[Oneshot Series] Ngư Thúc Quái Đàm

Chương 59: Dạ Xoa



Kể một vài chuyện liên quan đến "chó" nhé!

Lúc trước tôi đã từng viết một câu chuyện nói về “Dạ Xoa”, đó là câu chuyện mà tôi đã được nghe kể tại Cáp Nhĩ Tân.

Lúc đấy đã vào đông rồi, mà tôi thì sống tại khách sạn Harbin Modern ở khu đường lớn trung tâm.

Có thể sẽ có rất nhiều người không biết đến khách sạn này, nhưng mà bánh kem do nhà hàng phương Tây ở đó làm ra, thì chắc sẽ có rất nhiều người biết đến, chính là kem que Modern nổi tiếng đến tận bây giờ.

Đúng vậy, loại kem đó là được làm từ khách sạn này, cái mà mọi người biết đến, thật ra chỉ là bản cải tiến thôi, chứ chính thống nhất thì vẫn phải đi đến tận nơi ăn, ngay trước cửa là có liền, chỉ ba đồng tậu ngay một que.

Cái có lợi nhất khi ở trong khách sạn này, chính là ăn kem que không cần phải xếp hàng.

Đông Bắc lạnh cực a!!!

Mọi người không thể đoán được là nó lạnh đến mức độ nào đâu.

Nếu như mà có người đã say xỉn, nằm sõng soài trên đường, chỉ cần nửa tiếng thôi, thì không còn cứu được nữa, bởi vì người đó chắc chắn đã bị cái lạnh của Đông Bắc làm cho chết cóng rồi.

Cho nên khi sống ở đây á, mùa đông là phải đi những hàng quán thật náo nhiệt, chính là những nơi mà dòng người đông đúc, ồn ào la hét, hơi nóng ngập đầu, ăn những món ăn nóng hổi cay xè, uống những ly rượu trắng nồng xộc lên tận mũi, cá kho trong nồi sắt, ngỗng to hầm nồi sắt, bùng bùng cháy cháy, hương thơm cay tê nồng, có thể mới chịu nổi ngày đông giá rét như vậy.

Mà câu chuyện này, tôi chính là được nghe kể ngay tại đó.

Lúc đấy đã hết bàn rồi, thế nên tôi đã ghép bàn với một ông cụ kia.

Khuôn mặt của ông cụ đó như một búp bê vậy, nhìn trông vui lắm, ông chỉ gọi một đĩa bánh bao và mỗi bình rượu, ngồi nhâm nhi một mình, trông thật ngon miệng.

Tôi thấy ông cũng thú vị, nên đã gọi cho đầy bàn thức ăn, mời ông uống rượu, để ông ta kể chuyện cho tôi nghe là được.

Ông liền kể tôi nghe về câu chuyện lúc ông đi săn lúc còn trẻ.

Ông bảo tôi là, ông hiện giờ xui xẻo lắm, trời đông giá rét như thế mà vẫn phải kéo xe đi làm, nhưng mà ông lại có những ngày tháng tốt đẹp vào thời ông còn trẻ, là một thanh niên cứng đấy.

Nhà ông ở ngay biên giới giữa Trung-Nga, một khu rừng nguyên sinh thực thụ, trên núi cái gì cũng có, những con gà lôi nhảy ra từ bụi rậm chạy loạn xạ, dòng suối trong suốt đều là cá, nhiều nhất là cá chép không vảy, cá tầm trắng, cá chó phương Bắc, cá mồi.

Nhưng mà loại cá ngon nhất vẫn là cá ngát, cá ngát hoang dã, nấu với cà chua, ôi mùi vị đó, đủ để làm bạn khóc luôn á trời!

Người Đông Bắc họ thường có câu: “Cá ngát kho với cà, no chết một lão già”, đây là món chiêu đãi các cụ của những tân cô gia, nếu mà mỗi ngày đều có cá ngát và rượu, vậy thì có cho cái chức huyện trưởng cũng chả ai thèm nữa là!

Ông còn nói là, đôi lúc ngẫu nhiên ấy, cũng cầm một cây súng săn để bắt vài con gà lôi hoặc thỏ rừng.

Mà đi săn trên một dãy núi lớn thì cũng có rất nhiều quy tắc lâu đời, chứ không phải chỉ là không được ngồi trên gốc cây, không được đánh cùng giết tận, thú săn trên mộ không được bắt là rồi đâu.

Thử nghĩ xem, ngọn núi to lớn này đã mấy trăm, mấy nghìn tuổi rồi, chuyện tà môn gì mà không có chứ?

Nhưng mà nói đến ba cái chuyện tà môn ấy, nếu như bạn gặp phải nó, không đánh động gì đến nó thì thôi, mà nếu bạn đánh nó, mà đánh không chết, thì nó sẽ hại ngược lại bạn đấy.

Cho nên các lão thợ săn cũng không còn cách nào, chỉ có thể nói là gặp đâu thì tránh đó thôi, đừng nên va chạm đến những điều cấm kỵ đang tồn tại đâu đây.

Người xưa hay nói: “Hồ ly đánh lén sói đánh xiên, đánh gấu chó phía dưới nguyệt nha”

Đấy là có nghĩa của nó hết đó.

Loài sói á, là đầu đồng chân sắt eo tàu hủ, đừng thấy đầu nó cứng thế, chỉ cần bạn nhặt cây củi chẻ đôi, bửa một phát vào eo nó thôi, thì con sói đó xem như phế rồi.

Gấu chó đen da dày thịt thô, rất khó đánh chết, nếu như dùng súng bắn một phát mà không chết thì nó sẽ liều mạng phản kháng, bàn tay dày cộm của nó chỉ cần vỗ vào người thôi thì cũng đủ tan xương nát thịt rồi.

Nhưng mà nó vẫn có tử huyệt nhé, dưới ngực của nó có một chỏm lông hình nguyệt, tim của nó nằm ngay đấy, canh chuẩn xác bắn một phát là chết ngay.

Tà môn nhất chính là hồ ly.

Hồ ly phải đánh lén, chính là dùng súng bắn từ phía sau, không thể tấn công trực diện.

Các bô lão thường nói, nếu như bạn tấn công trực diện, đánh không trúng thì thôi, nếu như trúng nó rồi, trước khi chết nó sẽ nhìn bạn cười mỉm (thực ra tôi cũng rất tò mò không biết hồ ly thật sự có biết cười hay không, nhưng lại không dám hỏi), nụ cười của hồ ly là đáng sợ nhất, nếu như gặp phải rồi, người đó căn bản là khỏi có đường xuống núi nữa.

Còn có hoàng bì tử, nhìn nó thì chả có mấy cân thịt, còn rất tà ác, ai nấy đều không dám động đến nó.

Trong khu rừng già thì những thứ bên trong nó chắc chắn là sống đến quá tuổi rồi, có nhiều chuyện không cần phải nghĩ, cũng không được nghĩ nhiều, vì nghĩ đến thôi là đã phát sợ rồi.

Tiếp theo đó, câu chuyện kì quái của ông ta kể tôi nghe là chính ông ta đích thân trải nghiệm ở bên trong khu rừng già đó, nó có liên quan đến một con "chó".

Ông kể rằng, chuyện cũng đã hơn vài chục năm rồi, lúc đấy, ông chỉ vừa độ mười mấy tuổi thôi, mỗi ngày ông đều đi đến sườn núi để chăn dê.

Có hôm, đang thảnh thơi chăn dê, ông liền phát hiện mất đi một con, bèn khắp nơi tìm kiếm, thì phát hiện có một con sói nhỏ đang cố sức bấu lấy con dê lôi vào khu rừng già.

Nhìn cử chỉ của nó, con sói đang đuổi theo con dê, là đang cưỡi trên mình của con dê đó, dùng móng vuốt che đôi mắt của con dê, kéo theo con dê.

Con sói đó không quá lớn, nhưng cũng không quá nhỏ, nhìn khô khốc lắm, nên con dê vẫn có thể cử động được.

Nó che đi mắt của con dê, vậy thì con dê sẽ không nhìn thấy gì cả, thế là đành phải nghe theo chỉ huy của nó mà chạy thôi. Nó dùng đuôi để vỗ vào mông của con dê, con dê liền tiến về phía trước, còn khi vỗ vào cổ thì nó sẽ rẽ vào đường khác.

Lúc đó ông thấy rất lạ, trước giờ sói ăn dê thì đã gặp qua rồi, nhưng nó kéo theo con dê đi để làm gì?

Cho nên ông đã lén theo sau để xem con sói đó rốt cuộc là muốn làm gì.

Ông phát hiện, con sói đó bấu chặt lấy con dê đi về phía khu rừng già, sau đó lại đi đến một hang động ở sườn núi, đem con dê tông vào hang, bản thân nó lại vội vàng bỏ chạy đi chỗ khác.

Tuy thân hình ông nhỏ con, nhưng mà gan thì không hề nhỏ nhé, lưng vác theo súng săn, lại đem theo một con chó săn, thế thì còn gì phải sợ?

Vừa muốn đi vào động, ai ngờ rằng con chó săn lại sống chết gặm lấy ống quần của ông, ra sức lùi lại, không để ông ta đi vào hang.

Ông nóng máu lên, liền lấy chân đạp mấy phát để xua con chó đi, tự mình bước chân đến cửa hang để tiến vào.

Lúc này, con chó săn đột nhiên phát ra âm thanh như con người, tiếp theo đó là chạy loạn qua đây, một phát lao đến đẩy ông ra, rồi tự mình xông vào động sủa inh ỏi, âm thanh run rẩy đó như là đang sợ đến cực điểm, nhưng vẫn phải cố sủa.

Ông bắt đầu căng thẳng, liền rút súng ra nổ một phát, ông cảm thấy trong động dường như có một con báo hoa hoặc là một con hổ?

Loài chó á, không sợ sói, chỉ sợ báo, vừa ngửi được mùi nước tiểu của con báo thôi, liền lập tức xìu ngay.

Con chó săn sợ ông sẽ bị con báo đó làm cho bị thương, cho nên bản thân nó tự xông lên muốn đỡ thay cho ông.

Ông có chút kích động, lúc đó định vắt súng ra sau, nhảy một phát xuống dưới, nhưng không ngờ con chó vẫn cứ liều mạng xông tới đẩy ông đi chỗ khác.

Ông cảm thấy có gì đó sai sai, liền huýt sáo để con chó đi về cùng mình, thì phát hiện nguyên người của nó bị dọa đến xải lai luôn rồi, tứ chi không ngừng run rẩy, vẻ mặt đáng thương nhìn chằm chằm về phía ông, tựa hồ như không dám phát ra một chút tiếng động nào.

Tuy rằng đứng cũng đứng không vững, nhưng mà nó vẫn đứng khư khư trước mặt của ông, bảo vệ ông.

Ông càng lúc càng gấp rồi, nghĩ mãi cũng không biết trong động rốt cuộc là con quái quỷ gì, làm sao làm thì nhất định phải đem con chó này về chung mới được.

Ông ta một tay dắt theo sợ xích chó, dùng lực kéo nó về phía ông, vào lúc này trong động đột nhiên phát ra tiếng rống, làm cho cả hang động đều vang lên tiếng ong ong chói tai, gạch vụn rơi loạn xạ.

Con chó đó quay qua nhìn ông lần cuối, rồi đột nhiên chạy về phía ông đẩy ông ra, khiến ông một phát lui ra ngoài hang động, tự mình lại ẳng ẳng sủa inh ỏi, sau đó xoay người chạy vào động…

Ông cũng cảm thấy có gì đó không ổn, liền vội vàng chạy về, réo theo một đống người chạy qua đấy, thì phát hiện trong hang động rải rác khắp nơi đều là xương bò heo dê, còn có vòng tay bằng bạc của con nít nữa…

Nói tới đây, ông cúi đầu rít sâu một hơi thuốc.

Tôi liền vội vàng hỏi: “Hang động đó là sao thế? Thứ bên trong đã được giết chết chưa?”

Ông ta lắc đầu đáp: “Không biết… Bọn họ đến bên hang động đó ở lại năm đêm, cũng không thấy có một con vật sống nào, cuối cùng đành lủi thủi quay về…”

Nhưng mà các vị tiền bối nói, trong hang động đó nhất định phải có gì đó còn ghê gớm hơn các loài động vật, ngay cả sói cũng phải tặng lễ vật cho nó kia mà…

Sau lưng tôi rợn hết cả tóc gáy, nhưng cũng có chút cảm động, nói: “Con chó đó… Nó là chết thay ông ư?”

Ông ta mơ hồ vô thức gật đầu một cái.

Tôi liền cảm khái: “Một chú chó tốt biết bao!”

Ông ta buồn bã đốt điếu thuốc, đột nhiên nói một câu không đầu không đuôi: “Chó và chó thì như nhau cả, nhưng người với người thì chả lường được nhỉ!?”

Câu chuyện thứ hai, xảy ra tại huyện Bái ở Từ Châu.

Huyện Bái Giang Tô, là cố hương của hoàng đế khai quốc thời nhà Hán – Lưu Bang, cho nên đối với vùng đất đó của Lưu Bang thì có rất nhiều cách nói.

Người địa phương luôn thao thao bất tuyệt chính là về món ăn nổi tiếng tại đó, gọi là “thịt chó nấu với canh ba ba”, họ bảo rằng món này được sáng tạo bởi Lưu Bang và Phàn Khoái tướng quân, những người đã ăn chân giò sống trong Hồng Môn yến.

Chuyện kể rằng Lưu Bang thời đấy vẫn còn là một thằng nhóc lưu manh, ngày nào cũng đến chỗ của Phàn Khoái để ăn chực, mà Phàn Khoái chính là một người bán thịt chó.

Tuy nhiên Phàn Khoái cũng không phải loại người phóng khoáng gì, sợ hắn ăn mãi không trả tiền, cho nên mỗi sớm ông đều vội vàng đón đò qua sông (đò chỉ có sáng sớm mới có thôi), đi qua đối diện sông để bày sạp, muốn tránh mặt Lưu Bang.

Lưu Bang ở bên này không qua đó được, vừa đói vừa tức, gấp đến dậm chân, lúc này dưới sông ngoi lên một con cự giải, chủ động muốn đưa ông ta sang sông.

Lưu Bang rất cảm kích con cự giải này, sau đó ông ta gọi Phàn Khoái đến để giết chết nó.

(Ủa đậu mòe tau đang đọc cái gì đây??? Cảm kích??? Giết chết???)

Ông ta đưa ra một chủ ý cho Phàn Khoái, lấy thịt của con cự giải này đem trộn với thịt chó, như vậy không phải là có thêm được mớ tiền sao!?

Hai người họ một phát liền hợp, cùng nhau thống nhất ngay, không ngờ rằng món ăn đó lại được lưu truyền rồi trở thành món ăn nổi tiếng cho đến bây giờ.

Mỗi lần đi đến Huyện Bái, bạn bè địa phương ai nấy đều giới thiệu món ăn này trước, sau đó mới kể cho tôi nghe sự tích anh dũng của Lưu Bang.

Thật lòng mà nói, tôi cảm thấy chuyện này có gì vẻ vang đâu, đây là muốn nói đến tình bạn bền chặt, hay là muốn nói đến sự vong ân phụ nghĩa của Lưu Bang, hay là muốn nói ngay từ đầu Phàn Khoái đã là một tên gian thương tâm địa đen tối?

Vậy mà còn lưu truyền đến tận bây giờ, rồi cảm thấy vui sướng vì điều đó, chỉ e là đầu óc có chút vấn đề rồi!

Dân địa phương còn có một câu, gọi là: “Thịt chó Từ Châu tại huyện Bái, thịt chó huyện Bái tại Vương Than".

Lúc tôi còn nhỏ, ở Vương Than có một ông què bán thịt chó, cũng họ Vương.

(Vương Than: một thị trấn thuộc tỉnh Đông Bắc, Hà Bắc)

Vương què là một người mần thịt chó có tiếng tại đấy, đầu ngõ có hơn mười căn bán thịt chó, đều cần ông đến bán trước, đợi ông bán xong rồi, những người khác mới dám bắt đầu khai trương.

Sát khí trên người của anh ta thật sự rất nặng, có người đã nhờ anh từ Thanh Hải bắt một con chó Ngao Tây Tạng về, con Ngao này rất dũng mãnh, đến xích sắt mà nó vẫn ngoạn vào cắn răng rắc, không chịu thuần phục ai, ngay sau khi gặp phải Vương què, hai chân nó mềm nhũn, lập tức nằm bệt xuống.

||||| Truyện đề cử: Rể Ngoan Xuống Núi Tu Thành Chính Quả (Rể Ngoan Giá Đáo) |||||

Vương què không đến năm mươi tuổi thì đã gặp phải bạo bệnh qua đời mất rồi.

Bản địa có một quy định, sau khi người nào đó chết, cái xác phải đựng trong một cái hộp thiếc, ở phía đuôi hộp có gắn hai cái bánh xe.

Xác chết là không được leo lên xe, xui lắm, phải đựng nó trong cái hộp thiếc, cái hộp thiếc này có cái tên rất đặt biệt, tên là “hoạt” (còn có nghĩa là sống, từng có phần đã nói về cái hộp và tên này).

Tôi lúc trước có nghe lão Mãn nói qua câu chuyện này, cái đồ đựng xác chết đó gọi là ”hoạt”, đó là đang làm bộ, để người chết nghĩ mình còn sống, như thế thì sẽ không đột nhiên sống dậy trờ thành cương thi, đợi tới khi đến lò hoả thiêu, đưa vào lò thiêu một đống như thế, mặc kệ nó có trở thành cương thi hay không chứ, cứ như vậy bị lò thiêu giày vò đi.

Cho nên người ở lò hoả thiêu từng nói, khi mà họ dọn dẹp lò thiêu, họ không dám nhìn xung quanh, bên trong lò thiêu đều là từng vết cào cấu, nhìn ghê rợn thật sự.

Chính là sau khi Vương què mất, xác được để trong "hoạt", được kéo đến lò thiêu ở trên huyện rồi hỏa táng.

Kết quả là khi xe đến lò thiêu rồi, mới phát hiện ra cái thùng đựng xác của Vương phi đã bị mở ra, cái xác bên trong đâu mất rồi?

Ai nấy đều toát cả mồ hôi hột, mất tiền mất điện thoại thì còn nghe nói qua, chứ ai nghe nói mất xác bao giờ chứ!!!

Mọi người vội vàng quay lại để tìm kiếm, mới phát hiện bên đường có nguyên đàn chó đang cấu xé một vật gì đó.

Không ai để ý liền tiếp tục tìm kiếm.

Lại đi thêm một lúc nữa, cảm thấy có gì đó không đúng, sao mà đàn chó cứ chạy về hướng lúc nãy chứ, như đang xung phong ra trận vậy.

Ai cũng hoang mang liền vội vã quay lại để xem, phát hiện ra thứ mà đàn chó đang gặm, đó chính là Vương què đây mà, có vài người lấy gậy sắt xua đi cũng chẳng có tác dụng gì, cuối cùng chỗ đó chỉ còn lại một đống bấy nhầy.

Câu chuyện này thì rất ly kỳ, nhưng nó thật sự đã từng xảy ra.

Bởi vì đó là một người họ hàng của tôi đích thân nhìn thấy, năm đó anh ta là phó thôn trưởng tại thôn Thôi Sài của chính phủ (Vương Than là thuộc dưới trướng của thôn Thôi Sài), chuyện năm đó đã gây náo loạn rất lớn, anh ta chính là người thu dọn hiện trường.

Sau khi xử lý xong chuyện đó, anh ta cũng từ chức, sau đó dọn đến Thâm Quyến, ấy thế mà lại trở thành một phú hộ.

Anh ta bảo là, tay chân của Vương què không được sạch sẽ, suốt ngày đi khắp nơi bắt chó, giết chó, sợ chính phủ bắt hắn để trừng trị, cho nên anh ta đi giao thịt cho hắn suốt thôi.

Vào thời đó, thế lực trong gia tộc vẫn còn lớn mạnh, nguyên cái thôn của họ, hơn một nửa đều là họ hàng, căn bản không xử lý được gì, cho nên chính phủ cũng đành mắt nhắm mắt mở như không thấy.

Anh ta nói là, thịt chó của Vương què thật sự thơm nức cả mũi, thịt chó béo nhưng không ngấy, mỡ chó thấm đều vào trong từng thớ thịt, kèm thêm được bỏ lửa hầm nhừ, thật sự là ngửi được thịt chó thơm, phật cũng muốn leo tường.

Anh lại nói rằng, vả lại thịt chó ở bản địa đều là được hầm cho nhừ, không cần dùng dao để cắt, đều là dùng tay xé ra mà ăn, cũng không cần dùng giấy để gói, chỉ cần dùng lá sen bên đầm gói lại là được, thịt chó béo ngậy toả ra mùi hương thoang thoảng của lá sen, dùng với bánh nướng mới ra lò cuộn vào ăn cùng, ôi mẹ ơi, thật sự là ngon ngất ngây!!!

Nhưng anh lại cảm khái: “Chỉ tiếc là, con mẹ nó tôi vẫn chưa từng được ăn qua một lần!”

Tôi kinh ngạc hỏi: “Sao vậy?”

Anh rít điếu thuốc trong miệng rồi nói: “Lão gia đây á, cũng không phải loại người đàng hoàng gì, từng hối lộ, từng chơi gái, cũng từng làm cho cấp trên gặp nhiều chuyện phiền phức, cũng từng nói dóc trái lương tâm, nhưng mà, nói sao thì tôi cũng là con người mà.”

“Tôi ấy, từ nhỏ đã là người nuôi chó, cho chó ăn, đã vậy mà còn ăn thịt nó thì có còn là con người không?”

Khẩu khí của anh thật sự rất hào hùng.

Cuối cùng thì tôi cũng đã hiểu, năm xưa hắn thanh niên tài tuấn, tại sao lại phải từ bỏ chức phó thôn trưởng mà dọn đi nơi khác rồi.

Câu chuyện cuối cùng, được xảy ra tại Lâm An thời kỳ Nam Tống.

Trong thành Lâm An, có một đồ phu giết chó, tên là Đổng Bình.

Có lần hắn thu mua được hai con chó, một lớn và một nhỏ.

Hắn để dao trên bàn thớt, rồi quay vào trong nhà lấy đồ, khi trở ra muốn làm thịt con chó lớn, thì phát hiện tìm không thấy cây dao nữa.

Hắn tìm rồi lại tìm, tìm cách mấy cũng không thấy đâu cả, một lúc sau mới phát hiện có chút kỳ quặc, con chó nhỏ đó vốn dĩ là hay dựa sát vào con chó lớn, nhưng lúc này nó lại nằm bẹp bên góc tường, không nhúc nhích gì.

Đồ phu kéo con chó nhỏ ra, quả nhiên cây dao được dấu ở phía dưới thân nó.

Hắn một phát đá con chó nhỏ ra, cướp lấy cây dao muốn làm thịt chó lớn.

Quả nhiên con chó nhỏ nhanh chóng vực dậy, nằm bẹp lên cổ của chó lớn, nước mắt rưng rưng rơi xuống.

Đổng Bình nhìn thấy liền thở dài, nhìn người nhà nói: “Thôi bỏ đi, bỏ đi, đem nồi thịt chó cuối cùng bán luôn đi, từ ngày mai đổi thành buôn bán nhỏ lẻ, rồi về sau, cái thau máu dùng để kiếm tiền này, tôi không làm nữa.”

Câu chuyện này đến từ, phía sau nó còn câu chuyện ấm áp hơn như vậy.

Đổng Bình lựa mẻ thịt chó cuối cùng đem đi bán, thì gặp phải Tế Công, ông nhìn thấy được hắn sắp phải sa vào chỗ chết (vách tường phía sau hắn sắp sập rồi), nên đã cứu được mạng của hắn, từ đó anh ta không còn mổ chó nữa, đổi thành sạp trái cây tươi để kiếm sống.

Nói một chút về Tế Công.

Nói tới Tế Công thì chắc hẳn ai cũng biết rồi, khùng khùng điên điên, uống rượu ăn thịt, ở đây đặc biệt nhấn mạnh một câu, ông ta ăn là thịt chó đấy.

Châm ngôn của ông là: “Rượu thịt xuyên qua ruột, Phật tổ giữ trong tâm.” (Cũng gần với nghĩa tu tâm không tu miệng nhé!)

Đây cũng là lý do có nhiều người ăn thịt chó là thế, Phật sống còn ăn được thì tôi sợ cái gì cơ?

Còn có nhiều người suy diễn theo nghĩa khác: Phật pháp nói “Khổ hải vô biên, quay đầu là bờ”, cho nên cứ thế mà làm chuyện xấu thả ga, cảm thấy chẳng có gì to tát cả, dù sao thì chỉ cần tôi “quay đầu”, thì đó đã là “bờ” rồi còn gì.

Cho nên có rất nhiều người xấu đều tin vào Phật, đây cũng là lý do tôi không tin vào Phật giáo, cảm thấy quá giả tạo đi.

Sau này có một năm, tôi đến Chung Nam Sơn gặp phải một cư sĩ già, vị cư sĩ đó tinh thông Phật pháp, cho nên chúng tôi đã cùng nhau trò chuyện, ông ta giải thích cho tôi hiểu được nhiều hơn.

Ông nói là, cái câu “Khổ hải vô biên, quay đầu là bờ” này, đúng thực chất là gạt người, “khổ hải” nếu đã vô biên, thì dù cho có bờ ngươi cũng chẳng có cách nào bơi qua đó được!

Nếu thế thì Phật pháp nói câu đó có nghĩa là gì?

Đó chỉ là muốn khuyên người xấu biết quay đầu đúng lúc, cho họ giữ lại một ý niệm, để họ nhận ra rằng tội nghiệp của mình vẫn còn có cơ hội bù đắp, không nhất thiết phải đâm đầu vào ngõ cụt, ít làm việc sát sanh, thì đường luân hồi cũng sẽ chịu khổ ít hơn".

Cho nên có rất nhiều chuyện, vẫn là phải có danh sư chỉ điểm, mới có thể lĩnh ngộ được, cũng giống như câu nói của Tế Công, còn có rất nhiều người vẫn chưa biết được câu sau đó là gì.

“Rượu thịt xuyên qua ruột, Phật tổ giữ trong tâm.”

“Thế nhân nếu học ta, như cùng giảng ma đạo.”

Tế công là vị Phật sống của thời Nam Tống, cho đến hiện giờ thì cũng đã gần được một nghìn năm tuổi rồi.

Sau một nghìn năm, thành Lâm An được đổi tên thành Hàng Châu.