Trở Về Năm 1994

Chương 36: Hà Nội (1)



Xe khách cũ nát, đường đi lại gồ ghề xóc nảy. Chưa bao giờ say xe như Kiều Anh cũng cảm thấy mình khiêng không được. Càng đừng nói mẹ và chị cô có tiền sử say xe, xuống xe hai người mặt xanh như tàu lá chuối.

Vừa xuống xe ba mẹ con dáo dác đi tìm thân ảnh của bố cô. Nhưng đang giờ cao điểm dòng người từ các xe đổ xuống nhìn đâu đâu chỉ có người. Cuối cùng mẹ cô bất lực từ bỏ, cố nén không khỏe dắt hai chị em cô ra khỏi đám đông.

Đi chưa được bao xa, bố cô không biết từ nơi nào chạy ra, lớn tiếng gọi lại. Nghe thấy tiếng gọi quen thuộc mẹ con cô đều dừng lại bước chân nhìn về phía sau. Lúc này bố cô mới len lỏi từ đám đông đi ra. Thì ra bố cô đã chờ mẹ con cô từ lâu, nhưng hôm nay lượng người xuống xe quá đông che khuất tầm nhìn. Ba mẹ con cô lại ăn mặc bồ đồ mới ông không nhận ra là chuyện bình thường. Thấy bố cô nhìn chằm chằm mẹ cô xem. Một chút ánh mắt dư thừa cũng không dành cho chị em cô. Kiều Anh nổi lên tính trêu đùa bố cô. Cô mỉm cười nói: "Bố thấy mẹ đẹp không?"

Bố cô ngây ngốc trả lời: "Đẹp."

Kiều Anh: "..."

Cô vẫn là ngậm miệng đi thôi.

Mẹ cô hôm nay ngoài thay bộ đồ mới, còn cố ý trang điểm một phen. Phấn son không có nhưng được cái đáy mẹ cô rất tốt, chỉ tỉa lông mày cắt tóc mái đã trẻ đẹp hơn rất nhiều. Bố cô nhìn vậy mê mẩn là điều dễ hiểu. Nhưng vấn đề là ba mẹ con cô vừa ngồi xe chặng đường dài yêu cầu một nơi nghỉ ngơi hồi lại sức. Mà hai ông bà nói chuyện lại không có dấu hiệu dừng lại.

Kiều Anh không thể nề hà đành tự tìm nơi dừng chân. Cô thấy góc đường có một chiếc ghế đá, bèn nhắc nhở hai vị đang mải ôn chuyện kia ra chỗ đó ngồi nói tiếp. Bố mẹ cô giờ mới nhận ra mình đã làm việc ngu xuẩn gì, vội kéo hai chị em cô ra ghế đá ngồi. Cả nhà cô ngồi nghỉ trong chốc lát, ba mẹ con sắc mặt hồng hào trở lại bố mới dẫn ba mẹ con đi vào chợ Long Biên ăn sáng.

Từ chân cầu Long Biên đến chợ cũng không quá xa, cả nhà cô quyết định đi bộ vào chợ. Dọc theo đường đi, mẹ và chị cô nơi nơi nhìn xem giống như nhà quê ra tỉnh. Kiều Anh tuy đã gặp qua Hà Nội lúc phồn hoa nhất, nhưng cảnh vật trước mắt cũng làm cô không rời mắt được. Ai mà có được kỳ ngộ như cô, có được cơ hội về tới hơn hai mươi năm trước, ngắm Hà Nội lúc nó vẫn còn nghèo túng bộ dạng. Nhưng dù vậy Hà Nội vẫn là nơi tấc đất tấc vàng, hai bên đường nhà dân san sát. Tuy những ngôi nhà bị thời gian làm trở nên cũ nát loang lỗ nhưng giá trị của nó thì kẻ hèn như cô hai kiếp cũng chưa chắc có tiền mua được. Không chỉ những ngôi nhà cũ, thỉnh thoảng cô vẫn nhìn thấy những công trình đang thi công dang dở. Chờ chút thời gian ở nơi đó sẽ mọc lên nhưng ngôi nhà cao tầng đẹp đẽ. Trên đường xe cộ như nước, chủ yếu là xe đạp và xe máy. Nhưng thủ đô vẫn khác với tỉnh lẻ, ô tô cũng thỉnh thoảng có chiếc đi qua. Lúc này đã đến cổng chợ, ba mẹ con bám sau bố cô thâm nhập bên trong.

Chợ chủ yếu hoạt động vào nửa đêm gần sáng, giờ đã gần tám giờ, dòng người qua lại thưa thớt. Bố cô quen cửa quen nẻo dẫn mẹ con cô đi qua những quầy hoa quả, thực phẩm tươi sống, rau dưa đi đến góc chợ. Nơi đây bán đồ ăn sáng cho những người bán hàng và dân bốc vác. Bố cô dừng lại ở một quán bán bún riêu. Nói là quán cho sang chứ nó chỉ như một túp lều nhỏ chưa đến mười mét vuông. Bán hàng là một người phụ nữ lớn tuổi. Bố cô vừa bước vào đã lên tiếng chào hỏi, người bán hàng cũng lên tiếng đáp lại. Ra vẻ hai người rất quen thuộc. Hỏi ra mới biết đây là khách hàng mua than của bố cô. Quán nhỏ nhưng đông khách, may mắn nhà cô đến muộn, giờ chỉ còn rải rác vài người ngồi ăn. Bố cô định gọi bốn bát, nhưng mẹ cô cản lại. Bà biết sức ăn của hai chị em cô. Cuối cùng thống nhất gọi ba bát bún và hai cốc sữa đậu nành.

Phục vụ ít người nên đồ ăn rất nhanh làm xong. Trước mặt chị em cô mỗi người một cốc sữa, và một bát bún. Bà chủ quán rất nhiệt tình còn cầm thêm bát nhỏ cho chị em cô chia bún. Thời đại này, người bán hàng rất có tâm không ăn bớt ăn xén, nên bát bún rất phúc hậu. Kiều Anh thử uống một ngụm sữa đậu nành, cô bị kinh diễm tới rồi. Sữa nguyên chất ngọt béo vừa phải rất hợp khẩu vị cô. Cô lại lấy chiếc thìa thử nước bún riêu, so sữa đậu nành nước bún tầm thường hơn rất nhiều. Dù vậy cô vẫn nể tình ăn một bát con bún. Uống thêm cốc sữa bụng cô đã căng phồng lên. Chị cô cũng không ngoại lệ.

Cả nhà ăn uống no đủ, bố cô đi tính tiền rồi đưa ba mẹ con cô về nơi ông ở trọ. Con đường đến chỗ bố cô trọ quanh co chằng chịt, lối đi lại rất nhỏ. Không có người dẫn đường rất dễ bị lạc đường. Đi gần mười phút cả nhà cô mới đến mục đích. Đã chuẩn bị tinh thần như cô cũng bị cảnh trước mắt làm sững sờ. Nếu những ngôi nhà mặt đường kia là bộ mặt thành phố, thì nơi bố cô trọ là khu ổ chuột. Chỉ thấy trước mắt là những túp lều đơn sơ được che lại từ những tấm gỗ. Nóc nhà lợp bằng rơm rạ đã chuyển màu nâu. Từ khe hở có thể nhìn thấy người bên trong hoặc ngồi hoặc nằm. Nhà nhỏ như vậy nhưng vẫn có mấy người ở cùng.

Bố cô vẫn đi tiếp đến một túp lều hơi lớn một chút thì dừng lại. Quay sang bảo ba mẹ con cô ở ngoài, ông rón rén vào trong đánh thức một người dậy. Người này là chú út cô, chú ngồi dậy xuyên qua khe cửa cười toe toét với mẹ con cô. Lúc này ba mẹ con cô mới hoàn hồn, một sự chua xót nổi lên trong lòng Kiều Anh. Cô kiếp trước chưa hề đặt chân đến nơi đây, cô không hề biết mười năm sống ở một nơi như vậy là cái gì tư vị. Sờ trên người bộ đồ mới cô như có tội ác cảm. Mẹ và chị cô cũng không khá hơn bao nhiêu, mẹ cô mắt bắt đầu đỏ hoe lên.

Chú út và bố cô đi ra ngoài đóng cửa lại, bên trong là những người đêm qua đi làm họ đang ngủ bù. Mẹ cô lấy trong túi hộp vừng bà nội cô gửi lên cho chú út. Chú út nhận lấy cám ơn, xoa xoa đầu chị em cô rồi đi vào ngủ tiếp.

Mẹ cô chần chờ giữ lấy tay bố cô nói: "Nếu không hôm nay không đi chơi nữa được không anh?"

Bố cô khó hiểu nhìn mẹ cô nói: "Đều đến đây rồi còn về làm gì?"

Cuối cùng nước mắt mẹ cô vẫn là rơi xuống, bà nghẹn ngào nói: "Ở trên này khổ sở thế sao anh không nói?"

Bố cô không sao cả nói: "Chỉ là nơi ở tồi tàn chút thôi. Anh vẫn ăn uống đầy đủ mà. Em thấy anh có gầy đi chút nào không?"

Mẹ cô trừng mắt nhìn bố cô. Rồi quay sang hỏi hai chị em cô: "Các con có còn đi chơi nữa không?"

Hai chị em cô đều phe phẩy đầu nói không muốn. Bố cô dở khóc dở cười là ông sai, đang yên đang lành dẫn người vào đây làm gì. Cái này hỏng hết kế hoạch đi chơi hôm nay rồi. Ông vắt óc nghĩ ra lý do thuyết phục ba mẹ con cô. Ông nói: "Hôm nay nhà mình đi chơi những nơi đều không mất tiền."

Kiều Anh bĩu môi nói: "Làm gì có nơi nào không mất tiền ạ?"

Bố cô đã làm kỹ công khóa từ trước tự tin nói: "Vào viếng lăng bác không mất tiền."

Kiều Anh nhớ mang máng có chuyện như thế thì phải. Lăng bác Hồ chỉ khách nước ngoài mới cần vé vào cửa. Nhưng từ đây đến quận Ba Đình cũng không ngắn đâu. Đi bộ đến bao giờ mới đến, lúc đấy thế nào chẳng thuê xe. Cô nói điều này với bố cô, đổi lấy một nụ cười đắc chí của ông: "Sáng nay bố đã mượn chị chủ bán hoa quả hai chiếc xe đạp rồi. Chút nữa các con muốn đi đâu đều được."

Không nghĩ bố cô chu đáo thế này. Ba mẹ con trao đổi ánh mắt, nếu không mất tiền vậy có thể đi đúng không