Ta Không Làm Thiếp

Chương 29



Phủ Quốc Công ở vào phố Định Phụ ở thành Tây, thành Tây trước nay vốn là nơi sống tập trung của hậu duệ quý tộc, trước mỗi phủ đều đặt đầu thú sơn son, khuôn viên nguy nga tráng lệ. Dân chúng bình thường sẽ không vãng lai đến đây, do vậy so ra ở đây không khí có hơi tĩnh lặng.

Thẩm Lan đeo tay nải màu xanh lam, nhanh chóng tìm một con hẻm nhỏ không người, chật hẹp đến mức bầu trời chỉ là một đường mảnh nhỏ. Thấy chung quanh không ai, nàng cởi xiêm y, lấy một khúc vải mịn buộc chặt ngực, lại tháo tay nải ra để lấy quần áo.

Đi ra từ ngõ bên kia của con hẻm, Thẩm Lan đã đổi sang bộ trực chuyết từ vải tam thoi, đầu đội khăn vuông, chân mang giày vải xanh như một sĩ tử bình thường.

Nàng mới bước về phía trước được vài bước, bỗng cảm giác có gì là lạ, dường như có người đi theo nàng. Lòng Thẩm Lan nặng nề, quay đầu nhìn lại, trên đường chỉ có cảnh tượng người qua kẻ lại vội vàng.

Thẩm Lan cúi đầu, rảo bước nhanh hơn.

Nàng không có giấy thông hành, lúc này nếu muốn ra khỏi kinh thành, trước hết cần chuẩn bị lương khô, thức ăn đi đường. Nếu đi đường bộ thì cần tìm một đoàn xe thông thuộc đường xá, nếu đi đường thủy càng cần tìm một nhà đò đáng tin cậy mới được.

Lúc này đã là giữa buổi chiều, chỉ còn một lúc nữa mặt trời sẽ ngả về tây, trời vừa sập tối, sương rơi đẫm người. Thẩm Lan cần tranh thủ trước khi trời tối tìm được một chỗ đặt chân, nàng vội vàng bước hướng về phía nam.

Kinh đô trước nay phân bố theo kiểu đông phú tây quý, nam bần bắc tiện. Hướng phía nam tập trung nhiều bá tánh bình dân, thậm chí là tầng lớp nghèo khổ phải đi làm cu li.

Diện tích kinh đô rộng lớn, Thẩm Lan rảo bước chừng một canh giờ mới cảm nhận dân cư đông đúc hơn, rộn ràng nhốn nháo, nhà cửa khắp nơi.

Nàng rẽ trái rẽ phải, đi chỗ này chỗ kia, lại chuyên lựa những chỗ đông người mà chen vào, hồi lâu sau cảm giác bị theo dõi cuối cùng biến mất. Lúc này Thẩm Lan mới có tâm trạng quan sát bốn phía quanh mình.

Nhà cửa sát đường đa số là phía trước mở cửa hàng, phía sau dùng để ở. Con đường nãy giờ nàng ngang qua, cờ quán rượu bay phấp phới ghi “Nội rượu ngự chế”, cửa hàng bột ghi “mì trắng trọng la”, tiệm bán mũ Lý gia, tiệm bán họa cụ, tiệm bán son phấn, cửa hàng bán khăn, cửa hàng trang sức, cửa hàng gạo, cửa hàng hải sản… Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Thẩm Lan lần đầu ra ngoài, nhìn trái ngó phải, thấy cái gì cũng lạ lẫm.

Nàng đi được một đoạn bỗng thấy hơi đói, liền ngừng lại trước một tiệm bánh bao. Bánh bao trắng mập mềm mịn, khói tỏa nghi ngút, cắn một miếng thịt băm mềm mềm trộn lẫn với măng cắt nhỏ, tươi ngon dễ chịu, vô cùng chắc bụng.

Thẩm Lan ăn hai cái, sung sướng cười rộ lên, lộ ra má lúm đồng tiền xinh xắn.

Nàng tới thời đại này bốn năm, đây là bữa cơm đầu tiên nàng ăn thoải mái như vậy. Không cần chịu đói, không cần hầu hạ người khác, chỉ lo ăn cho đã nghiền.

Mua hai cái bánh bao thịt hết mười văn tiền, Thẩm Lan tự xưng là cũng có vài phần tình cảm thân thiết với vị nương tử bán bánh bao này, nàng cười hỏi: “Vị nương tử này xin cho hỏi, ta muốn tìm nơi ngủ trọ, không biết quanh đây có nhà nghỉ hay gì tương tự không?”

Trượng phu của vị nương tử kia đang nhào bột trong thau đồng, quết bột đập xuống bịch bịch, nghe hỏi mới ngẩng đầu nhìn thấy một tên thư sinh trắng trẻo, vội vàng chạy lên hai bước, sợ nương tử bị dụ đi mất.

Ai ngờ nương tử kia thấy Thẩm Lan ăn mặc như người đọc sách, tuấn tú văn nhã, đẩy trượng phu nàng ra chỗ khác, cười nói: “Công tử muốn tìm nơi ngủ trọ thì đi tới chút xíu nữa, ngang qua tiệm cá Trần gia, sát bên là hiệu Liên Thăng đó. Nghe nói Giải Nguyên (1) kì trước đã từng ở lại chỗ này.”

Hiệu Liên Thăng này, nghe tên đã thấy đắt tiền.

“Có chỗ nào giá rẻ chút xíu không?” Thẩm Lan cười khổ. Cả người nàng cộng lại cũng đâu chừng 37 lượng bạc.

“Vậy ngài đi về phía đông đi, bên kia đa phần là người đi buôn xa, hiệu Vạn Long, hiệu Khai Nguyên cũng ở bên đó cả, chỗ đó vừa cho người ở vừa cho để hàng.”

Người đi buôn nghe khá ổn. Ra bắc vào nam, tin tức cũng linh thông.

Thẩm Lan gật gật đầu, cười nói: “Không giấu gì nương tử, ta lần đầu xa nhà, mấy chuyện ở trọ này có cái gì cần chú ý hay không?” Dứt lời, lấy trong tay áo ra mười văn tiền, lại mua thêm hai cái bánh bao nữa.

Nương tử bán bánh bao hô lên “Ai da ai da”, cười rạng rỡ nhận lấy tiền: “Công tử là người đọc sách, cứ đi chung với bạn cùng trường là được, không có ai cản ngài lại đâu

Thẩm Lan hơi sững lại, nhà nghỉ không được vào một mình sao?

Nàng tập trung tinh thần lại, cười hỏi: “Những người đến cùng ta hầu như đều tìm được chỗ ở rồi, chỉ còn lại một mình ta, lẽ nào không thể đi kiếm nhà nghỉ một mình được sao?”

“Được chứ được chứ.” Kia nương tử lại cười, “Nhà nghỉ không từ chối khách lẻ đâu. Nếu công tử đi một mình, chưởng quầy sẽ tự ghi tên họ của công tử vào cuốn đăng ký trong tiệm, chờ hàng năm nha môn hàng năm tới kiểm tra.”

Thẩm Lan gật đầu, lại cười hỏi: “Mấy ngày nữa ta muốn đi tới chỗ khác, xin hỏi nương tử, gần đây có nơi nào bán lương khô hay không?”

Nương tử bán bánh bao xua tay, cười: “Công tử chỉ lo kiếm chỗ ở thôi, muốn mua cái gì thì cứ chi tiền cho hầu trà trong tiệm rồi sai họ đi dùm.”

Thẩm Lan hàn huyên thêm hai câu, lúc này mới cáo từ. Một đường đi thẳng về phía đông, tới hiệu Vạn Long. Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Nhà nghỉ không rộng lắm, hai lầu nhỏ, vừa bước vào liền có người hầu trà chạy ra đón: “Công tử, mời vào.”

Chưởng quầy thấy nàng vào một mình, liền khom người cười hỏi: “Công tử họ gì?”

“Thẩm Lan.” Thẩm Lan đi nhanh vào, chắp tay nói.

Chưởng quầy thấy đôi tay nàng nhỏ nhắn trắng trẻo, xiêm y sạch sẽ, người cũng dễ nhìn, không giống tội phạm bỏ trốn, cười nói: “Thẩm công tử có cần ở trọ?”

Thẩm Lan thấy dễ dàng thông qua như vậy chợt hơi kinh ngạc, rồi lại hiểu rõ.

Chưởng quầy chẳng buồn kiểm tra thực hư, tùy tiện tin lời nàng, kể cả nàng có phải tội phạm bỏ trốn không cũng không để ý lắm. Chỉ sợ là bởi vì báo quan hắn cũng không lợi lộc gì, đến lúc đó nha môn cử người tới, la lên hét xuống quấy nhiễu khách khác trong tiệm không nói, chưa biết chừng còn xảo trá làm tiền, lại tổn hại đến bản thân, chủ tiệm cũng ghét hắn sinh sự.

Dù sao thì làm ăn, cũng mong một câu hòa khí sinh tài (2), thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện.

Thẩm Lan bước vào, gọi một bình trà, chờ người hầu trà tới mới cười hỏi: “Vị huynh đệ này xin cho hỏi, nếu ta muốn đi nơi khác, giấy thông hành phải làm thế nào?”

Người hầu trà vội nói: “Công tử nói đùa, nếu muốn giấy thông hành, ngài tự đi nha môn làm là được.”

Thẩm Lan đâu dễ gì tin. Người không quyền không thế, không quen biết ai như nàng mà tự đi, bên nha môn sẽ đẩy đưa qua lại, kéo dài ngày qua ngày, cứ bảo chưa làm xong, cuối cùng nàng sẽ phải dùng tiền mà mở đường. Muốn móc ra bao nhiêu tiền, còn tùy thuộc bên nha môn lương tâm tới đâu.

Nghĩ đến đây, Thẩm Lan lấy ra hai mươi văn tiền đưa qua: “Thật không dám giấu giếm, gia đạo nhà ta sa sút, không chỗ để đi, mới gói ghém hành lý muốn xông ra ngoài một lần. Nhưng ta chưa có kinh nghiệm, giấy thông hành làm sao cũng không rõ lắm.”

Dứt lời, còn nịnh hắn một câu: “Huynh đệ làm ở hiệu Vạn Long bấy lâu, cũng gặp nhiều thương nhân đi buôn, chắc hẳn kinh nghiệm phong phú, mong huynh đừng tiếc lời chỉ dạy cho.”

Người hầu trà thu tiền, lại được tung lên mây, thấy nàng lớn lên dễ nhìn, đôi tay trắng nõn, áo quần đơn giản, không giống phường trộm cắp, quả thật chỉ như một thiếu gia nhà giàu bỗng lâm vào cảnh nghèo túng.

Người hầu trà thấp giọng nói: “Thẩm công tử có điều không biết, đó là ra ngoài làm buôn bán, những khi đi qua trạm dịch không phải lúc nào cũng có quan lại đứng trực để kiểm tra giấy thông hành.”

Thẩm Lan cười khẽ. Quả nhiên như thế. Thương nghiệp một khi phất lên, lượng người xê dịch tới lui thường xuyên, những giấy tờ hành chính như giấy thông hành sẽ dễ bị đào thải.

“Xin hỏi huynh đệ, giấy thông hành này có thể nhờ người giúp ta làm thay hay không?” Lỡ như tới trạm dịch lại gặp một vị quan chính trực nghiêm túc chấp hành quy định, để cho chắc ăn tốt nhất là đi làm một bản vậy.

Người hầu trà thì thầm: “Thế thì nếu có quen nha dịch, một lần lấy phí mười lượng.”

Mười lượng?

Thẩm Lan liếc nhìn hắn, cười nói: “Huynh đệ là tiểu nhị của tiệm Vạn Long này, có địa chỉ nhà, có hộ khẩu, ta tin huynh.” Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Người kia chợt khựng lại, cười làm lành: “Mới nãy nói nhầm, năm lượng là đủ rồi.” Thẩm Lan cười khanh khách nói: “Ta muốn đi Dương Châu.”

Người này chưa hỏi nàng đi đâu đã hô giá cao như vậy, chỉ sợ muốn lợi dụng ăn chênh lệch.

Người hầu trà thấy nàng hiểu quy trình, không dám gạt gẫm nữa, thành thật nói: “Phí làm giấy thông hành đi Dương Châu rất đắt, phải mất hai lượng bạc.” Dương Châu phồn hoa, từ nam chí bắc, nơi nào màu mỡ tốt tươi thì phí tất nhiên sẽ cao.

Thẩm Lan móc ra bốn lượng bạc đưa cho hắn: “Bốn lượng này là tiền cọc, ta muốn hai bản giấy thông hành, một bản đi Dương Châu, một bản để trống. Tiền còn thiếu, khi nào cầm được giấy trên tay ta sẽ đưa đủ.”

Nàng không đưa thêm tiền lót tay, tiền mua giấy thông hành này chắc chắn người hầu trà cùng với nha dịch trong nha môn sẽ chia chác với nhau, có khi chưởng quầy cũng có phần, hoặc là ở giữa còn có những người khác trong nha môn.

Người hầu trà vui mừng cầm tiền, Thẩm Lan lại hỏi: “Nếu ta cầm được giấy thông hành đi Dương Châu rồi, đường nên đi thế nào?”

Người hầu trà tự nhiên biết gì nói nấy, không giấu giếm nửa lời: “Trước tiên đi đường bộ khoảng bốn mươi dặm sẽ đến trạm đường thủy sông Lộ ở Thông Châu, đi thuyền xuôi nam dọc theo kênh đào qua Hòa Hợp, Hà Tây, thôn Dương … ba mươi mấy trạm mới tới trạm Quảng Lăng ở Dương Châu. Trước sau chừng hơn ba nghìn dặm.”

Thẩm Lan gật đầu, lại hỏi người hầu trà đi đâu để mua lương khô, giá bao nhiêu, nhà đò có đáng tin không, lại kêu hắn chuẩn bị một gian phòng cho khách, để nàng ở lại một đêm.

Ngày mai nàng sẽ sang nhà nghỉ khác hỏi thăm so sánh hai bên, cũng tránh khỏi vừa ra cửa đã bị lừa. Mất tiền là chuyện nhỏ, chỉ sợ liên quan đến tánh mạng.

Chiều buông sau rặng liễu, ánh sáng nhàn nhạt phủ lên giường, Thẩm Lan thả màn lụa, nằm lên giường nhắm mắt, tiếng cười đùa ồn ã dưới lầu từ từ trôi xa, nàng nhẹ nhàng chìm vào giấc mộng ngọt ngào.

Lúc này, Bùi Thận vò trán mở mắt, đã thấy ngoài hiên cửa sổ hoàng hôn buông dần, bụi chuối tây như được nhuộm sắc hồng tím ấm áp, mấy khóm trúc bên góc tường lấp lánh vàng.

Bùi Thận nhớ là Thấm Phương mang rượu tới lúc đó mới đâu giữa trưa, uống mấy chén rượu thôi, sao ngủ dậy muộn như thế?

“Thấm Phương.” Bùi Thận gọi.

Y gọi mấy lần liên tiếp nhưng bên ngoài không ai đáp lời. Bùi Thận nhíu mày, đang muốn đứng dậy, bên ngoài cuối cùng có người tiến vào.

“Ngươi vào làm gì?” Bùi Thận nhìn Lâm Bỉnh Trung ôm đao bước vào, hơi nhíu mày, “Thấm Phương đâu? Bảo nàng đi lấy chén canh giải rượu tới.”

Lâm Bỉnh Trung nhất thời ngạc nhiên, chần chờ nói: “Gia, Thấm Phương cô nương đã đi rồi.”

Đi rồi? Bùi Thận ngẩng đầu, sững sờ chốc lát mới nhớ ra, là biểu ca của Thấm Phương tìm tới, nói là ông ngoại bệnh nặng. Thấm Phương khóc thảm thiết, y phiền lòng thế là cho phép nàng rời đi. Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com

Bùi Thận xoa nắn huyệt Thái Dương, lạnh lùng nói: “Mới nửa ngày đã đi mất biệt?”

Lâm Bỉnh Trung gật gật đầu: “Đi vội lắm, nói là sợ không kịp gặp ông ngoại lần cuối.”

Bùi Thận cười lạnh: “Ngươi dẫn theo vài người, lập tức bắt Thấm Phương trở về.”

“Gia.” Lâm Bỉnh Trung chần chờ, sống chết của người trong nhà là chuyện lớn, nếu Thấm Phương lỡ dịp gặp ông lần cuối, chỉ sợ phải nuối tiếc cả đời. Nghĩ tới đây, Lâm Bỉnh Trung giải thích: “Nghe nói ông ngoại của nàng bệnh rất nặng, chỉ sợ chẳng bao lâu sẽ buông tay rời nhân thế.”

“Ông ngoại?” Bùi Thận lửa giận bừng bừng, khuôn mặt âm u, cười lạnh nói: “Ngày đó Thấm Phương trốn khỏi Lưu Trạch, là ngươi bắt nàng về. Người biết lai lịch của Thấm Phương chỉ có ta và ngươi. Còn lại, đám người tú bà, Lưu Cát dính líu tới vụ án đều bị chém đầu thị chúng, đến cả Quỳnh Hoa cũng chỉ thu được trăm lượng bạc ròng bạn cũ tặng cho. Không biết bạn cũ là ai, cũng không biết Thấm Phương ở nơi nào. Kẻ tự nhận là biểu ca này cuối cùng vì đâu biết được Thấm Phương đang ở Phủ Quốc Công?!”

Lâm Bỉnh Trung chần chờ: “Ý Gia là tên biểu ca này chỉ là kẻ lừa đảo, lừa Thấm Phương cô nương đi mất?” Dứt lời, hắn vội la lên: “Gia, Thấm Phương tay trói gà không chặt, nếu bị người ta lừa đi, chỉ sợ lành ít dữ nhiều.”

“Nàng làm gì mà bị ai lừa? Xưa nay chỉ có nàng đi dối gạt người khác thôi!” Bùi Thận giận tím mặt, ném chén rượu trên bàn xuống đất.

“Keng!” Mảnh gốm xanh trắng văng tung tóe, dọa Lâm Bỉnh Trung im thin thít như ve sầu mùa đông.

Bùi Thận vẫn chưa hả giận, căm hận nói: “Kẻ biết lai lịch, nơi đi của nàng không chỉ mỗi ta và ngươi. Còn một người nữa!”

Chính bản thân nàng!

“Chắc chắn là Thấm Phương giở trò.” Bùi Thận ngắt lời.

Nha hoàn bầu bạn ba năm sớm chiều dám lừa y, uống rượu vào hiếm hoi mới làm việc thiện một lần lại bị người ta gạt.

Cả đời Bùi Thận chưa bao giờ nhục nhã như vậy, phẫn nộ cực kỳ, nhìn thấy chiếc quạt lụa đang vẽ dở trên bàn, bên trên phác vài nét mỹ nhân thướt tha, lòng y phẫn hận, nắm cây quạt ném vào bình gốm xanh vẽ cây sồi bên cạnh.

Sóng nước lăn tăn, mực đen mực đỏ, thuốc màu tan vào nước lem luốc, phá hỏng toàn bộ mặt quạt. Thấy mỹ nhân trong họa bị hủy đi, Bùi Thận hơi nguôi cơn tức, lúc này mới đứng dậy, lạnh mặt bước ra thư phòng.

Chú thích:

(1) Giải Nguyên: người đỗ đầu kì thi Hương (thi liên tỉnh, tổ chức khoảng 3 năm/lần)

(2) Hoà khí sinh tài là lấy sự chu đáo, chân tình, niềm nở đối xử với khách hàng, để thu hút khách hàng đến với mình.