Vùng Đất Trù Phú

Chương 47: Mặt trận phía Bắc



Nhà Thanh chuẩn bị 40.000 quân với 2 đội kỳ chủ lực: Chính Lam kỳ và Tương Lam kỳ tập trung tại Vân Nam với Quảng Tây cùng 10.000 thủy quân tấn công đảo Đài Loan. Giai đoạn 1 diễn ra từ lúc 5 giờ sáng ngày 5 tháng 8 năm 1826, lực lượng bộ binh nhà Thanh với khoảng 30.000 quân bắt đầu tiến vào Đại Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo binh, tiếp theo là kỵ binh và bộ binh còn lại.

Cánh phía đông do Chính Lam kỳ làm chủ lực có Sở Chỉ huy Tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song: Hướng thứ nhất do 4.000 bộ binh cùng 4.000 kỵ binh dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh chiếm toàn tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra còn có tới 2.000 binh hỗn hợp tiến từ Khâm Châu vào Phòng Thành rồi Móng Cái. Hướng thứ hai do 4.000 bộ binh cùng 4.000 kỵ binh dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê làm bàn đạp đánh chiếm toàn tỉnh Cao Bằng.

Cánh phía tây có Sở Chỉ huy Tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính: Hướng thứ nhất do 7.000 quân dẫn đầu từ Hồng Hà đánh vào Lào Cai. Hướng thứ hai do 7.000 quân dẫn đầu từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do 6.000 quân dẫn đầu từ Kim Bình đánh vào Lai Châu.

Tổng cộng quân Thanh xâm nhập vào Đại Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Đại Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái và Phòng Thành.

Nhà Thanh vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có “lực lượng thứ năm” gồm những người Việt gốc Hoa trên đất Đại Nam. Từ đêm ngày 4 tháng 8 năm 1826, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với “lực lượng thứ năm” này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn lực lượng tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên.

Quân Thanh tiến rất nhanh lúc khởi đầu, nhưng quân Thanh nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần quá lạc hậu phải dùng lừa, ngựa và người thồ hàng. Hệ thống phòng thủ của Đại Nam dọc theo biên giới rất mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự tinh nhuệ có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là quân Thanh phải chịu thương vong lớn.

Tướng chỉ huy quân Thanh ra lệnh: “Chúng ta sẽ dùng số lượng áp đảo và chiếm Đại Nam”.

Sĩ khí quân Thanh được dân cao và trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển ngựa và biển người của nhà Thanh đã có kết quả tốt. Do quá bất ngờ nên dân và quân Đại Nam đang sinh sống và làm việc tại biên giới phải vừa đáng vừa rút, tại một ngôi làng, một chiến sĩ của đội dân quân thông báo:. Truyện Cung Đấu

“Quân Thanh đang tràng qua, chúng ta nên rút vào nội địa để đánh du kích và sơ tán người dân”.

Không lâu sau quân Thanh đã tiến sâu vào lãnh thổ Đại Nam hơn và chiếm được một số thị trấn, ngôi làng dọc theo biên giới. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở tây bắc và Đồng Đăng, Thông Nông ở đông bắc. Tại những vị trí ấy dân quân phải chiến đấu rất mãnh liệt để bảo vệ người dân, tại thị trấn Lào Cai quân cả hai bên đang chiến đấu ác liệt ở phía Bắc. Tờ mờ tối quân Thanh từ mạng đông vượt sông Hồng và đánh mạnh về phía đông thí trấn Lào Cai, bị kẹp từ ba phía quân và dân Lao Cai phải rút xuống phía Nam và Lào Cai bị chiếm vào ngày 17 tháng 8.

Trong một tuần sau đó từ ngày 6 tới 12 tháng 8 năm 1826 chiến sự lan rộng hơn, Dân quân địa phương và người dân Đại Nam kháng cự rất mạnh với tinh thần chiến đấu cao nhầm làm chậm bước tiến của quân Thanh. Quân Thanh hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức cao nhất do địa hình và gặp kháng cự mà phải dùng đội hình nhỏ rồi thay đổi chiến thuật liên tục để chiếm vị trí. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh. Tại Phòng Thành, hai bên đều giành giật dai dẳng từng vị trí và cả hai bên đều phải chịu thương vong cao, khoảng 3.000 lính nhà Thanh phải chết trong tám ngày đầu của cuộc chiến. Sau tám ngày chiến tranh, quân Thanh đã chiếm được hơn 20 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới hai bên.

Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 13 tháng 8 và là trận chiến ác liệt nhất. Đồng Đăng có vị trí vô cùng quan trọng nên Tôi đã chuẩn bị sẳn một trung đoàn và một sư đoàn để phòng thủ, và trận địa phòng thủ này do tướng Duyệt trình lên và được tôi đồng ý. Quân Thanh cho hai sư đoàn bộ binh, một trung đoàn kỵ binh và chi viện của sáu trung đoàn pháo binh tấn công từ nhiều phía lên Đồng Đăng.

Tại các cụm điểm tựa Thẩm Mò, Pháo Đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía tây nam thị trấn Đồng Đăng do hai tiểu đoàn và một trung đoàn trấn giữ đang bị quân Thanh bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với một sư đoàn bộ binh và hai trung đoàn pháo binh. Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 18 tháng 8. Tổng cộng trong trận Đồng Đăng, Trung Quốc thương vong 1.520 lính (trong đó 531 chết). Về phía Đại Nam, trong số 700 bộ đội, dân quân và công an phòng thủ tại pháo đài Đồng Đăng, chỉ có sáu người sống sót.

Đến 19 tháng 8, quân Thanh đã chiếm được Đồng Đăng và quân Thanh tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa vào những ngày sau. Từ ngày 19 tới 25 tháng 8, quân Thanh cũng chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển. Về phía Đại Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt từ triều đình và quân chủ lực cũng tập trung khoảng 4 sư đoàn để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng. Ngày 26 tháng 2, thêm nhiều quân Thanh tập kết quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này và chiếm được Lạng Sơn ngày 28 tháng 2.

Trong giai đoạn đầu đến ngày 5 tháng 8 năm 1826, quân Thanh chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Đại Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Đại Nam nên quân Thanh tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng. Trong thời gian này quân Đại Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Thang nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối giảm áp lực cho Đại Nam.