vượt qua cơn đại nạn.

Hữu Đông có phải là ông bụt của cô không?

Không rời mắt khỏi Vãn Hà, Hữu Đông gợi ý:

- Mình đi bây giờ chứ? Xe tôi đang đậu ở ngoài.

Vãn Hà không đủ tỉnh táo để theo kịp những diễn tiến quá nhanh:

- Xe anh?

Hà ngần ngại liếc qua hai cái va li to đùng của mình. Hữu Đông nói:

- Tôi đi xe bảy chỗ, cô đừng lo.

Hữu Đông xách hai tay hai va li:

- Cho phép tôi giúp cô.

Vãn Hà cười không tươi mấy, bước theo. Hữu Đông cố tình đi chậm cho Vãn Hà theo kịp:

- Cô không hỏi mình sẽ đi đâu? Làm gì?

Vãn Hà chông chênh trả lời:

- Tôi đang có cái hẹn với định mệnh.

Hữu Đông cười sảng khoái:

- Thú vị.

Vãn Hà nhìn anh khó hiểu. Bắt gặp cái nhìn đó, anh thôi cười. Không hiểu sao đứng trước con bé này anh hay ở vào thế « việt vị ». Anh thấy mình đang như một người hề kể chuyện vui mà khán giả chẳng ai cười.

*******

Thấy Vãn Hà cựa mình hấp háy mắt, Hữu Đông hắng giọng khẽ khàng:

- Còn khỏang mười lăm phút nữa là tới nơi.

Vãn Hà bối rối ngồi thẳng lên đàng hoàng, sốc lại cổ áo, vuốt tóc buộc gọn ra sau.

Vãn Hà không hiểu sau mình đoản đến thế. Có thể ngủ ngon lành trên xe, cạnh một người xa lạ.

Giấc ngủ sâu đã làm dịu lại cơn đau đầu liên tục hành hạ cô … Ừ, đã lâu lắm rồi cô mới có một giấc ngủ sâu và không mộng mị kể từ khi...

Hữu Đông nột tay giữ vô lăng, một tay mở hộc lấy miếng khăn giấy ướt đưa Hà:

- Lau mặt cho tỉnh táo đi.

Vãn Hà nhận lấy:

- Cám ơn anh.

Hữu Đông bật cười không nói gì.

Người đàn ông xa lạ này có kiểu cười lạ ghê. Dù có cười thành tiếng hay không, anh cười rất thoải mái đi kèm với một giọng nói sang sảng giống như những nhân vật hiệp nghĩa trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Vì cảm giác hào sảng đó nên cô có cảm giám rất vững tâm khi bên cạnh anh, một người xa lạ?

Đây là con đường hòan toàn do cô lựa chọn. « Là phúc thì không phải là họa. Là họa thì không thể tránh khỏi ». Nếu đây là phúc, cô sẽ có một cuộc sống mới. Cô sẽ cố gắng sống tốt, tự làm chủ cuộc đời, số phận mình. Nếu đây là họa, Vãn Hà cũng muốn thử xem số phận còn muốn đưa đẩy cô tới đâu.

Thoạt nhìn, Hữu Đông có vẻ chú tâm lái xe, nhưng thật ra thì anh đang kín đáo quan sát Vãn Hà. Cô gái này có vẻ xanh xao quá. Không biết cô thuộc tuýp người « mình hạc sương mai », « yếu đuối bẩm sinh như Lâm Đại Ngọc » hay vừa trải qua cơn bạo bệnh. Dù theo cái nào thì sức khỏe cô cũng đang không tốt.

Anh chạy từ Bình Dương ra Đà Lạt khoảng tám tiếng đồng hồ. Mấy lần anh dừng nghỉ, Hà vẫn mê mệt ngủ không hay. Có lúc anh lay cô dậy tính để cho cô ăn cái gì đó, nhưng cô dậy không nổi. Cô chỉ nhìn anh bằng cái nhìn đờ đẫn, vô hồn, rồi lại chìm sâu vào giấc ngủ.

Thỉnh thỏang anh nghe tiếng rên từ cô nữa. Tiếng rên khẽ thôi nhưng không hiểu sao âm vực của nó khiến Hữu Đông cảm nhận Vãn Hà đang đau đớn ghê gớm.

Đông đâu biết rằng Vãn Hà vừa nằm viện hơn tháng trời vì mất con, vì kiệt quệ một mình.

Mắt Hà tự dung cay xè, những suy nghĩ về đứa con lại ùa về. Hà biết mình cần phải thóat ra ngay lập tức nếu không muốn vỡ ào.

Vãn Hà ngó lơ ra cửa ngó hai bên đường, hàm răng kín đáo nghiến chặt ê buốt.

Cám giác đau buốt thể xác giúp Hà tỉnh táo đôi chút.

Cô nhận thấy được xe đang lên đèo. Hai bên đường, một bên là vách núi, một bên là vực, cả hai đều phủ kín một màu xanh của cây.

Từ xa, phóng tầm mắt đụng những khúc ngoặc, cô có cảm giác hàng cây hai bên đường chụm đầu vào nhau tạo thành một cái cổng. Vượt qua cái cổng này sẽ dẫn người ta đến đâu? Vãn Hà lần thần tự hỏi.

Ánh nắng dịu vàng chen qua những tàn lá, rọi xuống mắt đững những đốm sáng, những hình thù thật là dễ thương. Vãn Hà chợt lẩm bẩm rời rạc một câu trong bài hát nào đó của Trịnh Công Sơn:

- ‘Gọi nắng, cho tóc em cài loài hoa nắng rơi’.

Bên đây, Hữu Đông khe khẽ hát theo:

- ‘Nắng đưa em về miền gió cao bay. Áo em bây giờ mờ xa nẻo mây. Gọi tên em mãi suốt cơn mê này’.

Người ấy cũng rất thích nhạc Trịnh. Vãn Hà nghe cay cay đầu mũi. Cô vờ chạm tay lên kính xe nơi cánh cửa:

- Đây là đâu vậy anh?

Hữu Đông thoáng ngạc nhiên:

- Cô không biết đây là đâu thật hả?

- Dạ không.

Hữu Đông nhìn Vãn Hà một cái:

- Đà Lạt. Loại cây cô thấy hai bên đường là cây thông.

Vãn Hà ‘à’ một tiếng. Đà Lạt à? Hèn chi đẹp quá. Cô nghe nói người ta hay chọn nơi đây để hưởng tuần trăng mật.

Sau đám cưới, ba chồng cô có kêu Trọng Tín dẫn cô đi đâu đó hưởng tuần trăng mật. Nhưng Trọng Tín nói bận công trình không đi được. Sau đó rồi thôi luôn.

Những ý tưởng trong đầu tự dưng mất đi sự liên kết, chúng rời rạc đáng ngại... anh và cô chưa đi du lịch cùng nhau bao giờ.

Hữu Đông chỉnh lại kính để quan sát Vãn Hà rõ hơn. Tôn trọng nỗi buồn của Hà, Đông không bắt chuyện thêm.

Xe bắt đầu rẽ vào thành phố, lướt qua vài con đường quanh co, Hữu Đông cho xe dừng lại, nói:

- Ghé đây một lát nha cô bé.

Vãn Hà mở cửa xe bước xuống. Nhận ra đây là khách sạn, Vãn Hà ngỡ ngàng nhìn Hữu Đông. Trong ánh mắt có chứa đựng cả sự kinh hãi, ghê tởm.

Hữu Đông thọc tay sâu vào túi quần, bực mình ngó lơ. ‘Nghĩ quái gì thế không biết’. Rồi chợt nhớ hai người mới biết nhau mười mấy tiếng đồng hồ, lại trong tình cảnh cực kỳ không hay, Đông dịu nét mặt:

- Vào đó tắm táp, thay đồ, uống một ly sữa nóng. Tôi muốn cô tươm tất khi đến nhà tôi.

Vãn Hà định hỏi: ‘Bộ nhìn vầy tôi không tươm tất sao?’. Nhưng thấy mình buồn cười, trẻ con quá. Vừa khua môi múa mép là đánh cược với số phận, giờ thì nghi ngại, rụt rè.

Hữu Đông đi đến đâu, nhân viên trong khách sạn gật đầu chào đến nấy:

- Chào anh Đông, chào chị.

Vãn Hà im lặng đi kế bên và gật đầu chào lại. Hữu Đông tự nhiên mở cửa một căn phòng bước vô.

Vãn Hà hỏi thăm:

- Anh làm ở đây hả?

Hữu Đông trả lời ngắn gọn:

- Ừ.

Vãn Hà so vai tự chế giễu sự dở hơi của mình.

Có tiếng gõ cửa phòng, Hữu Đông ra mở cửa. Người phục vụ mang vali vào cho Vãn Hà. Hữu Đông chỉ tay vào cái ghế sa-lông:

- Để kế đó cho anh.

- Dạ.

Người phục vụ làm theo yêu cầu rồi ra ngoài.

Đông chỉ vào cánh cửa nơi góc phòng:

- Ở đó là phòng tắm – Anh đưa tay lê nhìn đồng hồ - Cô có bốn mươi phút.

Nói xong, anh cũng ra ngoài luôn. Vãn Hà hơi ngớ người trước kiểu kiệm lời của anh. Cô suy đoán có lẽ do thái độ vừ rồi của cô.

Hà cẩn thận lại chốt cửa phòng. Cô vào tắm rửa, thay đồ, uống sữa theo yêu cầu của Đông. Xong xuôi mọi việc, cô mở chốt và ngồi đợ Đông quay lại. Đến lúc này, cô mới sực nhận ra hành động cẩn thận của mình là ấu trĩ. Anh làm ở đây, hẳn là anh có chìa khóa có thể ra vào tùy ý.

Nhưng anh là người tốt phải không? Đến tận bây giờ, hành động của anh đã chứng minh anh là người tốt, hay chí ít Vãn Hà muốn tin vào điều đó.

*****

Đến khi đứng chơi vơi ở phòng khách rộng thênh thang, Vãn Hà mới hiểu vì sao Hữu Đông yêu cầu cô phải tắm táp, uống sữa trước khi về nhà. Anh muốn cô tỉnh táo, khỏe khoắn để có cách ứng xử tốt nhất.

Hữu Đông vừa về tới nhà đã có năm người... Vãn Hà không biết là ai vì lớn có, nhỏ có chạy ra vây lấy anh tíu tít:

- Ba về.

- Ba có mệt không ba.

- Tụi con nhớ ba lắm.

Vãn Hà biết có một điều gì đó. Vì Hữu Đông không thể nào có con lớn như vậy. Năm đứa con, ba nam, hai nữ. Đứa lớn nhất chắc đã học cấp ba cô, đứa bé nhất chừng năm, sáu tuổi, Hà đoán.

Hữu Đông đẩy Vãn Hà lên phía trước:

- Đây là quản gia mới, gia sư mới của chúng ta. Từ nay chị Vãn Hà sẽ phụ ba chăm sóc, dạy dỗ tụi con. Mấy chị em làm quen nhau nha. Ba muốn về phòng thay đồ một lát. Ba chạy xe từ sáng giờ nên dơ lắm – Hữu Đông quay sang nói với Vãn Hà – Phòng của tôi là phòng số hai bên trái cầu thang. Phòng của cô sẽ ở bên cạnh, phòng số một. Phòng đó đã lâu không có ai ở, cô chịu khó dọn dẹp qua. Giờ tôi lên phòng trước.

Ngớ người trước sự giới thiệu ngắn gọn và kết thúc ngắn gọn của Hữu Đông, Vãn Hà luống cuống nói:

- Dạ

Chân tay thừa thải, lạc lỏng, đầu óc không nghĩ ra được điều gì ngòai những thắc mắc. Cô sẽ trở thành người chăm sóc những đứa trẻ này? Hữu Đông lạ lùng nghĩ sao mà giao cho cô nhiệm vụ này? Người chăm sóc mấy em mới nghỉ, Đông chưa tìm được người thay nên thế đại cô vào? Nhưng anh có biết gì về cô đâu? Anh không lo lắng cô làm hại bọn trẻ? Giả sử anh biết nhìn người, biết cô là người tốt không làm hại « con anh » nhưng anh biết gì về cô? Năng lực, tư chất cô thế nào? Liệu có phù hợp với con anh? Liệu có ảnh hưởng không tốt đến bọn trẻ? Anh « làm đại » vậy sao? Vậy có vẻ vô tâm với con cái hay không? Mà anh lạ lùng thật. Bọn nhỏ xúm xít vậy, anh nói vài câu là tìm cách rút lui. Anh có vẻ không thương yêu con mình lắm.

Nghĩ tới đây Vãn Hà hơi giật mình. Cha mẹ nào không yêu thương con. Hiếm hoi lắm mới có trường hợp buồn như cô… bọn trẻ cũng có hòan cảnh giống cô? Vãn Hà thấy se sắc cho bọn trẻ.

Ngay lúc đó, tự dưng một phần nào đó trong Vãn Hà đột ngột lên tiếng phản đối. Cô có thói quen nhìn nhận mọi thứ cảm tính, mở mắt ra quan sát một chút, Hữu Đông không phải dạng người như thế. Anh là người tốt mà. Người lạ như cô anh cũng đối đãi tử tế. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó, chỉ là cô chưa biết.

Giấu đôi mắt tò mò có thể khiến người khác khó chịu, bị tổn thương, Vãn Hà vẫy tay chào:

- Chào các em, chị tên là Vãn Hà.

Năm anh em đáp lại bằng cách đứng co cụm lại, đứa bé nép vào đứa lớn. Đứa lớn mở rộng cánh tay che chở cho các em. Chúng nhìn Vãn Hà lạnh nhạt, không hoan nghênh. Chúng muốn vạch rõ ranh giới với cô.

Vãn Hà nở nụ cười trên môi mà cô cho là tươi nhất, hiền nhất:

- Chúng ta làm quen với nhau nha. Cho chị biết tên tụi em với.

Không có bất cứ sự hưởng ứng nào. Năm gương mặt khép kín gườm gườm Vãn Hà. Vãn Hà nhoẻn miệng cười, trân người đứng chịu trận.

Không biết trước tình huống, Vãn Hà không có sự chuẩn bị. Không biết làm gì nên cô mở đầu làm quen một cách thông thường nhất, khuôn sáo nhất mà mọi người hay làm, và đương nhiên, cô cũng không thể trông đợi một kết quả tốt đẹp bất ngờ được.

Hai bên đứng trong tư thế đó dễ chừng cả chục phút. Sau đó, thằng anh lớn nhất đẩy mấy đứa em:

- Mấy đứa tranh thủ về phòng làm bài tập đi. Lát còn ra ngoài ăn tối với ba đó.

Đứa lớn nắm tay đứa nhỏ dắt đi:

- Dạ.

Cả bọn tay trong tay, lần lượt kéo nhau đi, không thèm nói với Vãn Hà tiếng nào.

Thằng lớn nhất trước khi khuất dạng còn ném cho Vãn Hà ánh mắt khó hiểu.

Vãn Hà đứng chựng chút xíu rồi kéo lê va li lên phòng. Cô bậm môi ra sức kéo đồ, đầu hơi chúc xuống nghĩ ngợi mông lung.

- Kể ra cũng không tệ lắm.

Tiếng nói thình lình vang bên tai, Vãn Hà ngẩng phắt lên, dáo dát tìm kiếm.

Hữu Đông đứng khuất trong bóng tối từ từ bước ra. Vẫn bộ đồ ban nãy, vậy đi thay đồ chỉ là cái cớ của Đông thôi. Vãn Hà nhíu mày khó hiểu:

- Anh nói sao?

Hữu Đông chìa tay ra:

- Để tôi phụ cô mang vào trong.

Vãn Hà không từ chối:

- Cám ơn.

Đẩy hai cái va li vào trong, Hữu Đông kín đáo đóng cửa phòng. Anh ngại bọn trẻ nghe thấy.

- Tôi nói lần đầu tiên gặp gỡ, diễn biến như vậy cũng không tệ lắm.

Vãn Hà mệt mỏi ngồi xuống mép giường nhìn Đông lạ lẫm:. Có‎ gì‎ ho𝑡?‎ Chọ𝑡‎ 𝑡hử‎ 𝑡𝐫ang‎ [‎ T𝐑𝒖MT𝐑UYeN.𝑽n‎ ‎ ]

- Vậy mà không tệ ư?

Hữu Đông cười tư lự:

- Năm đứa đó là con chị gái tôi.

Vãn Hà ngạc nhiên chờ Hữu Đông nói tiếp:

- Vợ chồng chị gái tôi mất cùng một lúc trong một tai nạn giao thông cách đây một năm.

Vãn Hà đưa tay che miệng. Mọi thắc mắc hầu như được giải tỏa. Không phải cô hiểu hết vấn đề mà là cảm nhận. Ừ cảm nhận được sự mất mát, đau đớn mà năm đứa trẻ, mà Hữu Đông trải qua.

Hữu Đông làm một cử chỉ:

- Tôi làm giám hộ cho mấy đứa cháu.

Vãn Hà nhỏ nhẹ:

- Tôi nghe chúng gọi anh bằng ba.

Hữu Đông nhăn nhăn trán cười:

- Ừ, tôi cũng muốn nhận mấy đứa cháu làm con nuôi. Nhưng tôi chỉ lớn hơn thằng Khôi, đứa con trai lớn của chị tôi mười sáu tuổi, không thỏa quy định của pháp luật. Không lẽ đứa nhận làm con nuôi, đứa không.

Hữu Đông buộc lại rèm cửa, im lặng một lúc:

- Bây giờ tụi nó đều gọi tôi là ba.

Vãn Hà lắng nghe câu chuyện của Hữu Đông bằng cách đồng cảm nhất mà cô có thể có. Ừ, ngoài như thế, cô biết làm gì trước những mất mát của gia đình anh.

Nói những lời an ủi anh? Cô thấy khách sáo giả tạo sao sao đó.

Nắm chặt tay anh như an ủi, chia sẻ ư? Hành động thân mật ấy không hợp cho hai người mới quen biết nhau chưa tới một ngày`.

Đọc được những suy nghĩ trong đầu Vãn Hà, Hữu Đông bật cười nho nhỏ:

- Cám ơn cô.

Vãn Hà cười hiền:

- Tôi có giúp gì được cho anh đâu.

Hữu Đông khoanh tay trước ngực:

- Tôi đã nhận vài thứ từ cô. Vì vậy, tôi cám ơn, dù cô có biết hay không biết điều đó.

Vãn Hà ngớ người. Thái độ góc cạnh, có chút gì ương ngạnh, kẻ cả, quyền hành. Hà không biết nói cụ thể thế nào. Tóm lại, phản ứng từ anh khiến Hà co cụm lại.

Hữu Đông như đọc được suy nghĩ của cô, thở hắt ra:

- Cô lại quá nhạy cảm rồi

Hữu Đông nâng đôi tay Vãn Hà lên, ủ ấm trong đôi tay của mình:

- Cho phép tôi có hành động này chứ?

Vãn Hà lạ lẫm nhìn sững Hữu Đông. Anh không né tránh cái nhìn, chỉ cười, hỏi:

- Cô có thói quen quan sát người ta trắng trợn vậy ư?

Vãn Hà bối rối lảng mắt đi. Hữu Đông có chất giọng trầm đục, đặc biệt mà bay giờ Vãn Hà mới nhận ra.

- Cô là mẫu người nhạy cảm, mấy đứa cháu tôi cũng vậy.

Nghe đến đây, Hà chạnh nhớ ánh mắt cô độc, lạc lỏng của bọn trẻ. Chúng chỉ còn Hữu Đông là chỗ dựa duy nhất, hỏi sao chúng có thể mở lòng với Vãn Hà… một người lạ mặt đột ngột xuất hiện giữa cái thế giới chỉ có chúng và Hữu Đông. Những nổi bất an trổi dậy… chúng đóng kín tâm tư là điều dễ hiểu.

- Nhạy cảm là một ưu điểm nhưng quá nhạy cảm là một khuyết điểm rất lớn.

Nói xong, Hữu Đông lững thửng bước ra cửa. Anh nghĩ, anh đã nói tất cả những điều cần nói. Còn chuyện hiểu đước tới đâu, hiểu theo cách nào là tùy thuộc người đối diện.

Vãn Hà hỏi nhanh:

- Vậy anh có phải là người nhạy cảm không?

Bàn chân Hữu Đông đã đạp ngay ngạch cửa. Anh không trả lời mà đặt ra một câu hỏi khác:

- Cô nghĩ sao?

Vãn Hà ngắc ngứ không nói được. Hữu Đông cười khẽ, chìa tay ra:

- Hy vọng được cô giúp đỡ.

Vãn Hà chậm trãi bước tới, đặt tay mình vào tay anh. Hai bàn tay cùng một lúc siết chặt tay nhau:

- Cám ơn anh về tất cả trong ngày hôm nay.

Hữu Đông bật cười giòn giã:

- Khách sáo quá, nghe không quen.

Vãn Hà lung túng không biết nói gì. Đông nhẹ thả tay Vãn Hà ra, đưa tay vẫy:

- Sẽ gặp lại trong buổi cơm tối.