Trở Về Năm 1994

Chương 38: Mùa hè tới



Ngày tháng năm đã gần sáu giờ tối rồi nhưng ngoài trời vẫn rất sáng sủa. Ba mẹ con cô uể oải xuống xe. Kiều Anh còn đỡ chút, cô không say xe, mẹ và chị cô thì thảm vô cùng. Ba mẹ con dìu dắt nhau về ngôi nhà trong ngõ mới mua. Mẹ cô phải nghỉ ba mươi phút mới đủ sức chở hai chị em cô về nhà. Trải qua cửa hàng tạp hóa, Kiều Anh vội bảo mẹ cô dừng lại. Mẹ cô dừng xe lại, khó hiểu nhìn cô hỏi: "Con bảo mẹ dừng xe làm gì?"

Bà đang rất mệt rất muốn nhanh chóng về nhà nên giọng nói thiếu kiên nhẫn. Kiều Anh giải thích: "Chút nữa về nhà lại phải nấu cơm chắc cũng mệt chết. Mẹ vào mua mấy gói mỳ tôm về nấu ăn cho tiện."

Nghe lời này lông mày mẹ cô mới giãn ra, bà gật đầu dựng xe lại rồi một mình vào trong mua mỳ. Năm phút sau bà mang ra một túi đồ cho Kiều Anh ôm lấy rồi lên xe đi tiếp.

Về đến làng đã nhá nhem tối, ngoài đường không một bóng người qua lại. Chị em Kiều Anh xuống xe đi bộ cho mẹ cô về trước. Khi về đến nhà thấy nhà cô, điện đã sáng trưng, mẹ cô đã líu húi trong bếp nấu mỳ. Kiều Anh tuy mệt nhưng cô vẫn chạy ra vườn hái ít rau cải cho vào nấu cùng. Ba mẹ con ăn mỳ xong rồi đi tắm, quần áo bẩn mẹ cô cũng không có sức giặt. Tất cả bỏ hết lại ngày mai, ba mẹ con lên giường đi ngủ.

Một giấc ngủ sâu đến hơn bảy giờ sáng Kiều Anh mới dậy. Hôm nay mẹ và chị cô phá lệ ngủ nướng cùng cô. Tuổi trẻ thật tốt, mọi mệt mỏi hôm qua chỉ qua một đêm đã tan biến. Cả nhà cô lại tràn đầy sức sống. Đã cuối tháng năm, một trong những tháng nóng nhất trong năm. Nhà cô đến chiếc quạt điện cũng không có, vật tạo gió duy nhất trong nhà cô lúc này chỉ là chiếc quạt mo. Quạt mo làm từ mo cau khô từ trên cây bóc ra, gia công một chút đã có một chiếc quạt mo thân thiện với môi trường. Của nhà làm ra một xu không tốn, người nông dân rất biết cách sinh sống.

Kiều Anh ở điều hòa quen, hay chí ít cũng có chiếc quạt điện chắp vá. Nhưng bây giờ cái gì nhà cô cũng không có. Đến trưa, nắng đến cao điểm dù đã quạt đến rụng cả tay, cô cũng thấy nóng mau bốc khói. Giờ em mèo cô cũng không thèm ôm, toàn dựa vào nằm trong thau tắm đầy nước để tục mệnh.

Con người luôn học được cách thích nghi với hoàn cảnh, chỉ sau một tuần, cô đã có thể tự nhiên phe phẩy quạt là đã sống qua cơn nóng. Nhà cô cũng lắp điện thoại bàn. Bố cô thường xuyên liên lạc với mẹ cô, bà nội Hoa lúc đầu con gọi vài lần sau bà mặc kệ. Mẹ cô phát hiện điều này nên quyết định lắp điện thoại cho phương tiện. Tính ra nhà cô lắp điện thoại sớm trước mười năm. Nhà cô cũng là nhà thứ hai có điện thoại trong làng. Người dân làng cô phản ứng cũng giống như nhà ai có Ti Vi vậy. Cả làng kéo đến chơi, ngắm nghía chán chê. Chỉ có nhà nào có người làm ăn xa mới muốn gọi lên cho người thân biết số. Nhà cô lại không phải nhà từ thiện, ai đến gọi cũng phải trả tiền nhưng tính theo cước phí gọi nhà mạng quy định. Còn có người gọi về đều không thu tiền. Như vậy khác hẳn với phong cách bà nội Hoa, chẳng mấy hôm, nhà bà nội Hoa không có ai đến nghe gọi điện thoại nữa.

Nhưng nhà cô cũng gặp chút ít vấn đề nhỏ, như bà nội Hoa chẳng hạn. Không biết bà nội Hoa cọng dây thần kinh đáp sai, bà ta đến chấp vấn mẹ cô về vấn đề cước phí điện thoại. Mẹ cô mới mặc kệ bà ta, thích nói bao nhiêu thì nói. Bà ta nói chán rồi hậm hực ra về.

Đó chỉ là rắc rối nhỏ, có điện thoại cũng tiện ích hơn nhiều. Kiều Anh đã bảo bố cô đi tìm mua một em tủ lạnh dùng. Cô không hi vọng xa vời là phải đồ mới, chỉ cần tủ lạnh làm ra đá là được.

Bố cô thì vui vẻ đồng ý, còn mẹ cô lại không vui. Bà không tin mục đích của cô đơn thuần là buôn bán, bà nghĩ cô làm ra đá để tránh nóng. Ừ thì đó cũng là một trong những nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là tìm thêm một nguồn thu nhập nữa cho nhà cô. Nhưng mẹ cô bỏ ngoài tai hết thảy, lý do còn rất chính đáng: "Nhà mình vẫn còn đang nợ người ta tiền, lấy đâu ra tiền mua tủ lạnh."

Kiều Anh nói: "Con tính sơ qua rồi, một tháng nhà mình bán hoa thiên lý cũng được hai triệu đồng, bố đi làm cũng sấp sỉ từng ấy. Tính ra một tháng nhà mình thu vào tầm bốn triệu, chưa đến hai tháng là đã hoàn thành. Trong khi kỳ hạn của chủ nhà là ba tháng cơ mà. Mẹ cũng biết trên chợ Huyện giờ không có ai bán chè mà thêm đá cả. Thời tiết này, mẹ chỉ cần cho thêm ít đá vào, kể cả bán chè đỗ đen người ta cũng cướp mua."

Mẹ cô không phải không biết điều đó, nhưng tiền bà luyến tiếc tiêu. Bà cố gắng giãy giụa một chút nói: "Giờ mùa hè rồi, than không bán được như mùa đông. Nhà mình vừa mới lắp điện thoại mất một ít tiền. Nhỡ chẳng may không đủ tiền trả tiền nhà thì phải tính sao?"

Giờ là thời hoàng kim của than, đồ điện và gas cũng đã có mặt. Nhưng nó ít ỏi không đáng kể, người dân Hà thành nào chẳng phải ăn cơm nấu nước. Họ không dùng than họ dùng cái gì rơm rạ hay củi lửa, những thứ ấy họ có sao? Còn các hàng quán nấu ăn nữa, nóng quá người ta không nấu ăn cho khách à?

Khách hàng của bố cô xói mòn là không có khả năng. Cô cũng truyền đạt thông tin này cho mẹ cô, chỉ giấu đồ điện với bếp gas. Để yên lòng bà cô triết chung một cách giải quyết: "Theo cách tính vừa rồi, con nghĩ nhà mình vẫn còn thừa bốn năm triệu đồng. Con bảo bố nếu mua được tủ lạnh thấp hơn giá đó thì mua. Nhiều hơn thì không mua nữa. Mẹ thấy sao?"

Cách này này mẹ cô miễn cưỡng thông qua. Bà gọi điện cho bố cô nói chuyện này. Bố cô hiệu suất làm việc kinh người, chỉ một tuần sau đã có hồi âm trở lại. Ông nói: "Nhà bạn của chị bán hoa quả muốn đổi tủ lạnh lớn hơn nên bán cái cũ. Giá chỉ gần hai triệu thôi."

Kiều Anh không chờ mẹ cô trả lời đã hỏi bố cô: "Tủ lạnh đó còn dùng được không?"

Bố cô trả lời nhanh chóng: "Chị bán hoa quả đảm bảo dùng tốt, mới mua mấy năm đâu."

Có người đảm bảo là có thể yên tâm rồi, mẹ cô cũng thấy giá ổn thỏa gật đầu đồng ý. Vậy là hai ngày sau nhà mới trên chợ Huyện đã có thêm một em tủ lạnh. Kiều Anh cũng bắt đầu dạy mẹ cô làm chè hạt sen đậu đen, sữa chua nếp cẩm, sữa chua mít..

Sau đó cả quãng ngày nghỉ hè còn lại ba mẹ con cô lăn lộn trên chợ Huyện bán chè. Mẹ cô khéo tay làm ra chè ăn ngon, Kiều Anh lại đứng ở người khổng lồ kiến thức. Cô chỉ lo nói ra tên chè mẹ cô có thể tự mầy mò ra cách làm, nên quán chè nhà cô rất nhiều chủng loại chè. Lại có đá thêm vào, có thể nói là tuyệt phối. Huyện nhỏ cô đâu ra quán chè nào như vậy. Không ra một tháng quán nhà cô từ một quán chè trong ngõ vô danh đã thành quán nổi tiếng nhất chợ Huyện. Khách tìm đến ăn rất nhiều. Ba mẹ con bận từ sáng tới tối mới có thời gian nghỉ ngơi. Tiền lại càng thu càng nhiều, tháng thứ nhất đã hòa vốn mua tủ lạnh, đồ dùng bếp, cốc bát, bàn ghế..

Những tháng tiếp theo đều là lãi ròng.

Bận rộn luôn làm người ta cảm thấy thời gian trôi nhanh, chẳng mấy chốc hai chị em cô đã chuẩn bị khai giảng năm học mới. Trong khoảng thời gian này, nhà cô đã trải qua vụ gặt và vụ cấy. Cả nhà cô quá bận đều thuê người làm giúp, mẹ cô đã có ý định thuê ruộng cho người dân làng cấy, chỉ cần thu địa tô. Tuy chưa hoàn toàn quyết định nhưng cô tin ngày đó không còn xa nữa.