[Oneshot Series] Ngư Thúc Quái Đàm

Chương 67: Tạ Tần Hán Đường II



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Hôm nay là ngày kỷ niệm đại đồ sát ở Nam Kinh, cũng là ngày Quốc nạn*, thế thì mình nói một chút về ngày này nhé.

(Ngày Quốc nạn: hiện tại ở Trung Quốc chưa chỉ định ngày Quốc nạn là ngày bao nhiêu, nhưng nó nói đến những năm đất nước gặp phải tai ương khủng khiếp, được chung quy thành một ngày.)

Tại Miếu Phu Tử ở Nam Kinh, trong con hẻm Ô Y của khu Tần Hoài Hà Nam, có một viện bảo tàng của vị Vương Đạo*, Tạ An.

Tạ An là tổ tiên của tôi, và tôi là hậu nhân chân truyền của Tạ Thị Đông Sơn Đường.

(Vương Đạo: Tự Mão Hồng (CN 267~330), danh thần thời nhà Tấn, Lâm Nghi (hiện là huyện Lâm Nghi, Sơn Đông)

Gia tộc họ Tạ, e rằng là gia tộc lớn được vang danh nhất tại lịch sử Trung Quốc rồi, theo ghi lục của sử sách thời Tấn thì “Con cháu Tạ Thị, cành vàng lá ngọc, phong lưu đầy sử sách.”

Nhưng thực tế mọi người vẫn không biết là, tôi Tạ Trần Quân đây, trước giờ đều cùng tổ quốc vinh nhục có nhau, khắp nơi con cháu Tạ thị đều xung phong tại tiền tuyến.

Trận phòng vệ ở Nam Kinh, khốc liệt nhất tại cổng Quang Hoa, chính Tạ thị chúng tôi là người canh gác.

Thành Kim Lăng không phụ Tạ thị chúng tôi và chúng tôi cũng thế.

Ờ thì… lời nói tốt đẹp nghe bấy nhiêu đó thôi, giờ chúng ta đi vào câu chuyện nhé.

Vậy kể về chuyện của Tần Hán Đường đi.

Hai mươi năm trước, thành Kim Lăng chợt xuất hiện một Phật Nữ tài sắc vẹn toàn.

Vị Phật Nữ này sinh ra tại một đại gia tộc Kim Lăng Vương thị, trong nhà mấy đời lễ Phật, lúc trưởng nữ ra đời, là vào giữa hạ, hoa sen trong hồ nở rộ trong đêm, hương thơm lan tỏa khắp vườn, những con hạc trắng bay đến từ phía tây, đậu ngay ở cạnh hồ kêu không dứt.

Ngay lúc đấy, ngoài cửa có một vị lão hoà thượng, đến để hóa duyên, gia chủ Vương gia tâm trạng tốt, liền bảo người bố thí cho ông nhiều một chút.

Vậy mà vị hoà thượng kia vẫn chưa chịu đi, nói là hóa duyên nhưng cũng là độ người.

Gia chủ Vương gia nghe lão nói chuyện cũng xuôi tai, nên cho lão đi vào, hỏi lão độ người là thế nào?

Lão hoà thượng liền đáp lời: “Kinh Phật có nói, nữ Bồ Tát hành tẩu nhân gian, bộ bộ sinh liên, bạch hạc khắp chốn, nếu đã có Phật Nữ giáng thế, thì làm sao ta không đến xem cho được?”

Gia chủ liền nói: “Ôi, thầy nói sai rồi, đây là thiên kim của Vương gia, không phải là nữ Bồ Tát gì cả.”

Ông nói tiếp: “Nếu đã là thiên kim, thì nên quyên ra ngàn lượng vàng, nếu như không có đủ, thì quyên một ký vàng là được.

Gia chủ bèn sai người lấy ra 10 thỏi vàng, đưa cho lão hoà thượng, nhưng ông chỉ cười mà không đưa tay ra nhận, chỉ đề nghị rằng cho ông nhìn mặt thiên kim một chút.

Thấy gia chủ Vương gia do dự, ông liền nói thêm: “Phật nói duyên phận, cũng nói về nhân quả, không bao giờ tùy tiện can dự con cái nhân gian, chỉ là muốn kết một đoạn thiện duyên mà thôi.”

Gia chủ bèn dẫn hoà thượng đi đến phòng để gặp cô bé.

Đứa trẻ như phấn điêu ngọc trác, nhìn về phía hoà thượng cười tủm tỉm, ông vui mừng trong lòng, cũng niệm một câu chú, sau đó đưa tay ra nhẹ nhàng chấm lên trán của cô bé một cái.

Gia chủ Vương gia có chút không vui, cường điệu lại lần nữa, Vương gia nhà họ lễ Phật, kính Phật, nhưng mà đối với Phật môn, họ vẫn hy vọng là có thể duy trì sự tôn kính, chứ không phải như đi vào Phật môn, tu hành tại thế là được rồi.

Hoà thượng xin lỗi lần nữa, rồi tụng kinh cầu phúc, sau đó rời đi, đến những thỏi vàng cũng không thèm lấy.

Mọi người quay lại nhìn cô bé, phát hiện ở giữa trán có thêm một nốt đỏ, như là của lão hoà thượng lúc nảy để lại, dù cho lau cỡ nào cũng không lau đi được, rồi về sau dần dần trở thành một nốt ruồi son ngay giữa tâm mi.

Cô gái dần lớn lên, thông minh hơn người, năm tuổi đã có thể vẽ hoa làm thơ, trong tranh – thơ đều có Phật tính. Lên bảy tuổi cùng gia đình đi đến một ngôi chùa cổ, phảng phất như là Bồ Tát khiến cô đến đấy, chắp tay từ tốn, cho nên đã hứa nguyện xuất gia, chính tại ngôi chùa cổ ấy.

Ngôi chùa cổ này được xây tại Tây Tấn, là một trung tâm Phật giáo vào thời nhà Nam, thơ xưa có câu “Nam triều bốn trăm tám mươi tự, bao nhiêu lâu đài trong mưa gió”, trong thơ có bốn trăm tám mươi tự, nói đến chính là ngôi chùa này.

Cô bé ở trong chùa nghiên cứu và học tập kinh Phật, vô thức đã qua mười mấy năm, đối với kinh Phật đã hiểu rõ sâu sắc, cảm ngộ về Phật pháp không thua kém gì những cao tăng khác. Hơn nữa, cô ấy xinh đẹp lạ thường, nhất là nốt ruồi son giữa tâm mi, tờ mờ ẩn hiện hào quang của Phật, lấp lánh như Bồ Tát tại thế.

Phật môn vì muốn hoằng pháp*, cho nên đã để cô đi truyền giáo kinh Phật, thật ra cũng là có tác dụng tuyên truyền Phật pháp.

(Hoằng pháp: truyền giảng kinh Phật)

Nhưng lại không ngờ rằng, cô tọa đàm giảng pháp, bên dưới lại tấp nập vô số tín đồ, ngồi kín khắp cả phòng, ban đầu ai nấy đều nghĩ rằng là do cô xinh đẹp mà đến nghe giảng, về sau mới biết là do được cảm hoá bởi những Phật pháp mà cô giảng, nên mới trở thành những tín đồ thật sự.

Cho nên cô cũng được mọi người ca tụng, truyền miệng tán thán rộng rãi, rồi họ đặt tên cô là Vương Bồ Tát.

Năm Vương Bồ Tát hai mươi tuổi, có một nhân vật siêu phàm thoát tục đã đến với chùa.

Người này, danh xưng thường gọi là Tạ Tần Hán Đường, tiểu danh là Tạ Tam Thiên, là Đông Sơn Đường của Tạ Thị, hậu duệ của một danh thần thời Đông Tấn, Tạ An.

Lúc anh ấy ra đời, trời giáng dị tượng, phía Tây Mạc núi sập đất lở, trên trời xuất hiện một tượng Phật lớn, nghiêng nghiêng chỉ tay về hướng Đông, tựa như chỉ điểm chúng sinh, cũng như chỉ đường cho hậu nhân của mình.

Tây Mạc đều tin vào Phật pháp, nhìn thấy Phật giáng thế, biết bao nhiêu cao tăng ẩn thế đều tiến về phía Đông để tìm kiếm, sau nhiều lần giảng pháp, cuối cùng cũng tìm được anh ta tại thành Kim Lăng.

Nghe người nhà của anh nói, lúc anh ra đời, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, hai tay đều làm một tư thế rất quái dị, bất cứ cao tăng nào nhìn qua cũng lắc đầu không biết đó là tư thế gì, cứ nghĩ là có huyền cơ gì, nhưng nào ngờ đâu là dẫn lối về Tây Mạc để ẩn thế tu hành.

Khi anh ta mười sáu tuổi, đã hoàn tất khóa tu tại ba ngôi chùa lớn ở Tây Mạc, là người toàn năng, biết biện luận về Phật pháp, không gì là không biết, kinh Phật nghĩa lý, cái nào cũng đạt, mọi người đều bảo số của anh là Phật tử được định sẵn để thành Phật.

Anh nghe đồn tại Kim Lăng có vị Phật Nữ, phong hoa tuyệt đại, nên đã lên đường đến phía Đông để thỉnh giáo.

Đến thành Kim Lăng, họ thuê một chiếc thuyền lớn, Phật tử đứng một mình ở đầu thuyền, khinh sam bạc lữ, trường thân ngọc lập, đi cùng phía sau là mười mấy vị Tăng nhân hộ pháp, pháp tướng trang nghiêm.

Phía khoang thuyền, có vài chú tiểu đang không ngừng thả bỏng ngô và cánh hoa dọc bờ sông, để dẫn dụ những con cá chép vàng đi theo thuyền, nhảy lên kiếm ăn, còn thu hút hàng vạn người hai bên sông Tần Hoài vây quanh xem họ, thật oai phong làm sao.

Đến khi anh ta vào ngôi chùa cổ, cùng vô số cao tăng biện luận kinh Phật, nhưng lại không qua nổi hiệp thứ ba, đều thất bại quay về.

Lão cao tăng mồ hôi nhễ nhại, bảo vị Phật tử thủ hạ lưu tình, nếu như chuyện hôm nay không truyền ra ngoài, vậy thì bảo vật của chùa, anh có thể lấy đi hết.

Nhưng vị Phật tử này lại nói: “Nghe nói phía Đông có vị Phật Nữ, pháp thuyết hoá sen, tựa như bồ tát, ta chỉ nguyện gặp nàng một lần.”

Vị cao tăng phẫn nộ, đáp: “Giảng Phật luận kinh là chuyện đại đạo, tại sao chỉ vì gặp một cô gái mà phải sỉ nhục chúng tôi?”

Anh ta lại nói: “Đại đạo tựa trời xanh, mỹ nhân tựa hoa cách vân đàn, đều như nhau cả mà.”

(Trời ơi anh ơi, em biết anh đẹp trai nhưng sao anh ngông quá dị, anh như vậy là em thích lắm ó:))))))

Tăng nhân càng phẫn nộ hơn: “Phật tổ xẻ thịt cho đại bàng ăn, cảm hóa chúng sinh, đây là đại nghĩa, vì sao anh lại sỉ nhục Phật như vậy?”

Anh cười khẩy, đáp lời: “Hôm nay ông nói đại nghĩa, vậy thì ta lại cùng ông nói đại nghĩa!!”

(Đại nghĩa ở đây tức là đạo lý nhé)

Anh nói tiếp: “Một nghìn sáu trăm năm trước, tổ tiên của tôi Tạ An, thống lĩnh tám vạn đệ tử Tạ thị, tại trận chiến Phì Thủy đã đánh bại hàng vạn binh lính, ai nấy đều cho rằng trận chiến chắc chắn không còn đường toàn mạng, vậy thì ông có nói đến đại nghĩa không?”

“Bảy mươi năm trước, trận chiến phòng vệ ở Nam Kinh, trận đánh kịch liệt nhất là ở cửa Quang Hoa, người Tạ thị chúng tôi Tạ Thừa Đoan, dẫn đầu đội ngũ dù có chết cũng vững lòng giữ lấy thành Quang Hoa, vậy thì ông có nói đến đại nghĩa không?”

“Sáu mươi bảy năm trước, tại hội chiến Tùng Hộ, Tạ thị Tạ Tấn Nguyên dẫn đầu tám trăm tráng sĩ bảo vệ nhà kho Tứ Hành tại Thượng Hải, sau này đã bị Nhật ngụy sát hại, vậy thì ông có nói đến đại nghĩa không?”

“Năm mươi chín năm trước, chiến tranh Triều Tiên, Tạ thị Tạ Hữu Pháp thống lĩnh quân đội thứ chín tấn công đội quân Liên Hợp Quốc, dùng mạng người để xây dựng phòng tuyến thứ ba mươi tám, vậy ông có nói đến đại nghĩa không?”

“Tôi nói này, lão hòa thượng, để có được sự phồn thịnh đất nước, thì đã có vô số anh hùng dùng xương máu để đổi lấy kết quả này, chứ không phải chỉ cần ông niệm vài câu chú, lạy vài tượng Phật mà có được đâu!!!”

“Đất nước gặp nạn, trai tráng như tôi, hai mươi tuổi tòng quân, máu nhuộm sa trường, da ngựa bọc thây, chứ không phải cứ suốt ngày rút đầu ở trong chùa, nhìn cái tượng đá vô hồn cầu ban phước lành.”

“Thành Kim Lăng tám trăm thế gia, Tạ gia tôi luôn giữ mình đức tốt, cành vàng lá ngọc, phong lưu đầy sử sách. Mỗi câu mỗi chữ này đều là dùng mạng người để tích luỹ, chúng tôi không sợ gánh không nổi!”

"Cho đến nay dù gia tộc tôi có suy yếu, nhưng giáo huấn của tổ tiên vẫn còn đó, thiết giáp vẫn chưa nguội lạnh, nếu như có một ngày trời cao cần đến tám vạn đệ tử của Tạ thị xuất chiến, dù có chết tại chiến trường, cũng không nói gì đến đại nghĩa.

Vì từ 'đại nghĩa', chỉ ở trong tâm."

(Ờ, trai đẹp nói gì cũng đúng nha v)

Khuôn mặt của lão hoà thượng tối sầm lại, mồ hôi nhễ nhại, ngồi gục xuống đất, miệng nín thinh không nói nên lời.

Vị Phật tử hiên ngang đi vào trong tìm Phật Nữ.

Cô phủ khăn che mặt, quỳ trước đại sảnh tụng kinh, thấy anh tiến vào, cô vẫn ung dung như không có chuyện gì.

Phật tử đi thẳng đến chỗ cô rồi vén khăn che mặt lên, nhìn một cái rồi khen: “Quả nhiên là sắc đẹp tuyệt trần, rất xứng đáng với hai từ Bồ Tát.”

Những vị cao tăng đi cùng ai nấy đều kinh ngạc nhưng chẳng ai dám lên tiếng nói lời nào.

Cô vẫn vô tư và thản nhiên hỏi: “Nghe nói khi ngươi ra đời, giống như Phật tổ, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, bàn tay của ngươi niêm hoa vi tiếu*”

(Niêm hoa vi tiếu: hình ảnh Phật tổ niêm hoa xuất phát từ kinh Kim Cang, mọi người search google sẽ ra nhé)

Anh ta cười to đáp lời: “Làm gì có niêm hoa vi tiếu nào, tôi chỉ là chỉ thẳng ngón trỏ lên trời mà thôi.”

Khắp toạ đều kinh ngạc, mồ hôi lấm tấm, há miệng nhưng không nói được gì.

Phật Nữ cũng khựng lại, không đáp lại được nữa.

Nếu đã gặp được mỹ nhân, thì cũng đến lúc Phật tử phải trở về, đi đến cửa, Phật Nữ chạy theo hỏi anh: “Thế nào là Phật?”

Anh đi ra ngoài cửa, ánh nắng chiếu rọi, hào quang tỏa sáng, anh trả lời: “Phật quang chiếu ta, ta tức là Phật.”

Chuỗi hạt trong tay cô liền rơi sà khắp nơi.

Năm năm sau, Phật tử lấy thân hiến đạo, hoá thân thành ác ma để bảo vệ cho nhân gian, anh nhập chủ Âm Thành, tiếp quản động ngàn quỷ, bạch y biến hắc, tóc trắng phủ đầu, nhìn cực kỳ tà ác, cũng vô cùng thần thánh.

Chuyện này truyền đến Kim Lăng, Phật Nữ cả đêm không chợp mắt được, sau chỉ để lại một lá thư, liền khăn gói rời đi.

Nhiều năm sau, thương nhân từ Tây Mạc đến, nói ở Nam Tân Cương có một nhóm đạo hiệp, chuyên cướp của người giàu để giúp đỡ người nghèo khó, bảo vệ người đi đường, thay cho tổ quốc phòng thủ ở biên cương, còn chiến đấu với những phần tử khủng bố và phạm nhân đào tẩu, đã lập được không ít chiến công.

Mà thủ lĩnh của nhóm người này là một nữ nhân, thân thủ bất phàm, thủ hạ đều là những cao nhân, tay đeo giáp sắt, phảng phất như những tăng binh năm đó.

Cô ấy lúc nào cũng che mặt, không để lộ chân diện.

Người nào may mắn từng gặp được cô đều nói, cô nhan sắc tuyệt thế, giữa tâm mi còn có một nốt chu sa, tỏa sáng giữa màn đêm, không giống người phàm.

Tên của cô ấy là: Vương Phật Nữ.

(Ủa đọc tới đây sao nghe buồn dị trời:(()