Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)

Chương 40: Phòng thủ chiến



Chỉ sau 1 giờ đồng hồ thì đã có những tên thám báo của quân Minh xuất hiện từ đằng xa. Chúng lấp ló bò trườn về phía doanh trại Cảng. Lũ này khi nhìn thấy cổng chính có vết tích vỡ tan rồi gia cố lại thì biết đại sự không hay rồi. Nếu là người mình chiếm ưu thế thì phải có người báo lại vời quân doanh trung tâm, còn việc đã gia cố phòng ngự lại khôngcó liên lạc gì với trung quân thì 100%là toàn quân bị diệt rồi. Tên thám báo vội lăn lộn mà bò trở về báo cáo cấp trên.

Cũng không phải chờ đợi lâu la gì, chừng 2 tiếng đồng hồ sau đó quân Minh đã xuất hiện nhằng nhịt tiến về phía quân cảng. Thật ra việc hành quân và tấn công vào một công sự hay cứ điểm phòng thủ vào trời tối thì điều đầu tiên đó là phải bảo đảm tính bất ngờ. Nếu quân phòng thủ mà biết trước thì đó lại là điểm tối kị trong binh gia đối với kẻ tấn công. Tướng lĩnh quân Minh biết điểm này, xong họ vẫn tấn công ngay lập tức bởi vì hai nguyên nhân. Thứ nhất họ buộc phải tấn công lấy lại thuyền chiến, nếu không họ sẽ bị mắc kẹt trên đảo. Thứ đến họ khinh thường đối thủ vì nghĩ đây là lũ cướp biển dựa vào số đông mà chiến thắng 200 binh trong doanh trại cảng. Nhưng chắc chắn lũ cướp biển đã phải chịu tổn thất khả quan. Chính vì lia do như vậy mà quân Minh tại doanh trại trung tâm không hề ngần ngại khi tấn công cướp lại quân cảng.

Nhưng nhóm quân minh tầm 1000 này không hề hàm hồ một chút nào, có lẽ xuất thân quân nhân chuyên nghiệp nên họ dù khinh thường địch thủ nhưng vẫn có chuẩn bị mà đến. Những chiếc thang đơn sơ đang được quân lính vác trên vai, có lẽ đây là những chiếc thang được gỡ ra từ doanh trại trung tâm của họ. Nếu để đóng mới thì không thể nào trong chốc lát mà họ có thể có được những chiếc thang này. Tiếp theo đó là một nhóm lính đang hì hục vác một tấm bản gỗ khá to nhắm che chắn cho tên bắn. Đi cùng họ là hơn mười tên lính vác trên vai một cây gỗ cực lớn, đây chắc hẳn là vũ khí dùng để phá cửa trại của họ. Nhìn chung nhóm lính này không phải là lũ giá áo túi cơm mà có chuyên môn hẳn hoi.

Tiếp cận phạm vi 700m thì tất cả quân Minh dừng lại chuẩn bị sắp xếp đội hình, về điểm này thì chúng và quân rừng Thần có chung mạch suy nghĩ rồi. Một hàng đao thuẫn binh đi trước bảo vệ cho những lính cầm thang, chuẩn bị đến vị trí hợp lý sẽ chạy nước rút đột nhập áp sát tường gỗ. Cính giữa đường cái là tấp bảng gỗ nặng nề do hơn 20 người khiêng phía sau có dấu cung thủ và những người ôm cây gỗ to, đây là lực lượng tấn công trực diện của chính của quâ Cảng. Một loạt cung tiễn thủ được bố trí sau cùng đội hình, nhưng số lượng của họ khá ít chỉ tầm 200 người mà thôi. Biên chế quân đội của Á đông thì cung tiễn thủ không vượt quá 30% tổng các loại binh chủng. Trong đội hình quân Á Đông thì kị binh và đao thuẫn binh, trường thương binh vẫn là chiếm đa số. Đây là một cách bố trí khá hợp lý cho một đội hình công thành tiêu chuẩn của Trung Hoa cũng như Đại Việt lúc này. Viên chỉ huy của quân nhà Minh cũng không phải thuộc dạng à ơi kém tắm.

Nhưng đối diện với họ lại là một đội quân có phương thức chiến đấu hoàn toàn khác biệt đối với nhận thức của giới quần sự thời này. Nói chung nếu va chạm nhiều lần sau đó lấy máu và tính mạng làm bài học thì có lẽ các nhà quân sự thời này sẽ mổ sẻ ra nhược điểm của quân rừng Thần. Xong nếu là va chạm lần đầu tiên thì kết cục mĩ mãn nhất của họ có thể là toàn mạng chạy trốn, nếu không sẽ toàn quân bị diệt. Với phương thức bố trí của Nguyên Hãn thì điểm mạnh nhất của đạo quân rừng Thần là phòng ngự mà không phải tấn công. Và lúc này đây họ đang thực hiện điểm mạnh nhất của mình, đó là phòng ngự chiến.

Một loạt cây đuốc cháy hừng hực đước ném ra phía trước, các bãi chất rễ cháy đã được bố trí kĩ càng từ trước bắt đầu bốc lửa sáng rực. Những ngọn lửa này không làm thành bưc tường lửa cản bước quân thù mà chúng chỉ có tác dụng chiếu sáng mà thôi, ngoài ra chúng còn có một tác dụng khá quan trọng đó là ước lượng khoảng cách.

Đoàn quân Minh triều nai nịt gọn gàng giáp mão đầy đủ đang dần tiến bước vào khoảng cách 200m, vì phải vác theo thang, tấm gỗ che chắn và cây gỗ công thành nên tốc độ của họ không thể đẩy cao được. Chiến thuật của họ là phòng ngự đợi đến phạm vi 100m khi cung thủ của họ có thể bắn áp chế cung thủ trên tường gỗ thì nhóm quân sĩ đao thuẫn mới bung sức. Lúc đó họ sẽ hủy đi kết cấu tường thuẫn mình đang lập thành mà tiến hành chạy nước rút tiếp cận bức tường. Xong đây chỉ là suy nghĩ lạc qan của nhóm người đáng thương này thôi.

Đứng trên tường gỗ Nguyên Hãn nhíu mày quan sát, nếu hiện giờ hắn chỉ cần có bốn khẩu đại pháo đường kính đạn 20cm thì sau một lượt bắn hắn có thể xé tan đội hình mai rùa bằng thuẫn này. Lúc đó tác dụng của cung thủ sẽ lớn hơn nhiều. Nhưng điều kiện hiện tại không cho phép. Vậy nên hắn phải tận dụng những phương pháp khác. Người làm tướng phải biết biến hóa không lường như vậy, bởi tình thế chiến trường sẽ thay đổi từng giây.

- Lệnh cho cung tiễn thủ bắn hết sức vượt qua tường thuẫn... Hỏa binh Nỏ Phóng lựu phía trên chòi cao tập chung vào tấm gỗ chắn tên kia. Súng lỏa mai trên tường gỗ tập trung vào những cái thang mà xạ kích... Hổ doanh dựng thuẫn chuẩn bị chiến đấu giáp lá cà...

Một loạt mệnh lệnh được đưa ra cho tên cầm cờ hiệu. Những quan chỉ huy của rừng thần phải học được kĩ các kí hiệu bằng cờ này của Nguyên Hãn đưa ra, việc truyền tin phối hợp trong chiến đấu rất quan trọng. Ví như tên chỉ huy hổ binh chỉ chú ý đến gã cầm cờ hiệu màu đỏ, vì đó là gã chuyên ra mệnh lện cho Hổ doanh có long mao màu đỏ trên mũ. Tương tự cung thủ sẽ chú ý lá cờ tím than, Nỏ binh chú ý lá cờ màu vàng. Ngoài ra còn một nhóm truyền tin theo kiểu truyền miệng chạy tới chạy tui giữa các doanh quân.

Ngay khi quân Minh vượt qua mức 200m khoảng cách không lâu thì công kích của Thần quân đến rồi. Đầu tiên là 300 cung thủ được lệnh bắn thẳng tay về một phương hướng chú định, 300 mũi tên có lửa bay vút lên khỏi không gian.

Tất cả binh sĩ Minh quân đều nhìn thấy những mũi tên lửa này đang vẽ lên trời một chùm ánh sáng màu đỏ rất đẹp mắt. Theo như kinh nghiệm thì tất cả binh lính phải khom lưng giơ vật có thể che chắn lên để đỡ tên. Xong tên chủ tướng quân Minh vẫn ra lệnh tiến lên không chút ngần ngại, hắn đang cười thầm trong lòng mấy tên cướp biển quá non, khảng cách 180m không phải là cung tên có thể với tới được. Đây là thường thức chung của những nhà quân sự Á Đông. Trong từ điển của họ có một từ đó là "Khoảng cách một tầm tên" nó được ước lượng là từ 100m đến 150m là cùng. Nhưng lần này những tên quân Minh đang thẳng người bước tiến kia đã gặp phải quỷ rồi. Vậy mà những mũi tên bay vọt qua bức tường thuẫn ở đầu đội ngũ dáng thẳng một chùm mưa tên xuống vị trí của Trung quân. Khoảng cách của mũi tên từ tường thành phải là 200m. Chúng quá bất ngờ mà không có một sự chuẩn bị nào. Gần như không một mũi tên nào trượt mục tiêu vì trung quân của quân Minh triều tụ tập rất đông trường thương binh và cung thủ.

Tiến là hét thất thanh, tiếng keo gào thảm thiết vang lên khắp nơi. Chỉ một loạt tên đầu tiên đã hạ gục hơn 150 tên lính trung quốc, trong đó có những tên bị hai, ba mũi tên xuyên thấu. Đặc biệt một điều đó là một số tên bị tên xuyên qua cả hộ tâm kính bằng là gang hay đồng, điều này chứng tỏ lực tên rất mạnh và tính phá giáp cực cao. Chưa hết bàng hoàng và thắc mắc vì sao khoảng cách 200m mà dịch nhân có thể bắn tới thì đợt công kích bằng tên lửa thứ hai đã đến. Tên chủ tướng đang thắng mắc chuyện 200m khoảng cách nếu mà biết được các cung thủ của Đại Việt đang đứng dưới tường gỗ 30m,cách bọn họ đến 230m xạ kích họ thì chắc hắn phải sợ tè ra quần. 230m là con số trong mơ cũng không dám nghĩ tới của các cung thủ Á Đông. Trong quân để bắn được 230m chỉ có những người thần lực mới có thể làm được, nhưng số lượng người như vậy hiếm hoi vô cùng. Vậy mà lúc này Đại Việt quân đang sở hữu 500 người có thể làm được điều này. Tất cả là nhờ vào Longbow và công thức tính toán cân nặng, trọng tâm mũi tên.