Mộng Về Đâu

Chương 7



[10]

Một chiếc xe ngựa nhẹ nhàng lăn bánh, chuyến đi mất khoảng nửa tháng thì đã tới thành Khúc Lương, nơi họ ngoại ta cư ngụ.

Vào lúc ta một tuổi, cha mẹ đi Tây Bắc nhưng đau lòng vì ta còn nhỏ, nên đã đưa ta đến nhà ngoại, một lần ở tới tận tám năm.

Gia đình cậu mợ không có nữ nhi, chỉ có ba bé trai bướng bỉnh quậy phá khiến cả nhà nhức đầu, nên khi ta chuyển đến đã nhận được vô vàn tình yêu thương đến từ cậu mợ.

Mợ sẽ tự tay làm bánh ngào đường, sẽ búi tóc, sẽ thương yêu hôn vào gương mặt nhỏ nhắn của ta, nói rằng ta là bảo bối.

Mẹ cũng thương ta, nhưng người thương đại tỉ nhiều hơn, và người cũng quan tâm tới sự hưng thịnh của gia tộc. Ta không trách người, nhưng đối với ta: người mà ta yêu thương hơn hết chính là mợ.

Đời trước, khi mợ biết ta sống không tốt thì đến kinh thành làm ầm ĩ trước cửa lớn Thủ phủ, muốn dẫn ta rời đi nơi ấy. Tính từ lúc đó đến nay ta và nàng đã mười mấy năm chưa gặp lại nhau.

Vừa xuống xe ngựa nàng liền cầm lấy tay ta, nghẹn nghào mở lời: “Bảo bối, bảo bối đáng yêu của ta, rốt cuộc con cũng đã trở về.” Ta cũng xúc động ôm mà dựa vào lòng nàng, hơi ấm toát ra từ lồng ngực quá đỗi quen thuộc.

“Mợ.”

Lúc này bên cạnh vang lên một giọng nói trong trẻo: “Mẹ, người đừng dọa Yểu nương”. Tiếp theo đó có một thanh âm khác chen vào trêu chọc: “Đúng đó mẹ, ngoại tổ mẫu(*) còn đang ở trong đợi Tam muội mòn mỏi luôn đó, chúng ta vào nhà trước đi.”

(*) Bà ngoại.

Ta ngẩng đầu lên thì thấy hai người thanh niên còn đang cười nhìn ta, là các biểu ca(*). Hai người họ trêu chọc làm ta xấu hổ đến đỏ mặt.

(*) Anh họ.

“Đúng vậy, mẹ còn chờ chúng ta.” Mợ lau lau khóe mắt ngấn lệ, cũng nhẹ nhàng lau cả mắt ta, rồi người cầm tay ta dắt đi, giống như sợ ta chạy vậy, nàng cười nói: “Yểu nương, mợ phải nấu bánh ngào đường mà con thích nhất, đợi chút nữa con nếm thử xem xem có giống hồi đó hay không.”

Chúng ta vừa đi đường vừa nói chuyện với nhau. Cho đến khi vào tới gian trong, một phụ nhân(*) mặt mày bảo dưỡng kỹ càng, đầu tóc ngả trắng, vừa nhìn thấy ta thì rơi nước mắt, người nói: “Yểu nương, mau tới đây.”

(*) Từ xưa dùng để chỉ người đàn bà. [THÊM] Trong ‘Sãi Vãi’ của Nguyễn Cư Trinh có câu: ‘Đã hay rằng nam tử, thì có chí kinh luân; Song le đấng phụ nhân, cũng ghen tài tế thế’.

Ta vừa đến gần đã được ôm vào lòng, ôm rất chặt.

Ta vẫn cứ không thể nhịn mà khóc lớn. Mợ thấy vậy cũng chẳng kiềm được nữa, người đi lên trước ôm lấy hai chúng ta, cả ba cùng rơi lệ. (Chỉ đăng tại watt thanhtieuquan và FB Thanh Tiếu Quân.)

Lúc này rèm khẽ động, một nam nhân trẻ tuổi đi vào trong phòng, chàng mặc một bộ bạch y, lụa mỏng khoác thành áo ngoài, mặt mày như noãn ngọc, ánh mắt tựa chất chứa hàng ngàn tinh tú, khiến người ta vừa nhìn đã nhớ mãi không quên.

Kể cả Thẩm Yến Sơ với tướng mạo nức tiếng kinh thành, khi so cùng người này cũng kém cạnh vài phần. Nam nhân ấy nhìn ta, mi mắt cong dài rủ xuống, chàng nhẹ nhàng cười cách yếu ớt:

“Tam muội muội, mừng muội trở về.”

Ta cũng nhận ra người nọ, đáp lễ:

“Nhị biểu ca.”

[11]

Tình cảm cậu mợ quá đỗi tốt đẹp, cả đời cậu chỉ lấy mỗi mợ làm thê, sinh được ba người con trai, người nào cũng anh tuấn cao ráo.

Lúc đó đại biểu ca lớn hơn ta mấy tuổi, tuy thương ta nhưng người lại bận bịu với sự nghiệp học hành, cho nên thời gian ở cạnh ta không nhiều lắm. Tam biểu ca thì tuổi còn quá nhỏ, so với một nữ hài thì huynh ấy càng thích đào đất nghịch côn trùng hơn. (Chỉ đăng tại watt thanhtieuquan và FB Thanh Tiếu Quân.)

Chỉ có Cố Tư Ngôn – nhị biểu ca xấp xỉ tuổi ta. Chúng ta là thanh mai trúc mã(*) lớn lên cùng nhau, và huynh cũng là người thân cận nhất đối với ta.

(*) 青梅竹马: thành ngữ, chỉ mối quan hệ lớn lên từ nhỏ chung với nhau, thường là khác giới.

Tính tình ta lúc đó vô cùng ngang bướng, lúc cả hai dạo bước trên con đường mòn, ta và huynh ấy cùng che ô, ta đã vừa cười vừa giẫm chân xuống những chiếc hố bên lề, nước bắn đầy lên tà áo xanh trúc mà huynh mới vừa thay. Cố Tư Ngôn tức giận, huynh ấy định mở miệng mắng ta vài câu thì ta đã giành trước mà khóc lóc muốn méc mợ. Cố Tư Ngôn thấy vậy thì bĩu môi, bất đắc dĩ phải chiều theo ta:

“Được rồi, muội thích thì cứ nhảy tiếp đi”.

Nhưng ta cũng biết điểm dừng không chọc huynh ấy nữa. Sau đó còn thêu một chiếc túi đựng tiền để đưa cho Cố Tư Ngôn, từ đó về sau huynh cũng chẳng bao giờ giận dỗi hay la mắng ta, cũng luôn che ô và dắt ta đi dạo nhiều nơi.

Còn nhớ lúc ta rời đi, Cố Tư Ngôn đỏ mắt bảo ta đừng quên huynh ấy.

Chuyện đó đã thành quá khứ và trôi qua cũng nhiều năm rồi, nhưng nhìn lại ta vẫn nhớ rõ ràng đến vậy.

Ăn tối xong, mợ bảo Cố Tư Ngôn dẫn ta về phòng. Đèn cầy lập lòe, ta ngước nhìn nam nhân đang cùng đồng hành, hơi ấm từ nến sáp xuyên qua những tán lá rơi vào thân ảnh cạnh bên, chiếu ra từng tầng mông lung ấm áp. Mắt ta hơi cong, giọng nói nhẹ nhàng:

“Nhị biểu ca, muội chưa quên huynh.”

Cố Tư Ngôn hơi sửng sốt, rồi huynh nhìn ta, môi mỏng nhẹ cong mang theo chút dịu dàng: “Vậy thì muội gọi ta là Tư Ngôn giống trước đây đi".

Dời tầm mắt đến những chiếc đèn lồng phía sau lưng người nọ, ta gật đầu: “Được, Tư Ngôn.”

Huynh ừ một tiếng, đáp lại: “Tĩnh Yểu.”

Cả hai chúng ta nở nụ cười nhìn nhau. Giống như trở về lúc ban đầu, khi quen biết nhau của thời niên thiếu.