Những Điều Còn Nuối Tiếc

Chương 2: Đầu đời (2)



Văn chương là sự biểu hiện của xã hội cũng như lời nói là sự biểu hiện của con người.

– Louis de Bonald —

Chú giải:

—Sinclair Lewis:

Ông là nhà văn, người viết kịch người Mỹ đã từng đạt giải Nobel văn học (1930)

—"Tựu Chung":

Đồng nghĩa với "Chung quy", "Tóm lại",...

(Xem thêm: google.com)

——

—Cuộc đấu tranh nội tâm của một nhà văn trẻ tuổi.

(The inner struggle of the young writer.)

Những mảnh giấy vo tròn nằm ngổn ngang dưới mặt sàn gỗ cũ kĩ. Tiếng quạ kêu bên ngoài cửa kính báo hiệu một đêm tối tĩnh lặng đang dần chuyển sang. Làn gió hanh khô tạt vào rèm cửa sổ, mỗi người mỗi số phận, giữa cái gió bão rét buốt, ai khổ thì mặc ai.

Âm thanh lẹt xẹt của ngòi bút chạm vào những tờ giấy, vệt mực chưa thành hình đã vội bay theo những dòng ý tưởng chớp tắt. Ý tưởng chính là ngọn đèn dầu. Còn dầu thì bừng sáng, rực rỡ và ấm áp. Gió thổi về thì hiu hắt rồi tắt ngay.

Tần Lam ôm trái tim mộng mơ và dùng con chữ để vẽ nên bức tranh cuộc sống đầy ắp những sắc màu.

Dưới chân là giấy trắng; trước mắt là bầu trời xám xịt, tối om. Chỉ có duy nhất trong trí tưởng tượng của cô là một chân trời nhuộm những loại sơn với gam màu sáng mát.

Tiếng bước chân dồn dập kéo đến, tiếp theo là cánh cửa phòng như bị ai đó phẫn nộ mà mở tung, thanh âm tức giận của một người đàn ông trung niên với mái tóc lưa thưa vài sợi chỉ bạc.

Cô bé vội vã đứng dậy, gấp trang sách mà bản thân đang viết dở, giấu nhẹm chúng vào sau cánh lưng mỏng tan của mình. Nhưng ánh mắt trong sáng ấy chưa từng vì sợ hải mà lay động.

Chưa từng...

Người đàn ông hầm hầm đi vào trong, giật mạnh một cái khiến những mảnh giấy cô giấu sau lưng bị đứt ra làm đôi, thoắt một cái tất cả như những cánh chim bồ câu trắng, rơi lơ lửng giữa không trung mênh mông ngoài cửa sổ.

Ông ta siết chặt nắm đấm, xách một bên cổ áo nhăn nheo của cô bé lên: "Mày có biết Hải Nam đã chết như thế nào hay không?"

Hải Nam, Tần Hải Nam. Bà ấy được biết qua những cuốn tiểu thuyết trinh thám tâm lý rùng rợn, nổi tiếng khắp thế giới, dù đã hơn mười năm qua kể từ ngày nhà văn từ trần nhưng lượng người hâm mộ chưa từng giảm sút.

Và cái kết, Tần Hải Nam chết thảm trong một vụ án do chính tay bà ấy viết ra...

La rose, vin and treize.

(Hoa hồng, rượu vang và số mười ba.)

Cánh hoa hồng đỏ rực bao trùm lấy phòng khách sạn lớn ở Paris. Máu tươi từ trên người 'Jesus Tan Hai Nam' chảy xuống, thấm vào thân gai, chạm vào sâu trong nỗi khiếp sợ của nội tâm con người.

"Mẹ đã chết đâu?"

Cô bé bình thản chớp mắt. Cái chớp mắt không xuất phát từ cách một đứa trẻ con hồn nhiên xem chuyện đời như một câu truyện cổ tích mộng mơ mà nó lại là cái chớp mắt của một nhà văn sống trong hiện thực của chính họ.

Hiện thực của một nhà văn chính là hiện thực 'không tồn tại trên đời'.

"Con người ta chỉ thật sự chết đi khi không còn ai nhớ đến họ nữa. Bố nhìn xem, chẳng phải còn rất nhiều người nhớ đến mẹ hay sao?"

Con người ta chỉ thật sự chết đi khi không còn ai nhớ đến họ nữa...

Tần Lam đương nhiên biết rằng bố rất thương mình, càng thương mình thì càng bị ám ảnh bởi cái chết của mẹ vào mười năm trước, một vụ án thương tâm. Nhưng cái thứ tình yêu đối với văn chương này của nàng giống như Chúa Jesus đã định sẵn, ngấm ngầm vào trong từng tế bào, tạo nên một 'bộ gen' văn chương thuần tuý. Bằng mọi giá, không thể đổi thay.

So với 'bộ gen' ấy, thanh âm của tuổi trẻ làm cô bé muốn theo đuổi thứ văn chương này hơn. Dù nó có nhức nhối, dù sau này sẽ khiến cô bé chết trong những câu chữ như người mẹ thiên tài của mình, dù cho tất cả mọi thứ về văn chương có thể sẽ huỷ hoại cô. Và dù như thế nào đi chăng nữa, cô vẫn yêu nó, vẫn trân trọng nó, vẫn hão huyền về nó, theo đuổi. Tuổi trẻ chính là theo đuổi bất chấp như thế. Nếu cần chứng minh, về già cô sẽ chứng minh.

*Sinclair Lewis đã từng phát biểu rằng: "Không thể làm nản lòng người viết văn chân chính – họ chẳng quan tâm bạn nói gì, họ sẽ vẫn viết."

Cô bé này chính là một người viết chân chính, vì bởi sau tất cả sự can ngăn, mười tám tuổi, cô bé vẫn cứ viết; vì bởi sau tất cả những lần bị toà soạn từ chối, mười tám tuổi, cô bé vẫn cứ hừng hực sức sống. Văn chương đè nặng bằng những lý tưởng hướng đến nghệ thuật hiện đại; văn chương cần phải từng bước nhìn nhận về thế giới hiện đại, một thế giới với tầng tầng lớp lớp xã hội từ thối nát, mục rữa. Từ những thường dân nhốn nháo, chen chúc nhau để mua những món đồ giảm giá gần quá hạn trong siêu thị cho đến số đông tài phiệt, uy quyền và đầy ngạo mạn đứng trên đài phát thanh chỉ để chỉ trích người có địa vị thấp hơn mình.

Để rồi văn chương buộc phải vươn lên.

Văn chương không phê phán con người. Nhưng chính con người đã thúc đẩy tiếng nói cương quyết của văn chương. Nghệ thuật của văn chương không hề ruồng bỏ con người. Chẳng qua là chính con người đã chưa từng cố gắng để chạm lấy nó.

Thế giới xoay vòng trong khắc nghiệt, chỉ có văn chương và âm nhạc mới có thể từng bước chữa lành những vết xước trên thân thể nhân loại.

"Con yêu văn. Đương nhiên, bố sẽ không thể cắt đứt thứ tình yêu đó ra khỏi cuộc đời con được."

"Con muốn theo nó suốt đời, con muốn bản thân mình phải nổi tiếng, kiếm được nhiều tiền bằng chính giọng văn của mình. Giống như mẹ, mẹ kiếm được tiền từ chính những ý tưởng được cho là điên rồ nhất."



Dòng người đông đúc rẽ vào trong khu trung tâm thương mại. Tần Lam vừa gấp cành hoa vừa đi vào bên trong. Cô bé luôn giữ thói quen này, mỗi tuần sẽ. đến nhiều nhà sách lớn để xem tác phẩm của mẹ mình bán chạy như thế nào hay sẽ lại bị đẩy sang một góc khuất để nhường đường cho những cuối tiểu thuyết thanh xuân đang nổi cồn cào trên mạng kia.

Tiểu thuyết thanh xuân.

Cô bé không theo đuổi thể loại này, càng không theo cái tiểu thuyết trinh thám của mẹ. Nhưng nửa lòng lại chẳng thể nào cam tâm được việc người mẹ thân yêu của mình vào một ngày nào đó sẽ thật sự chết đi.

Âm thanh của Piano vang lên giữa trung tâm thương mại. Tuy rằng xung quanh đều đông người nhưng ai cũng liếc mắt một cái rồi ngó lơ.

Thật giống cô bé quá. Tần Lam suýt xoa một chút, cảm thông một chút, và yêu thích một chút tiếng đàn trong veo của đứa trẻ ấy.

Trong sáng, mùi mẫn nhưng lại đau khổ, uất ức, oán trách.

Cô để cánh hoa hồng giấy ra phía sau lưng mình, trở thành một khán giá duy nhất của cái sân khẩu phỏng chừng chỉ vài ba bước chân.

Tiếng đàn kết thúc, hai mi mắt của đứa trẻ trước mắt khẽ mở ra, khuôn mặt không trưng ra một biểu cảm nhưng cô bé biết, đứa trẻ này vô cùng mãn nguyện với tác phẩm của chính mình.

Tần Lam thấy bản thân như đang phản chiếu trong dáng vẻ si mê ấy. Suy cho cùng, nghệ thuật văn chương hay nghệ thuật biểu diễn vẫn luôn tồn tại một đường liên kết chung chính. Nghệ thuật mang theo niềm kiêu hãnh mãnh liệt của một người nghệ sĩ, chút say đắm, chút nghiền ngẫm đầy thi vị của một linh hồn trưởng thành nhưng khiếm khuyết.

Vì bởi, nếu như tất cả linh hồn trên cõi đời này là hoàn hảo thì văn chương sẽ chẳng bao giờ được sinh ra.

Văn chương sinh ra từ những phẫn uất của con người rồi dần dà phát triển thành giá trị tinh thần của người viết, người đọc. Những thể loại văn chương được sinh ra như một nhu cầu vô hình nào đó. *Tựu chung, văn chương, văn học, nghệ thuật liên quan đến văn học đều là những giấc mơ mà con người chưa từng chạm đến, chưa từng có được hay có được và đã mất đi.

Cô bé khẽ cong chiếc môi nhỏ của mình lên. Bước dài một thành hai bước để với tay lấy phổ nhạc cũ nát mà đứa trẻ kia đã bỏ quên khi bị bảo vệ đuổi bắt.

Chuyện quái gì thế chứ?! Đến cả nơi để con người biểu diễn giá trị tinh thần cho con người cũng bị giới hạn xã hội gay gắt.



Káo: Văn của mình chưa đủ triết lý, sâu sắc. Song, vẫn mong những nghị luận văn học do mình viết có thể giúp ích cho bạn^^

Ngày ba mươi mốt, tháng bảy, năm hai mươi hai.