Vùng Đất Trù Phú

Chương 6: Gặp bất trắc



Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸) sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 – 1820 tên tự là Tố Như (素如) là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc"[2] và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Tác phẩm Truyện Kiều của ông được xem là một kiệt tác văn học được sáng tác trước hoặc sau năm 1814.

Chúng tôi ngồi trải nghiệm các bài thơ hay vừa trò chuyện rất vui vẻ về cuộc sống, được một lát ở ngoài có tiếng bước chân rầm rập một toán lính khoảng hai mươi người bước vào cùng với tên Thịnh công tử. Hắn bước tới chỗ chúng tôi chỉ thẳng vào mặt tôi và lớn giọng nói: “Ngươi có giỏi chạy thử cho bổn công tử xem”.

Viên cai đội đứng đằng sau bước lên trước dẫn theo mấy tên lính ra lệnh: “Các ngươi bắt mấy tên này tạm giam vào nhà lao để mai cho quan lớn xét xử”

Tôi bình thản, ung dung hỏi lại tên cai đội đó: “Đây là thành Hà Nội, một trong những phủ lớn và các ngươi còn là lính triều đình. Các ngươi chưa điều tra rõ đã khép tội người khác hay sao, quốc có quốc pháp gia có gia quy”.

Viên cai đội cười nhếch mép rồi đáp lại lời của tôi: “Ta chính là quốc pháp. Các ngươi đứng đó làm gì bắt chúng”.

Lúc này Cảnh bước lên phía trước rồi đanh giọng nói với mấy tên đó: “các ngươi chưa phải đối thủ của ta” rồi thủ thế.

Bọn chúng thấy vậy không quan tâm chúng tôi là ai cứ lao lên, Cảnh cùng một tên hộ vệ lao lên nghênh đón những tên không biết trời cao đất dày, cả hai xuất chiêu đến đâu đánh cho đám lính ngã đổ rạp như gắt lúa đến đấy. Đám công tử ngồi ngây người từ trước đến nay chưa bao giờ thấy đám bảo tiêu dám đánh lại quan quân, việc này có thể bị khép vào tội tạo phản mất đầu như chơi, mấy người yếu bóng vía vội chuồn cửa sau sợ vạ lây. Cô Đào Trịnh Nghi càng tin tưởng vào trực giác của mình, chứng tỏ công tử trước mặt con quan rất lớn trong triều hoặc rất có thế lực mới không coi đám lính này vào đâu.

Nàng ấy bước từng bước tới chỗ của tôi đang đứng nói giọng nhỏ nhẹ: “Xin lỗi công tử vì tôi mà làm liên lụy đến công tử rồi”.

Tôi nhìn Trịnh Nghi đang cúi người ôn tồn đáp lời: “cô nương đứng dạy đi và đừng lo cho ta. Tại vì ta thấy chuyện bất bình nên ra tay xử lý thôi”.

Càng lúc càng bất ổn, thời gian trôi qua đến lúc này để bảo vệ an toàn cho tôi trưởng Cẩm y vệ Cảnh đã bắn ám hiệu bằng súng lên bầu trời. Tiếng nổ làm mọi người hốt hoảng lên, mọi người ngơ ngác nhưng không ai biết quân cẩm y vệ khi thấy ám hiểu được bắn xong bí mật tiến tới bao vây quanh trang viên. Một lát sau có tiếng vó ngựa và tiếng bước chân dồn dập. Viên quan bảo vệ trị an Thành Hà Nội và mấy trăm lính kéo vào trang viên.

Viên quan đó xuống ngựa đi vào trong lên tiếng: “kẻ nào dám đánh quan quân triều đình và xử dụng súng hả?”.

Tôi đang ngồi tươi cười đáp lời tên quan vừa mới vào: “Ta có thấy quan quân nào đâu. Ta chỉ có mấy tên hổn tạp chạy tới đây cướp phá nên ta cho người đuổi đi rồi”.

Viên quan nghe tôi nói rất chói tai và nhìn thấy bình lính bị gục ngã xung quanh. Hắn giận tím mặt, máu dồn lên não quát thẳng vào mặt tôi: “Quân đâu bắt mấy người này lại cho ta mang về đại lao để mai quan lớn xét xử”.

Đội trưởng Cảnh không muốn mọi chuyện rắc rối hơn nên lên trước vài bước rồi giơ lên một vật rồi lên tiếng: “Mở mắt của ngươi ra mà nhìn rõ xem đây là vật gì?”.

Viên quan nhìn kỹ thấy một lệnh bài khắc hình con rồng và chữ Cẩm vội vàng ra hiệu cho toàn quân dừng lại. Hắn biết đây là lệnh bài dành cho thủ lĩnh cẩm y vệ, những người này có quyền bắt giam từ quan tam phẩm trở xuống không cần phải xin lệnh trên. Còn các quan lớn cũng phải e ngại nhưng đã có thế lực chống lưng. Nhưng người này lại đánh cháu của viên quan Tổnh trấn thành Hà Nội cũng đã vào hàm quan nhị phẩm nên hắn cũng do dự không biết về bẩm báo thế nào.

Tôi nhìn nét mặt của hắn thì đủ hiểu hắn đã biết cái đó là gì rồi nên tôi nói một câu cho hắn hiểu: “ngươi về phủ bảo quan tổng trấn của ngươi sáng mai đến nhà trọ gặp ta”.

Tiệc tan mọi người ra về, quan cùng tất cả binh lính đều rời đi sợ ở lại sẽ bị liên lụy. Tôi quay sang nói với Nguyễn Du: “Huynh về trước đi, ta còn vài việc cần giải quyết. Hôm sau chúng ta nói chuyện tiếp”.

“Ừm có gì hôm sau tại hạ hặ và nói chuyện”.

Thịnh và Nguyễn Du mới gặp lần đầu nhưng đã quen với nhau và nói chuyện rất ăn ý, topic cũng rời đi ngay sau đó. Trên đường về Cảnh nói: “chúng ta giải quyết chuyện này thế nào ạ?”.

Tôi thừa biết mấy công tử này có người thân làm quan từ tam phẩm trở lên. Tôi Trần ngâm một lúc rồi hỏi: “những vụ việc này Cẩm y vệ không giải quyết được thì phải báo cho trẫm chứ”.

Cảnh cúi đầu nhận lỗi: “thần đáng trách, đứng đầu Cẩm y vệ nhưng không nắm được tin tức”.

“Trẫm không trách ngươi, trẫm không biết bọn có chức có quyền do được ai chống lưng mà có thể qua mặt trẫm”.

“Thần sẽ tìm hiểu thông tin trong tối nay ăn”.

“Nhớ kỹ tìm hiểu rõ thông tin không được bỏ sót một thông tin nào?”.

“Thần hiểu rồi ăn” rồi rời đi trước.

Tôi cùng một tên hộ vệ đi tới nơi nghĩ ngơi. Trời chiều tà cùng nét đẹp thơ mộng lãng mạn của những đóa sen bồng bềnh trên hồ và những sắc đỏ thắm của hàng cây phượng nép mình rủ bóng bên bờ hồ Tây. Tôi đi dạo một lúc rồi về và khi giải quyết xong vấn đề tôi cũng muốn tới những làng như làng hoa Nhật Tân, làng hoa Quảng Bá, làng quất Nghi Tàm, làng nghề giấy dó Yên Thái,… để xem người dân sinh sống như nào và các ngôi chùa như chùa Vạn Niên, chùa Kim liên, Chùa Trấn Quốc,…