Vùng Đất Trù Phú

Chương 32: Tây Nguyên



Tại thư phòng tôi đang nhâm nhi uống tách trà nóng. Phú thê của tôi Ngọc Châu bước vào, tôi khẽ cười rồi để tách trà xuống cất lời:

“Nàng ngồi xuống đây, ta muốn bàn với nàng”.

“Chàng nói đi, nếu giúp được gì thiếp sẽ giúp” vừa nói nàng ấy vừa ngồi xuống ghế.

Tôi rót trà vào tách nàng ấy rồi nói: “ta sẽ có chuyến đi khá lâu chưa biết khi nào về”.

Nàng ấy nhìn tôi một lúc, tôi biết nàng ấy buồn nhiều lắm. Tôi định nói chuyến đi này tôi sẽ dẫn nàng ấy theo nhưng chưa nói thì nàng ấy hỏi:

“Chàng đi đâu?” Giọng nói hơi nghẹn lại.

Tôi nhìn nàng ấy vậy cảm thấy nàng ấy giống nàng sóc dễ thương, tôi cố nhịn cười đáp: “ta sẽ đi lên xứ Nam Bàn và ta sẽ đi cùng một người”.

Vẽ mặt nàng ấy buồn ra thấy rõ, lúc này tôi không nhịn cười được nữa mà ôm bụng cười.

“Chàng cười cái gì? Chàng có biết mỗi lần chàng đi lâu vậy là thiếp buồn lắm không?”.

“Ta nói sẽ dẫn một người đi theo, nàng không hỏi ta dẫn ai theo à?”.

“Người đó là người thân cận với chàng, chuyện đó thiếp biết mà”.

“Vậy à, nàng biết người đó là người thân cận với ta mà nàng vẫn buồn”.

“Buồn chứ”.

Tôi nựng má nàng ấy một cái rồi đứng dậy nói: “chốt vậy đi. Nàng nhớ chuẩn bị kỹ, một tuần sau hai ta sẽ đi lên xứ Nam Bàn”.

Nàng ấy ngồi nhìn tôi ngơ ngác không nói lên lời. Tôi quay sang nhìn nàng ấy cười một cái rồi đui vào tay nàng ấy một viên kẹo:

“Nàng ăn đi, việc này nàng đừng ngạc nhiên quá. Ta dự định đi lên đó lâu rồi nhưng chưa có thời gian, giờ rãnh việc với lâu rồi chúng ta chưa có thời gian với nhau dài như vậy”.

Mặt nàng ấy đỏ lên rồi quay đi chỗ khác, tôi chỉ đứng đó cười thôi. Vậy là một tuần sau 12/8/1815, mọi việc tôi đã bàn giao cho các bộ giả quyết còn giờ tôi và Ngọc Châu thay y phục rồi xuôi về phía nam và lên Tây Nguyên. Thật ra vùng đồi núi chưa phát triển và đường xá chưa đủ nên một số khu vực đường chưa trải nhựa, phải nghỉ chân nhiều lần mất khá nhiều thời gian.

“Nàng có mệt lắm không?”.

“Có mệt một chút”.

“Đúng là ta vô tâm thật, chưa tính tới vấn đề này”.

“Không sao thiếp ổn mà”.

Đang đi thì chúng tôi ghé vào một quán ăn ven đường “cho chúng tôi vào ăn chỗ này”.

“Dạ được” rồi xe ngựa dừng lại.

Chúng tôi vào quán gọi món rồi nghĩ trưa, lúc món ăn đang đem lên nàng ấy hỏi tôi: “chàng định lên cao nguyên này để làm gì vậy?”.

“Thân ra vùng này không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề nhau”.

Sau đó tôi lấy bản đồ Đại Nam ra cho nàng ấy xem, tôi chỉ vào vùng Tây Nguyên rồi nói tiếp: “Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao chính là Trường Sơn Nam”.

“Dựa vào đây thì vùng này chưa làm ba vùng địa hình đồng thời là ba vùng khí hậu. Với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, vùng này rất phù hợp với những cây công nghiệp như Cà phê, Ca cao, Hồ tiêu, Dâu tằm”.

“Ta chưa nói với nàng cây nào là cây công nghiệp, đất đỏ và độ cao mà, mà sao nàng lại biết được vậy?” Tôi dùng ánh mắt nghi ngờ nhìn nàng ấy.

“Thiếp… thiếp chỉ biết qua mấy cuốn sách của chàng”.

Tôi cười khà khà rồi giải thích: “nàng đọc cũng kỹ thật nhưng sách đó ta soạn ra chưa đầy đủ, sao nàng lại biết được chị tiết vậy? Ngoài việc đọc sách thì nàng biết từ đâu nữa?”.

“Từ các thương nhân, dân chúng lúc ghé tiệm trà sữa”.

“Cũng đúng. Ngoài việc phải triển những thứ đó thì ta muốn cân bằng vùng đất này”.

Khi lên được vùng Tây nguyên, tôi nhớ vùng này là tỉnh Kon Tum thôi chứ không biết chính xác là ở đâu. Vùng đất này mang vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Chỉ có những con đường đất để đi lại ở vùng này, đang đi thì nghe tiếng thác nước.

“Nàng có nghe gì không?”.

“Tiếng nước đổ, vậy gần đây có thác thác nước”.

“Đúng vậy, bác cho dừng xe”.

chúng tôi cho dừng xe ngựa rồi đi bộ một đoạn vào trong thì một thác nước hiện ra trước mặt chúng tôi. Thác nước đổ dốc từ độ cao khoảng 1500m, tung bọt trắng xóa, cùng màu xanh núi rừng bao phủ khắp không gian. Nàng ấy nhìn khung cảnh thác nước đổ đến mê mẫn rồi thít thật sau rồi nói:

“khí hậu nơi này mát mẻ vô cùng, chúng đem lại cảm giác dễ chịu và sảng khoái”.

“Đúng là khung cảnh vô cùng hùng vĩ mà tạo hoá ban cho. vẻ đẹp tự nhiên, thơ mộng và hữu tình này”.

Khi chúng tôi ngấm cảnh thiên nhiên hùng vĩ được một lúc rồi đi ra xe ngựa, người chở chúng tôi lên tiếng: “thác nước có đẹp không?”.

Nàng ấy đáp lại: “đẹp lắm bác nhưng bọn con không biết tên của thác”.

“Thác tên là Pau Suh, theo người dân tại đây có nghĩa là 3 nguồn suối chụm lại thành một dòng”.

“Khu này là nơi ở của dân tộc Rơ Mâm không ạ?”.

Hai người nhìn tôi ngạc nhiên, bác ấy nói: “sao cháu biết được?”.

Tôi chỉ cười một cái rồi nói: “cháu biết vùng đất này có rất nhiều dân tộc sinh sống, tại trước đó người kinh xếp toàn bộ các dân tộc trên này gọi là người thượng”.

Nhìn sắc mặt của bác ấy tôi nói tiếp: “Đâu phải người thượng nói chung một ngôn ngữ, văn hoá, lỗi sống nên cháu đã tìm hiểu dân trên này và mới biết trên này có rất nhiều dân tộc đang sinh sống với nhau”.

Rồi tôi đưa cho bác ấy xem một quyển sách ghi chú các đặc điểm dân tộc. Bác ấy vỗ vai tôi nói: “thật sự là ta còn thua cháu, ta cũng là người kinh nhưng phải mất thời gian rất lâu để tìm hiểu các dân tộc trên này mà không chị tiết bằng cháu. Nhưng ta hơn cháu một số cái vì thế chuyến đi này ta sẽ đồng hành cũng cháu, cháu gái”.

“Dạ” nàng ấy nhìn qua bác.

“Cháu rất đẹp và có người chồng rất tuyệt vời, nhớ giữ người chồng này đấy”.

Nàng ấy đỏ mặt lên vì ngại ngùng rồi đáp: “dạ được”.

Vậy là ba chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình.