Bố Tôi Mất Trí Rồi

Chương 2



3.

Bác cả là con trai của đồng đội với ông ngoại tôi, bố mẹ của bác đều đã qua đ,ời nên nhờ ông ngoại nuôi nấng bác ấy.

Mọi người nói lúc đầu bác ấy hơi nhút nhát, nhưng mẹ tôi đã chủ động thách bác ấy đấu vật, sau hai lần thất bại, bác ấy đã dần hoà nhập hơn với gia đình tôi.

Mẹ tôi vốn rất nghịch ngợm, yêu sớm thì chia tay, trốn học, bỏ nhà đi thì trở về nhếch nhác.

Ông ngoại nói rằng đưa bác cả về nhà là quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời ông.

Nếu để ông trị cái tính khí đó của mẹ tôi, chắc ông phải đặt ống đỡ động mạch sớm hơn.

Sau này không biết chuyện gì xảy ra, bác cả đột nhiên ra nước ngoài du học, mãi đến khi mẹ tôi kết hôn mới về, trước khi tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình, bác ấy đã dạy bố tôi cách kinh doanh.

Tôi cúp máy và thông báo với mẹ những điều bác cả nói, mẹ tôi có chút không vui, chẳng hề muốn rời khỏi căn nhà này của ông ngoại.

Nhưng bà ấy sợ bác cả nên chỉ biết bĩu môi thu dọn đồ đạc và đợi thư ký của bác ấy qua đón.

Bố tôi nhìn mẹ tôi thu dọn đồ đạc và chế nhạo: “Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt.”

Từ Tinh Tinh kéo Từ Mạt Nhi lên lầu: "Mẹ ơi, phòng ngủ của con ở đâu? Ai ya, phòng rộng quá, mấy tấm ga trải giường này thật thoải mái!"

Tôi nheo mắt: "Mẹ, khi về chúng ta phải thay mới toàn bộ ga giường."

Mẹ tôi gật đầu.

Bố tôi lại cười khẩy: "Con còn muốn quay lại à? Lúc đó con chia rẽ chúng ta, nhưng bây giờ ta sẽ không để con làm tổn thương Mạt Nhi của ta!"

Mạt Nhi của bố?

Ôi ông bố già của tôi, chậc chậc.

Mẹ tôi giận dữ liếc nhìn ông: "Ông điên hay sao? Lại đi chế nhạo con gái?"

Bố tôi nhìn thấy sắc mặt mẹ tối sầm, liền nhìn quả sầu riêng dưới chân mẹ, mặt cứng lại, không nói nên lời.

Một lúc sau, thư ký của bác cả đến.

Đó là một người đàn ông trung niên, chú Nguỵ, đã làm việc lâu năm cho bác cả, bác ấy vô cùng tin tưởng.

Sau khi bước vào, câu đầu tiên chú ấy hỏi là mặt tôi có đau không, tôi nói không, chú Ngụy nhẹ nhàng nhìn bố tôi và nói: "Ông Lý, nếu tôi là ông thì tôi sẽ xin lỗi ngay bây giờ."

Bố tôi hừ lạnh: "Đừng dọa tôi nữa, ông coi tôi là người hầu à?"

Tôi rất muốn nhắc ông ấy rằng bác cả đang phân tán cổ phần công ty của ông như nữ thần rải hoa, ngay cả chú Ngụy cũng có phần.

Nhưng bố tôi không cho tôi cơ hội, cứ giục tôi rời đi.

Khi tôi ra ngoài, chú Nguỵ nói ngay: "Đừng tức giận, ngày mai bác con sẽ về.”

Sau đó, chú Nguỵ chỉ vào bố tôi đang nghe điện thoại: “Bác con nói, để ông ta đắc ý trước, khi ông ta đắc ý nhất thì t.át cho ông ta tỉnh, đó sẽ là đòn đ.au nhất”

Tôi che mặt cười: “Đau hơn ông ấy tát cháu.”

Chú Nguỵ nhìn tôi lớn lên bao năm nay, buồn bã gật đầu: "Sẽ trả lại gấp đôi!”

4.

Tôi và mẹ về nhà ông ngoại nghỉ một đêm.

Trên chiếc giường được chế tạo đặc biệt trong biệt thự của ông ngoại, ông bắt chéo chân, nghe mẹ tôi kể mọi chuyện rồi đứng dậy, đi vào phòng đồ đạc tìm một cái xẻng: “Con gái, bố có việc cần đi ra ngoài.”

Tôi và mẹ tôi mất cảnh giác, trơ mắt nhìn ông ngoại lao ra ngoài, không biết ông đang làm gì.

Ba tiếng sau, ông ngoại quay lại, thở dài nhẹ nhõm: "Ta về rồi."

Mẹ tôi hỏi ông: "Bố đi đâu thế?"

Ông ngoại tôi bắt chéo chân trên ghế, đáp: "Ta đã đào mộ tổ tiên của nhà họ Lý!"

Mẹ tôi:!!!

Tôi:!!!

Quả nhiên là người sinh ra mẹ tôi!

Bác cả mấy năm nay vất vả rồi!

Mẹ tôi sửng sốt hồi lâu: "Bố chỉ đang cố tự lừa mình thôi, đừng phạm sai lầm vì con!"

Ông ngoại suy nghĩ một hồi, gọi điện cho ông nội thay vì gọi cho bố tôi: " Lão Lý, mộ tổ tiên của ông ở đâu?”

Ông nội tôi nói vài câu, ông ngoại tôi đáp: “Ồ, đúng rồi.”

Ông nội tôi im lặng hồi lâu.

Một lúc sau, tôi nghe thấy tiếng gầm rú cao vút từ phía ông nội.

Mẹ tôi bịt tai tôi tận ba phút.

Đầu óc tôi choáng váng.

Ông ngoại chẳng hề tức giận: "Lão Lý, bây giờ ông đang ở đâu? Đợi con trai tôi về chắc chắn sẽ l.ột da thằng con ông.”

Hôm sau, bác cả trở về.

Bác ấy cao, vai rộng, tập thể dục quanh năm, mặc áo khoác len cashmere màu xám, trông rất mệt mỏi, nhưng bác ấy vẫn rất đẹp trai, khiến tôi sáng cả mắt.

Tôi đã tự hỏi không biết bao nhiêu lần, sao mẹ tôi ngày xưa có thể đấu vật với bác ấy chứ?

Nhìn thấy anh chàng đẹp trai hồi đó, làm sao bà có thể nghĩ tới chuyện vật lộn?

Ngay khi bác cả cởi áo khoác ra, bác xoa đầu tôi và đưa cho tôi một phong bì đỏ: "Cái này để đuổi vận đen đi.”

Sau đó bác nói với mẹ tôi: "Đừng lo lắng, anh đây.”

Bác cả tự nấu ăn và chuẩn bị một bàn đầy đồ ngon cho cả nhà.

Trong lúc ăn, ông ngoại hỏi chú: "Con định làm gì thế?"

Bác cả cầm đũa gắp cho tôi mấy con tôm om dầu rồi bóc cua cho mẹ: “Đưa bọn họ xuống mương trước đã”.

Bác ấy đưa thịt cua cho mẹ và nói: “Vậy con phải lấp sẵn đất vào mương.”